Nội dung chính
  • Những triệu chứng, dấu hiệu để nhận biết dị ứng thời tiết ở mặt
  • Dị ứng thời tiết ở mặt có gây ảnh hưởng gì không?
  • Khi nào nên đi khám bác sĩ 
  • Cách điều trị dị ứng thời tiết ở mặt
  • Cách phòng ngừa dị ứng thời tiết ở mặt
Nội dung chính
  • Những triệu chứng, dấu hiệu để nhận biết dị ứng thời tiết ở mặt
  • Dị ứng thời tiết ở mặt có gây ảnh hưởng gì không?
  • Khi nào nên đi khám bác sĩ 
  • Cách điều trị dị ứng thời tiết ở mặt
  • Cách phòng ngừa dị ứng thời tiết ở mặt
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dị ứng thời tiết ở mặt có nguy hiểm không? 10 Cách điều trị tại nhà 

Dị ứng thời tiết ở mặt tuy rằng không gây nguy hiểm nhưng người mắc phải không nên chủ quan vì nó có thể chuyển sang mãn tính hoặc dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây cung cấp một vài thông tin cần thiết liên quan đến dị ứng thời tiết ở mặt.
Nội dung chính
  • Những triệu chứng, dấu hiệu để nhận biết dị ứng thời tiết ở mặt
  • Dị ứng thời tiết ở mặt có gây ảnh hưởng gì không?
  • Khi nào nên đi khám bác sĩ 
  • Cách điều trị dị ứng thời tiết ở mặt
  • Cách phòng ngừa dị ứng thời tiết ở mặt

Những triệu chứng, dấu hiệu để nhận biết dị ứng thời tiết ở mặt

Dị ứng thời tiết ở mặt được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như thay đổi về môi trường xung quanh, ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ hay tiếp xúc với các dị nguyên là các tác nhân dị ứng trong không gian xung quanh như phấn hoa, nấm, bụi…

Các tác nhân dị ứng khi đi vào cơ thể kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể IgE dẫn đến giải phóng histamin khởi động phản ứng dị ứng. Các chất trên có thể tiếp xúc với da và gây ra những triệu chứng dị ứng trên da mặt như sau:

  • Da mặt xuất hiện dấu hiệu ngứa rát là triệu chứng phổ biến trong dị ứng thời ở mặt. Ban đầu hiện tượng ngứa rát chỉ có ở một số vị trí nhất định trên da mặt nhưng dần dần có thể lan rộng ra toàn bộ khắp mặt, thậm chí lấn sang vùng cổ và một số bộ phận khác trên cơ thể. Người mắc phải cần chú ý hạn chế gãi để tránh da bị tổn thương, tăng khả năng nhiễm trùng và giảm nguy cơ lan sang vùng da khác.
  • Dị ứng thời tiết ở mặt có thể gây sưng rộp và tấy đỏ. Trong trường hợp bệnh nhân không dùng những biện pháp che chắn, bảo vệ vùng da mặt đang bị tổn thương khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hay thời tiết bên ngoài.
  • Khi tình trạng dị ứng vẫn tiếp diễn và không được điều trị dứt điểm, da có thể bị mất nước khiến da nhanh khô và lão hóa hơn.
  • Những mẩn đỏ có thể xuất hiện khi bệnh nhân bị dị ứng thời tiết ở mặt. Trường hợp nguy hiểm hơn bệnh nhân có thể nổi mề đay cấp tính đi kèm với một số triệu chứng khác như khó thở, tụt huyết áp. Trong tình huống này bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời.

Những mẩn đỏ là một trong những dấu hiệu dị ứng thời tiết da mặt thường gặp
Những mẩn đỏ là một trong những dấu hiệu dị ứng thời tiết da mặt thường gặp

Dị ứng thời tiết ở mặt có gây ảnh hưởng gì không?

Dị ứng thời tiết thường gặp phải khi thời tiết thay đổi đột ngột, tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà mỗi cá nhân sẽ có những mức độ phản ứng dị ứng khác nhau.

Thông thường các triệu chứng cấp tính chỉ kéo dài trong vòng một ngày đến một tuần, một số trường hợp kéo dài hơn. 

Đối với những trường hợp nhẹ, dị ứng thời tiết ở mặt tuy rằng không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng gây ảnh hướng để tính thẩm mỹ và gây sự mất tự tin cho người mắc phải.

Dị ứng thời tiết ở mặt ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm đến tính mạng

Dị ứng thời tiết ở mặt ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm đến tính mạng

Nếu như người bệnh bỏ qua thời điểm thích hợp điều trị viêm da dị ứng thời tiết, bệnh có thể chuyển giai đoạn mãn tính. Hoặc bên cạnh những dấu hiệu trên da mặt còn kèm theo những triệu chứng cấp tính ở mức độ nặng hơn như phù nề, khó thở, tụt huyết áp…có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tìm hiểu thêm:  mụn nước ở tay, cách chữa nổi mụn nước ở tay tại nhà

Khi nào nên đi khám bác sĩ 

Như đã nói ở trên, khi tình trạng dị ứng ở mặt kéo dài như: viêm da dị ứng thời tiết, mẩn ngứa, da nổi mẩn đỏ ngứa, vết đỏ sưng to có mủ không thuyên giảm, thậm chí nặng hơn, bệnh nhân nên tìm đến bác sĩ để nhận được tư vấn và liệu pháp điều trị thích hợp, tránh bệnh chuyển sang dạng mãn tính. 

Đặc biệt là các triệu chứng cấp tính nghiêm trong như nổi mề đay kèm theo khó thở, phù nề, tụt huyết áp đột ngột. Những bệnh nhân này cần được cấp cứu và điều trị kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Bạn có thể tìm đến IVIE - Bác sĩ ơi, lựa chọn lịch khám và địa chỉ y tế phù hợp tại nhà, đến đúng giờ để được các bác sĩ tư vấn hợp lý. Dưới đây là một số cơ sở khám bệnh uy tín mà bạn có thể tham khảo đặt lịch tại IVIE - Bác sĩ ơi:

Tên Cơ sở y tế

Địa chỉ

Bệnh viện da liễu Trung ương

15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Quốc tế Dolife

Tòa nhà Suced, 108 Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc

286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Bệnh viện E

89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Phòng khám Đa khoa Quốc tế MSC Clinic

204 Nguyễn Tuân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Phòng khám Đa khoa MEDIPLUS

99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2

52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, HN

Phòng khám Đa khoa Medelab

86 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

Giá khám da liễu dao động từ 150,000đ - 500,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có liên hệ tổng đài đặt lịch khám 1900 3367 để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng.

Ngoài ra, khi tình trạng dị ứng da mặt của bạn ở mức độ nhẹ, bạn có thể lựa chọn trải nghiệm dịch vụ khám da liễu online của IVIE - Bác sĩ ơi. Bạn tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt hẹn lịch khám một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Cách điều trị dị ứng thời tiết ở mặt

Sử dụng thuốc bôi

Các thuốc dạng bôi được sử dụng trong dị ứng ở mặt thường chứa corticoid nhằm giảm hiện tượng sưng viêm, mẩn đỏ trên da. Tuy nhiên các thuốc có thành phần là corticoid là những thuốc kê đơn nên khi sử dụng thuốc cần có sự tham khảo từ bác sĩ.

Thuốc bôi tại chỗ là một trong những lựa chọn để điều trị dị ứng thời tiết hiệu quả

Thuốc bôi tại chỗ là một trong những lựa chọn để điều trị dị ứng thời tiết hiệu quả

Sử dụng thuốc uống

Thông thường thuốc kháng Histamin H1 được chỉ định cho những bệnh nhân vị dị ứng để giảm tình trạng ngứa trên da. Đồng thời có thể dùng cùng với thuốc bôi trên da để tăng tác dụng điều trị. Tuy nhiên thuốc kháng Histamin thế hệ 1 có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn ngủ, uể oải…Bệnh nhân nên tuân thủ loại thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bổ sung các loại thực phẩm:

  • Các thực phẩm nhiều omega 3 có khả năng chống viêm tự nhiên, giúp da mặt cải thiện tình trạng viêm da do dị ứng thời tiết.
  • Người bị dị ứng ở mặt có thể ăn dưa hấu để thanh nhiệt giải độc cơ thể. Bởi vì dưa hấu chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin giúp làm mát, thanh lọc cơ thể rất tốt. Lưu ý, bạn nên ăn cả phần vỏ màu trắng vì đây là nơi chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho da.
  • Cần tây có tác dụng giảm viêm và cải thiện một số tình trạng trên da do dị ứng thời tiết. Vì đây là loại rau có chứa vitamin C và nhiều chất khác giúp chống oxy hóa. Cần tây có thể dùng theo nhiều cách khác nhau như ăn sống, làm thành nước ép hoặc nấu với các loại thực phẩm khác.
  • Beta carotene có tác dụng bảo vệ da, làm dịu những tổn thương trên da bị gây ra bởi dị ứng thời tiết. Do đó đây là loại thực phẩm rất tốt cần bổ sung khi trong thời điểm hiện tại. Tương tự cần tây cách chế biến của cà rốt cũng khác đa dạng như ăn sống, làm thành nước ép hoặc nấu với các loại thực phẩm khác.
  • Ngoài những thực phẩm nên sử dụng khi mắc phải dị ứng thời tiết ở mặt, bệnh nhân cũng nên hạn chế những thực phẩm làm tăng tình trạng dị ứng trên da hơn. Ví dụ như đồ ăn cay nóng, nhiều chất béo, lúa mì, tôm cua…

Cần tây và cà rốt giúp giảm tình trạng dị ứng trên da mặt

Cần tây và cà rốt giúp giảm tình trạng dị ứng trên da mặt

Sử dụng bằng một số mẹo dân gian

Chườm lạnh

Biện pháp này làm giảm tạm thời tình trạng kích ứng, ngứa rát trên da mặt. Người bệnh có thể bọc đá lạnh trong khăn sạch và mềm hoặc dùng chai nước lạnh chườm lên vùng da đang bị dị ứng tầm 15 phút. Chú ý không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da mặt.

Nha đam

Nha đam chứa các dưỡng chất như vitamin A, C, E, B12 có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa hay kháng khuẩn. Bên cạnh đó nha đam còn các công dụng khác rất tốt cho ra. Cách sử dụng nha đam để điều trị triệu chứng dị ứng thời tiết trên da mặt như sau:

  • Cắt một lát nha đam tươi, rửa sạch và gọt bỏ lớp vỏ.
  • Làm sạch phần nhựa nhầy bên ngoài, lấy phần thịt nha đam và cắt thành những miếng nhỏ.
  • Đắp phần gel nha đam đã được sơ chế trực tiếp lên vùng da mặt bị dị ứng, chú ý không đắp lên vết thương hở.
  • Rửa sạch sau 15 phút.

Nha đam có rất nhiều công dụng tốt cho da mặt

Nha đam có rất nhiều công dụng tốt cho da mặt

Dầu dừa

Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm. Bệnh nhân nên dùng dầu dừa nguyên chất ở dạng lỏng để dễ dàng thoa lên vùng da mặt. Dầu dừa sẽ làm giảm tình trạng sưng đỏ, viêm nhiễm ở da, ngoài ra còn giảm thời gian tự lành của vùng da bị tổn thương.

Dầu dừa và bột trà xanh

Bởi công dụng khử trùng, chống oxy hóa rất tốt cho da nên trà xanh nằm trong thành phần của nhiều sản phẩm dành cho da. Vậy nên khi kết hợp cùng dầu dừa với tác dụng đã được nhắc đến ở trên sẽ làm giảm tình trạng ngứa rát, kích ứng trên da mặt. Các bước khi kết hợp giữa trà xanh và dầu dừa gồm:

  • Trộn thành hỗn hợp đồng nhất gồm 1 thìa cà phê bột trà xanh với dầu dừa.
  • Rửa mặt và lau khô.
  • Thoa đều hỗn hợp lên mặt. 
  • Sau 30 phút thì rửa lại mặt bằng nước ấm. 

Mướp đắng

Mướp đắng có giúp làm giảm mẩn ngứa trên da mặt do có tính kháng khuẩn, chống viêm, thanh lọc gan và giải độc. Cách dùng mướp đắng để giảm tình trạng dị ứng như sau:

  •  Mướp đắng được rửa sạch và bỏ ruột sau đó ngâm trong nước muối 15 phút.
  • Cắt nhỏ mướp đắng rồi giã hoặc cho vào máy xay nhuyễn.
  • Dùng hỗn hợp này đắp lên mặt khoảng 15 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Lòng trắng trứng gà và mật ong

Lòng trắng trứng gà giúp làm lành nhanh vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên nếu kết hợp lòng trắng trứng gà với mật ong sẽ làm tăng tác dụng phục hồi và nhiều lợi ích cho da hơn.

  • Tách lòng trắng khỏi trứng gà.
  • Trộn đều lòng trắng trứng với thìa mật ong.
  • Thoa hỗn hợp này lên da mặt và rửa sạch sau 15 phút.

Lá bạc hà

Tinh dầu menthol trong bạc hà có công dụng giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm. Cách chế biến lá bạc hà để chữa dị ứng thời tiết ở mặt như sau.

  • Nấu lá bạc hà đã được rửa sạch.
  • Xông mặt với nước bạc hà đến khi nước nguội.

Bạc hà trong điều trị dị ứng thời trên da mặt

Bạc hà trong điều trị dị ứng thời trên da mặt

Cách phòng ngừa dị ứng thời tiết ở mặt

Không dễ dàng để điều trị dứt điểm dị ứng thời tiết vì nó còn phụ thuộc vào cơ địa, khả năng miễn dịch hay tác nhân dị ứng gây ra của từng người. Tuy nhiên để phòng ngừa và kiểm soát được tình trạng dị ứng thời tiết bằng cách bệnh nhân có thể hạn chế tiếp xúc các yếu tố thời tiết bất lợi. Sau đây là một vài cách phòng ngừa dị ứng thời tiết ở mặt mà bạn có thể tham khảo:

  • Hạn chế ra bên ngoài vào giữa sáng hoặc đầu buổi tối bởi vì tại thời điểm này lượng phấn hoa ở trong không khí ở mức cao nhất.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bặm, phấn hoa. Phòng ngừa bằng cách đeo khẩu trang, đeo kính chắn bụi khi đi ra môi trường bên ngoài.
  • Vệ sinh không gian ở, giặt ga giường, chăn gối thường xuyên, sử dụng dung dịch tẩy rửa kháng khuẩn khi dọn dẹp nhà bếp và phòng tắm. Từ đó hạn chế môi trường cho vi sinh vật hay côn trùng gây bệnh sinh sống.
  • Giữ độ ẩm trong nhà dưới 50% để hạn chế nấm mốc phát triển. 
  • Khi bạn ra ngoài, đeo kính râm để ngăn phấn hoa bay vào mắt. Đừng dụi mắt vì có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn, thay vào đó, hãy sử dụng gạc mát lau nhẹ nhàng lên mắt.
  • Không để môi trường sống quá ẩm ướt tránh cho nấm mốc có cơ hội sinh sôi và phát triển.

 Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng để hạn chế dị ứng thời tiết

Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng để hạn chế dị ứng thời tiết

Trên đây là những thông tin về dị ứng thời tiết ở mặtIVIE - Bác sĩ ơi muốn gửi đến bạn, hy vọng có thể giúp ích cho bạn để lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp, và có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu tình trạng ngứa không thuyên giảm, hoặc có dấu hiệu nặng hơn sau 2-3 ngày, bạn nên đến cơ sở y tế khám với bác sĩ để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả. 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/10/2023 - Cập nhật 12/11/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Ghẻ nước ở tay, chân: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh khỏi

Ghẻ nước ở tay, chân: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh khỏi

Ghẻ nước, hay còn được gọi là ghẻ chân tay, là một bệnh da phổ biến gây ra bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Bệnh này thường gây ra những triệu chứng ngứa...

25/10/2023

2207 Lượt xem

8 Phút đọc

Từ A đến Z về Chàm da mặt: Bí quyết chăm sóc da đến từ bác...

Từ A đến Z về Chàm da mặt: Bí quyết chăm sóc da đến từ bác...

Chàm da mặt là một trong những bệnh lý về da liễu gây mất tính thẩm mỹ và khó cho người mắc phải. Nếu chủ quan và không có những phương pháp xử lý và điều trị...

24/10/2023

641 Lượt xem

9 Phút đọc

Dị ứng thời tiết ở mặt có nguy hiểm không? 10 Cách điều trị ...

Dị ứng thời tiết ở mặt có nguy hiểm không? 10 Cách điều trị ...

Dị ứng thời tiết ở mặt tuy rằng không gây nguy hiểm nhưng người mắc phải không nên chủ quan vì nó có thể chuyển sang mãn tính hoặc dẫn đến một số biến chứng...

24/10/2023

516 Lượt xem

9 Phút đọc

8+ Cách trị ghẻ nước tại nhà nhanh khỏi, không để lại sẹo

8+ Cách trị ghẻ nước tại nhà nhanh khỏi, không để lại sẹo

Ghẻ nước là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu bạn đang tìm kiếm cách trị ghẻ nước tại nhà, mà không để lại sẹo, thì...

24/10/2023

5873 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG