Chàm da mặt là một trong những bệnh lý về da liễu gây mất tính thẩm mỹ và khó cho người mắc phải. Nếu chủ quan và không có những phương pháp xử lý và điều trị đúng đắn, bệnh có thể gây ra những biến chứng để lại những hậu quả lâu dài. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân cũng như các cách điều trị, chăm sóc da mặt khi bị chàm.
Chàm da mặt là bệnh gì?
Bệnh chàm là tình trạng viêm hoặc kích ứng da dẫn đến các mảng da màu đỏ, ngứa ngáy có thể bị nứt ra, bong vảy hoặc xuất hiện những đốm mụn nước. Chàm gây cảm giác khó chịu cho người mắc đặc biệt là chàm da mặt. Dưới đây là các vị trí bệnh chàm thường xuất hiện:
- Viêm da dị ứng: là một trong những bệnh chàm phổ biến nhất và vùng da xuất hiện chàm thường là má và cằm, quanh mắt, mí mắt, môi tuy nhiên nó có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt.
- Viêm da tiếp xúc: thường gặp ở vùng da quanh mắt, chân tóc, các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước hoa, đồ trang sức. Tương tự viêm da dị ứng nó có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên mặt.
- Viêm da tiết bã: Thường xuất hiện ở những vùng da quanh chân tóc, mũi, tai, lông mày.
Những triệu chứng thường xuất hiện của chàm da:
- Những mảng đỏ bắt đầu nổi lên rải rác trên da mặt có đặc điểm ngứa ngáy và khó chịu. Sau đó những mảng da này lan dần gây nên tình trạng khô da.
- Vùng da bị chàm sẽ dễ tổn thương hơn những vị trí khác ví dụ như bóng tróc hoặc nứt ra gây chảy máu.
- Một số trường hợp sẽ có những nốt mụn trắng nhỏ và phát triển thành mụn nước, dễ vỡ và chảy dịch.
- Sau khi mụn nước vỡ vùng da ở đó sẽ dần đóng vảy và mọc lên lớp da non ở ngay bên dưới.
- Da chuyển sang màu sậm hơn khi bị gãi càng nhiều, ở nơi đó dễ bị sừng hóa, thô cứng và dễ nhiễm trùng.
Chàm da thường xuất hiện các vệt đỏ, ngứa nứt và có thể gây chảy máu
Nguyên nhân gây ra chàm da mặt
Tác nhân bên trong
- Do di truyền: Nguy cơ bị mắc chàm da mặt sẽ tăng cao hơn khi có người thân trong gia đình từng mắc phải.
- Tuổi tác: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ mắc cao hơn người lớn.
- Hệ miễn dịch: Khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm bạn sẽ dễ dàng mắc phải những bệnh ngoài da hơn bao gồm bệnh chàm da mặt.
- Tiền sử dị ứng: Khả năng mắc phải chàm da mặt sẽ tăng lên khi bạn bị dị ứng hay hen suyễn.
- Nội tiết tố: Khi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi bất thường gây rối loạn sẽ gây nên các tình trạng da liễu trong đó có chàm da.
Tác nhân bên ngoài
- Các dị nguyên: Có thể là các chất tiếp xúc với cơ thể hằng ngày như dầu gội, sữa tắm, mốc, lông và da thú cưng, phấn hoa, bụi bẩn…
- Mỹ phẩm bạn sử dụng có thể có thành phần gây kích ứng da là viêm đỏ, ngứa ngáy, chàm da mặt.
- Thực phẩm dễ có khả năng gây nên chàm da do dị ứng là: trứng, đồ ăn có nguồn gốc từ sữa, các loại hạt, động vật có vỏ.
Sưng đỏ và ngứa là một trong những triệu chứng phổ biến của chàm da
Chàm da mặt gây ra ảnh hưởng gì?
Chàm da mặt mới đầu tuy không gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe nhưng lại tác động lớn đến yếu tố thẩm mỹ để lại tâm lý thiếu tự tin, ngại tiếp xúc bên ngoài đối với người mắc phải.
Bên cạnh đó những triệu chứng như: đau ngứa, bỏng rát gây bứt rứt khó chịu thậm chí có thể ảnh hưởng đến chất lượng đời sống hằng ngày như gây khó ngủ, ngủ chập chờn. Không những thế da mặt sẽ càng trở nên sần sùi, khô cứng lại và tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu bạn gãi liên tục.
Vùng da bị chàm có thể trở nên khô cứng do gãi liên tục
Ở một vài trường hợp chàm da mặt sẽ trở nặng hơn và gây nên một số biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh nhân:
- Chàm bội nhiễm: Là tình trạng vùng da bị chàm tổn thương do nhiễm trùng, nguyên nhân có thể là nấm, virus, vi khuẩn mà chủ yếu là tụ cầu. Nếu người bệnh bị chàm bội nhiễm có thể gây tổn thương sâu hơn ở da khiến mưng mủ, sưng đau do viêm kèm theo đó là các triệu chứng khác nhưng đau đầu, buồn nôn, mỏi người…
- Để lại sẹo khó chữa: da mặt khá mỏng và có độ nhạy cảm cao so với các vùng da khác trên cơ thể. Nên khi bị chàm da mặt nếu như người bệnh không có phương pháp điều trị hiệu quả và hợp lý có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên vùng da thâm nhiễm đó.
Tìm hiểu thêm:
vết tròn bị nổi đốm đỏ trên da và ngứa, bị nổi đốm đỏ trên da và ngứa
Khi nào chàm da mặt nên đi khám bác sĩ?
Trong một số trường hợp người bệnh có thể tự điều trị tình trạng chàm da mặt tại nhà. Tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến và nhận được sự tư vấn từ bác sĩ nếu như triệu chứng vẫn kéo dài và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ví dụ như:
- Tình trạng ngứa kéo dài và liên tục.
- Viêm lan rộng sang các vùng da khác hoặc mức độ nặng hơn gây sưng đau.
- Lớp biểu bị ngả vàng, sừng hóa hình thành bao lên trên bề mặt da.
- Da bị nứt vỡ gây chảy máu và rỉ nước.
- Chất lượng giấc ngủ giảm đi như mất ngủ, khó ngủ, ngủ bị gián đoạn…
Chàm da mặt nên đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị bệnh
Trường hợp tình trạng chàm da kéo dài, hoặc trở nặng người bệnh nên đến các cơ sở ý tế uy tín để được thăm khám và điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số cơ sở y tế khám bệnh da liễu uy tín tại mà IVIE - Bác sĩ ơi đã tổng hợp, gồm:
Tên Cơ sở y tế
|
Địa chỉ
|
Bệnh viện da liễu Trung ương
|
15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
|
Bệnh viện Quốc tế Dolife
|
Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
|
Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc
|
286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
|
Bệnh viện E
|
89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
|
Phòng khám Đa khoa Quốc tế MSC Clinic
|
204 Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
|
Phòng khám Đa khoa MEDIPLUS
|
99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
|
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2
|
52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, HN
|
Phòng khám Đa khoa Medelab
|
86 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
|
Giá khám da liễu dao động từ 150,000đ - 500,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có liên hệ tổng đài đặt lịch khám 1900 3367 để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng.
1900 3367
Bên cạnh đó, trường hợp tình trạng ở mức độ nhẹ, hoặc chưa thể đến bệnh viện ngay, bạn có thể lựa chọn trải nghiệm dịch vụ khám da liễu online của IVIE - Bác sĩ ơi, điển hình như: - Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho: 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh lý da liễu, thẩm mỹ da;
- Bác sĩ Nguyễn Hải An: Tư vấn gần 2,000 lượt khám da liễu online;
- Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên: Bệnh viện Nhi trung ương, tư vấn các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, thực hiện hơn 3,000 lượt khám online;
- Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác,...
Để được tư vấn, và khám với bác sĩ, bạn tải App IVIE - Bác sĩ ơi ngay dưới đây:
Tải app
Cách xử lý chàm da mặt an toàn, hiệu quả
Có rất nhiều cách xử lý chàm da mặt, tùy vào tình trạng của da mà bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Dưới đây IVIE - Bác sĩ ơi xin giới thiệu một số biện pháp xử lý, điều trị chàm da mặt:
Các loại thuốc bôi chứa steroid
Đây là loại thuốc kháng viêm hiệu quả dùng để tình trạng da mẩn đỏ và ngứa ngáy. Bạn có thể sử dụng kem hydrocortisone không kê đơn một đến hai lần một ngày trong vài tuần. Tuy nhiên không nên dùng thuốc bôi chứa thành phần này lâu ngày vì những tác dụng không mong muốn như làm mỏng da mặt.
Các loại thuốc bôi chứa steroid giúp điều trị chàm da mặt
Thuốc ức chế calcineurin
Thay vì sử dụng thuốc bôi steroid bác sĩ cũng có thể kê loại này dùng để thay thế. Calcineurin giúp ngăn chặn, ức chế các hóa chất có thể làm gia tăng và lan rộng tình trạng chàm da mặt. Thuốc còn có thể sử dụng ở những vùng da có nếp gấp như mí mắt, cổ…
Thuốc chống nấm
Nếu nguyên nhân gây bệnh là nấm, thuốc chống nấm sẽ được sử dụng để kháng nấm nhằm giải quyết nguyên nhân chính gây ra chàm da mặt.
Nha đam
Nha đam chứa các tinh chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm làm giảm khả năng nhiễm trùng da cũng như tình trạng sưng viêm. Bên cạnh đó nha đam còn có công dụng dưỡng âm, nhanh lành vùng da bị tổn thương từ đó giúp cấp ẩm trong trường hợp chàm khô. Cách làm mặt nạ nha đam gồm các bước sau:
- Cây nha đam rửa sạch, gọt vỏ bên ngoài, loại bỏ phần nhớt.
- Lấy phần thịt nha đam xay hoặc nghiền nhuyễn rồi bôi lên các vùng da bị chàm.
- Rửa sạch sau 2 phút.
Nha đam có tính kháng khuẩn, chống viêm
Dưa chuột
Dưa chuột có công dụng chống viêm, là một trong những thực phẩm có hiệu quả tốt trong việc điều trị chàm da. Rửa sạch dưa chuột rồi cắt lát, sau đó có hai cách để làm giảm các vết chàm bằng nó:
- Cách 1: Bỏ dưa chuột đã cắt vào tủ lạnh khoảng 30 phút, sau đó đắp lên vùng da mặt bị chàm. Rửa sạch sau 10-15 phút.
- Cách 2: Ngâm dưa chuột đã cắt với nước trong 2 giờ. Sau đó đắp dưa lên khu vực bị chàm. Rửa lại với nước sau 10-15 phút đắp mặt.
Cả 2 phương pháp trên đều nên áp dụng 3-4 lần trong ngày và liên tục trong vài tháng để có được hiệu quả cao.
Mật ong
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, trong dân gian thường được người ta dùng để làm giảm tình trạng tổn thương, sưng viêm trên da. Có thể sử dụng trực tiếp bằng cách thoa lên da mặt. Mật ong vừa làm giảm viêm vừa có cấp ẩm cho da giúp vùng da bị chàm nhanh lành, giảm kích ứng.
Mật ong được sử dụng trong trị chàm da mặt
Bí quyết chăm sóc da khi bị chàm da mặt
- Dưỡng ẩm: Chàm da mặt dễ khiến da gặp tình trạng mất nước gây khô hay sừng hóa. Nên điều quan trọng khi bị chàm đó là giữ cho làn da đủ độ ẩm. Người bệnh có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm sâu như Cetaphil, Eucerin hay thuốc mỡ Aquaphor, Vaseline. Nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi đã rửa mặt sạch sẽ.
- Làm sạch nhẹ nhàng: Khi bị chàm da mặt hãy lựa chọn những sữa rửa mặt dịu nhẹ cho làn da nhạy cảm, không gây kích ứng và lau khô bằng khăn sạch mềm.
- Nhiệt độ nước khi rửa mặt cũng rất quan trọng và ảnh hưởng đến tình trạng da khi bị chàm. Nên sử dụng nước mát, không sử dụng nước nóng để rửa mặt.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng: Ánh sáng trực tiếp từ mặt trời sẽ khiến tình trạng chàm da ở một số trường hợp trở nên nặng hơn.
- Hạn chế trang điểm, tiếp xúc với các loại hóa chất cũng như các tác nhân dị ứng đã biết.
Dưỡng ẩm là bước quan trọng để bảo vệ da
Trên đây là những thông tin IVIE - Bác sĩ ơi gửi đến bạn về bệnh chàm da mặt. Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích về cách nhận biết bệnh qua các dấu hiệu, bí quyết chăm sóc và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân. Để đặt khám, tư vấn bệnh da liễu với bác sĩ tại nhà, bạn tải app IVIE - Bác sĩ ơi ngay dưới đây:
Tải app