Nội dung chính
  • 1. 7+ Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
  • 2. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy vì sao?
  • 3. Thời điểm nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?
  • 4. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
  • 5. Mẹo phòng ngừa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Nội dung chính
  • 1. 7+ Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
  • 2. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy vì sao?
  • 3. Thời điểm nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?
  • 4. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
  • 5. Mẹo phòng ngừa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

7+ Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là hiện tượng thường gặp, nguyên nhân thường do vi khuẩn hoặc virus, bất dung nạp glucose hay sử dụng thuốc kháng sinh gây ra. Dù vậy, nếu bệnh diễn biến nặng có thể gây mất nước, thậm chí tử vong. Vì vậy bố mẹ cần đặc biệt theo dõi sát diễn biến bệnh trẻ, có kiến thức cơ bản trong phát hiện và xử lý bệnh tiêu chảy (đặc biệt trẻ sơ sinh tiêu chảy).
Nội dung chính
  • 1. 7+ Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
  • 2. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy vì sao?
  • 3. Thời điểm nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?
  • 4. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
  • 5. Mẹo phòng ngừa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

1. 7+ Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Những ngày đầu sau sinh, trẻ sơ sinh đi phân su (phân màu xanh đen, quánh, vô trùng và không mùi) cũng là dấu hiệu hệ tiêu hóa trẻ hoạt động bình thường, sau khoảng 5 ngày phân trẻ vàng bình thường trở lại. Sữa mẹ là thành phần thức ăn chính (có thể xem là duy nhất) của trẻ nên phân thường mềm, hơi sệt, không nặng mùi và tùy thuộc mẹ đã ăn gì. Nếu trẻ dùng thêm sữa công thức thì phân sẽ đặc và mùi nặng hơn.

Tiêu chảy ở trẻ được định nghĩa việc đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày nhưng trẻ sơ sinh (=<28 ngày tuổi) không giống người lớn, không cứng nhắc cứ đi ngoài >= 3 lần/ngày định nghĩa tiêu chảy. Vì trẻ trong độ tuổi bú mẹ hoàn toàn (=<6 tháng tuổi, đặc biệt trẻ sơ sinh) đi ngoài 3 đến 5 lần/ngày là hoàn toàn bình thường.

Vì vậy bố mẹ cần biết được dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy (ngoài số lần đi ngoài trong ngày, bố mẹ cần để ý đến tính chất phân, triệu chứng đi kèm và toàn trạng trẻ):

  • Trẻ đi ngoài nhiều lần (ngày đi ngoài phân lỏng 8 đến 10 lần) hay nhiều lần hơn so với bình thường (ví dụ bình thường trẻ đi 2 đến 3 lần/ngày, nay đi 4 đến 5 lần/ngày).

  • Trẻ đi ngoài phân lỏng hơn thấy rõ (có thể chỉ toàn nước), có thể thay đổi màu sắc phân (như màu trắng đục vo gạo trong trẻ mắc tả …).

  • Thông thường trẻ sơ sinh đi ngoài phân sệt và không nặng mùi (đặc biệt trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn), nhưng ở trẻ bị tiêu chảy có thể có mùi chua tanh, thối rõ.

  • Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do viêm đường ruột nhiễm khuẩn thì phân có thể kèm nhầy, bọt và có máu tùy thuộc vào từng tác nhân gây bệnh. 

Trẻ sơ sinh tiêu chảy đi ngoài phân lẫn máu

Trẻ sơ sinh tiêu chảy đi ngoài phân lẫn máu

  • Trẻ có tình trạng nôn trớ nhiều (có thể nôn hết sữa sau bú), bú kém hơn so với bình thường hay nghiêm trọng hơn là bỏ bú. 

  • Hay tiêu chảy có thể khiến trẻ sơ sinh giảm cân nặng đáng kể (khác hẳn so với giảm cân sinh lý ở trẻ sơ sinh) do đi ngoài phân lỏng nhiều gây mất nước và chất dinh dưỡng.

  • Khi trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn nặng có thể kèm theo sốt, chướng bụng, mệt mỏi, hay quấy khóc rối loạn giấc ngủ thường xuyên.  

  • Đặc biệt ở trẻ sơ sinh trẻ nhỏ, tình trạng trên kéo dài không xử lý kịp thời, trẻ dễ mất nước và rối loạn điện giải.

Vì vậy bố mẹ cần quan sát kỹ để đánh giá sơ qua tình trạng mất nước của trẻ (nếu có) để được xử lý tại nhà và đến viện kịp thời. Trẻ sơ sinh tiêu chảy được chia làm 3 mức độ như sau:

  • Trẻ không có dấu hiệu mất nước với một số triệu chứng gợi ý như: Trẻ vẫn tỉnh táo nhưng hay quấy khóc hơn, uống nước bình thường, miệng lưỡi mắt không khô rõ.

  • Trẻ có dấu hiệu mất nước với một số triệu chứng gợi ý như: Trẻ mệt nhiều và kích thích vật vã hơn, uống nước háo hức, xuất hiện hiện tượng mắt trũng, không có nước mắt, da miệng lưỡi khô thấy rõ …

  • Trẻ có dấu hiệu mất nước nặng với một số triệu chứng gợi ý như: Trẻ rơi vào trạng thái li bì mệt lả, không uống được nước, mắt rõ trũng và rất khô, thóp trũng và không đi tiểu được (>=6 giờ không đi tiểu), có thể ảnh hưởng huyết động (như mạch nhanh, huyết áp tụt)

Trẻ sơ sinh tiêu chảy có sốt, mệt và rối loạn giấc ngủ

Trẻ sơ sinh tiêu chảy có sốt, mệt và rối loạn giấc ngủ

2. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy vì sao?

Thường gặp rất nhiều nguyên nhân gây ra dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bố mẹ lưu ý hơn đến một số nguyên nhân dưới đây.

  • Trẻ tiêu chảy do viêm đường ruột nhiễm khuẩn được biết đến là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Các loại virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng (hiếm gặp) theo các cơ chế khác nhau gây tiêu chảy ở trẻ như rotavirus, adenovirus, vi khuẩn ecoli, vi khuẩn salmonella hay ký sinh trùng giardia xâm nhập từ mẹ hay các đồ vật xung quanh nhiễm khuẩn.

Ngoài việc đi ngoài phân lỏng nhiều lần/ngày, trẻ có thể kèm theo dấu hiệu như nôn trớ thường xuyên, sốt, phân kèm nhầy máu … tùy thuộc vào từng căn nguyên và cơ chế gây bệnh. Bố mẹ cần cẩn thận khi trẻ đi ngoài có các triệu chứng kèm theo bên cạnh đi ngoài phân lỏng, hay biến chứng nặng như sốt cao, nôn trớ kéo dài …

  • Hệ tiêu hóa của trẻ không dung nạp đường lactose gây ra rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ở trẻ: Đường lactose là thành phần có trong các loại sữa (cả sữa mẹ và sữa công thức cho trẻ bú mẹ). Nếu cơ thể trẻ không sản xuất đủ lactase - enzyme tiêu hóa đường lactose, làm lượng lactose không tiêu thụ và tích lũy nhiều trong cơ thể.

Hay hiện tượng dị ứng với protein trong sữa ở trẻ sơ sinh, đặc biệt khi trẻ dùng sữa công thức kết hợp hay cho trẻ ăn thức ăn lạ bên cạnh sữa mẹ.

Trẻ bị tiêu chảy và đầy bụng vì không dung nạp đường lactose

Trẻ bị tiêu chảy và đầy bụng vì không dung nạp đường lactose

  • Trẻ sơ sinh dễ bị rối loạn tiêu hóa do chức năng đường ruột và hệ tiêu hóa trẻ chưa hoàn thiện. Vì vậy, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn vẫn có thể bị tiêu chảy (cũng có thể do mẹ ăn thức ăn lạ tạo sữa gây phản ứng …), đặc biệt trẻ bú sữa công thức rất dễ phản ứng các tác nhân kích thích từ sữa.

Bên cạnh đó, các hội chứng ruột kích thích, dị ứng thức ăn lạ…dễ gây tiêu chảy ở trẻ, hoặc sự thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng gây ra dấu hiệu trẻ sơ sinh tiêu chảy (như trẻ đang bú sữa mẹ hoàn toàn thì bổ sung thêm sữa công thức thêm cho con).

  • Trẻ sơ sinh mắc hội chứng kém hấp thu với các loại sữa (sữa mẹ hay các loại sữa công thức) khiến hệ tiêu hóa trẻ không hấp thu dinh dưỡng hết, khiến phân của trẻ loãng và xuất hiện bọt bất thường.

  • Trẻ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh trước đó có thể trẻ bị tiêu chảy vì tác dụng phụ thường gặp của một số thuốc kháng sinh. Thông thường, nếu dừng sử dụng thuốc 2-3 ngày, tiêu chảy ở trẻ sẽ khỏi.

3. Thời điểm nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Bố mẹ quan sát thấy dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy với những tính chất dưới nên đưa trẻ đi khám để phát hiện và xử lý kịp thời:

  • Trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần/ngày và quá 3 ngày, nghi ngờ tiêu chảy do tả.

  • Trẻ đi ngoài kèm theo tính chất phân có nhầy bọt mùi tanh kéo dài điều trị tại nhà không đỡ (điều trị >=3 ngày). Hay phân của trẻ chuyển màu đen, có dây máu, thấy máu xuất hiện rõ.

  • Trẻ nôn trớ nhiều, kèm bú ít, bỏ bú hay quấy khóc ảnh hưởng đến toàn trạng trẻ.

  • Bố mẹ quan sát thấy trẻ xuất hiện dấu hiệu mất nước như da môi lưỡi khô, mắt khô và trũng, người mệt mỏi hay quấy khóc, kèm uống nước háo hức …

  • Trẻ kèm sốt vừa đến cao liên tục (>38.5 độ) nếu kéo dài >= 24 giờ và kèm theo quan sát toàn trạng trẻ.

  • Bên cạnh đó, bố mẹ quan sát thấy trẻ đi tiểu ít hơn bình thường hay các dấu hiệu nặng khác kèm theo cần đưa trẻ đi khám và xử lý kịp thời.

Massage bụng nhẹ nhàng giúp bé cảm thấy thoải mái hơn

Nghi ngờ tiêu chảy do tả, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời

4. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

“Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?” là câu hỏi được bố mẹ quan tâm nhiều nhất khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy, tiếp tục điều trị theo dõi tại nhà. Bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà như sau:

  • Đầu tiên, bù nước và điện giải là quan trọng hàng đầu khi chăm sóc trẻ tiêu chảy để dự phòng mất nước và các hậu quả nghiêm trọng khác.

  • Trẻ sơ sinh cần bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì vậy trẻ sơ sinh có dấu hiệu tiêu chảy chưa có dấu hiệu mất nước điều trị tại nhà tiếp tục cho trẻ bú theo nhu cầu trẻ.

  • Bù nước cho trẻ bằng cách cho bú nhiều hơn. Bên cạnh đó, nếu trẻ có vẻ còn khát, có thể bù thêm oresol hàm lượng phù hợp trẻ (cần tham khảo kỹ liều lượng cần thiết để bù cho trẻ, chú ý bố mẹ nên pha mới oresol sau 24h ).

  • Bố mẹ không tự dùng thuốc chống tiêu chảy, hay bất cứ loại thuốc nào khi không có chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ có sốt cao (>=38,5 độ C) cho trẻ dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi thêm toàn trạng trẻ.

  • Bố mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh để giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn và nhanh khỏi bệnh (cần tham khảo kỹ loại men vi sinh và hướng dẫn sử dụng trước khi dùng).

  • Bố mẹ cần quan tâm kỹ chế độ ăn của trẻ, vì thành phần dinh dưỡng ở chế độ ăn bú vai trò quan trọng để bệnh cải thiện.

  • Trẻ tiếp tục bú sữa mẹ theo cữ hàng ngày. Việc nuôi con với sữa mẹ là hiệu quả và an toàn, giúp ngăn ngừa tiêu chảy và hồi phục nhanh hơn.Tiếp tục bú sữa mẹ nếu trẻ đang bú.

  • Bố mẹ vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ và khoa học cho trẻ để tránh lây lan xung quanh hay nặng thêm tình trạng trẻ như thay tã thường xuyên, luôn sạch và khô ráo.

  • Bố mẹ cần chăm sóc và theo dõi trẻ để biết được diễn biến tình trạng bệnh của con mình như: số lần, lượng và tính chất phân trẻ cùng các dấu hiệu kèm theo.  Nếu nhận ra các dấu hiệu nặng (như sốt cao liên tục, phân có máu, bỏ bú …  ) cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời

  • Trẻ sơ sinh tiêu chảy khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng nếu không phát hiện và xử lý kịp thời trẻ có thể mất nước và gây những biến chứng nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh có dấu hiệu tiêu chảy chưa có dấu hiệu mất nước điều trị tại nhà tiếp tục cho trẻ bú theo nhu cầu trẻ

Trẻ sơ sinh có dấu hiệu tiêu chảy chưa có dấu hiệu mất nước điều trị tại nhà tiếp tục cho trẻ bú theo nhu cầu trẻ

IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý một số địa chỉ phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội, bố mẹ chủ động tìm hiểu và đưa con đi khám như mong muốn: 

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Mức giá khám Lưu ý
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội 400,000đ  
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội 350,000đ  
Bệnh viện An Việt Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám Nội CCare Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội 350,000đ Có Bác sĩ khám tại nhà

Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Bố mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

1900 3367

Đặt khám Nhi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín gần nhất


Viêm ruột thừa là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng

Tìm hiểu, đặt lịch và đưa con đến bệnh viện, phòng khám uy tín.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể chủ động đặt lịch khám nhi online  với bác sĩ nhi khoa tại các bệnh viện tuyến đầu để được tư vấn, nhận đơn thuốc online và hướng dẫn điều trị ,chăm sóc trẻ đúng cách ngay tại nhà. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:

Khám nhi online tại nhà, qua cuộc gọi trực tuyến bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc online và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Đặt lịch khám nhi online cùng các bác sĩ giỏi chuyên môn, để được bác sĩ khám từ xa, kê đơn thuốc trực tuyến và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách.

5. Mẹo phòng ngừa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Một số “mẹo phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh” để bố mẹ áp dụng chăm sóc tại nhà khi phát hiện dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy:

  • Cố gắng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (đặc biệt trong 4-6 tháng đầu sau sinh) là biện pháp tốt nhất phòng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Bởi vai trò của sữa mẹ vô cùng toàn diện cho bản thân trẻ, người mẹ, gia đình và xã hội.

  • Bố mẹ cần chủ động vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh sạch sẽ, vệ sinh cá nhân sạch sẽ khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, cần xử lý phân trẻ sạch sẽ.

  • Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ sơ sinh, vì vậy chế độ dinh dưỡng của mẹ cần đảm bảo đầy đủ và khoa học.

  • Nên bổ sung trẻ vắc xin Rotavirus (uống) ngay từ 6 tuần tuổi để dự phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus (nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy ở trẻ).

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ phía trên hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bố mẹ. Do trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ (cho trẻ uống thêm sữa công thức ngoài sữa mẹ, hay cho trẻ uống thêm nước lọc …) cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa (như tiêu chảy trẻ sơ sinh). Bố mẹ cần hiểu đúng về tiêu chảy ở trẻ sơ sinh để chủ động trong theo dõi và chăm sóc trẻ khoa học nhất có thể. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/06/2023 - Cập nhật 26/06/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Đa số thường nhẹ có thể tự khỏi hoặc chỉ cần...

24/08/2023

3599 Lượt xem

8 Phút đọc

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời thơ ấu là khoảng thời gian trẻ phát triển thị lực khỏe mạnh. Nếu...

14/08/2023

9900 Lượt xem

12 Phút đọc

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ em 2 tuổi bị nháy mắt liên tục không hiếm gặp, có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên nháy mắt thường xuyên hiếm khi do các tình trạng nghiêm trọng...

04/08/2023

9313 Lượt xem

8 Phút đọc

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao là một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm do nó xuất hiện rất phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Các trường hợp nhẹ thường...

03/08/2023

12599 Lượt xem

10 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG