Đau dạ dày là do dạ dày bị tổn thương do đó rất nhạy cảm với từng loại thức ăn đưa vào cơ thể. Có những loại thức ăn làm gia tăng ổ loét trong dạ dày, làm chậm quá trình lành thương mà người bị bệnh đau dày cần phải kiêng khem.
1. Nguyên nhân bị bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày có lẽ là bệnh ở đường tiêu hóa hay gặp nhất một phần là bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra:
Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.
1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng
1900 3367
Vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào cơ thể theo con đường ăn uống và đến cư trú tại dạ dày.
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)
Vi khuẩn có mặt ngay cả trong cơ thể người bình thường nhưng chưa gây ra bất kì một triệu chứng nào. Những thói quen xấu như hút thuốc lá, bia rượu,… đã tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn tăng sinh phát triển và gây bệnh.
- Lạm dụng thuốc Tây quá nhiều
Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong dạ dày và làm giảm tiết chất nhầy- chất bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Căng thẳng
Cơ thể căng thẳng sẽ kích thích tế bào niêm mạc tuyến dạ dày tăng tiết dịch vị acid, gây mất cân bằng nồng độ pH. Acid dư thừa sẽ bào mòn lớp niêm mạc tiếp xúc trực tiếp với chúng.
- Ăn uống không đúng cách
Ăn uống không đúng giờ giấc, thường xuyên bỏ bữa ăn sáng là một trong những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày thường gặp.
Ăn quá no hoặc quá đói, vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại… buộc dạ dày phải làm việc quá mức dẫn đến loét dạ dày. Thói quen đa nhiệm tưởng chừng vô hại nhưng lại có hại không tưởng cho dạ dày.
1900 3367
2. Thực phẩm không dành cho người bị đau dạ dày
Dưới đây là 7 loại thực phẩm không được khuyên dùng ở người bị bệnh đau dạ dày.
a. Thực phẩm và gia vị có tính cay
Với người có dạ dày bị dễ bị kích thích, người có cơ địa dạ dày dễ bị tổn thương và người đang điều trị đau dạ dày thì cần loại ngay đồ ăn cay ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Ớt, tiêu gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại bên trong dạ dày phát triển làm loét dạ dày. Ngoài ra, gia vị cay còn làm trầm trọng thêm các ổ loét tồn tại sẵn trong dạ dày làm chậm quá trình lành thương.
Đồ cay là thực phẩm tối kị với người đau dạ dày
b. Thức ăn có tính acid
Một số loại trái cây có vị chua (Cam, bưởi, chanh, me, cóc, xoài non...) hay thực phẩm lên men như (dưa muối, cải muối) không được khuyên dùng ở người dễ bị đau hoặc đã và đang điều trị bệnh đau dạ dày. Hàm lượng acid và muối cao dễ gây kích ứng dạ dày.
Bên cạnh thức ăn có tính acid thì đồ ăn cứng, khó tiêu như: Ổi, thịt nhiều gân sụn,… cũng không phải là sự lựa chọn thông minh cho người bị đau dạ dày vì chúng làm cho dạ dày phải tăng co bóp để nghiền nát đồ ăn cứng.
c. Sản phẩm từ sữa
Để tiêu hóa sữa thành chất dinh dưỡng mà có thể có khả năng hấp thu được, dạ dày cần có một loại enzyme lactoase. Khoảng 65% dân số không thể dung nạp được sữa vì thiếu vắng enzym này. Sữa không được tiêu hóa và hấp thu sẽ dẫn đến các triệu chứng: Đầy hơi, khó tiêu, hay là đau bụng và bị tiêu chảy.
Khi bụng đói thì lại càng không nên uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa, bởi nó sẽ gây hại cho dạ dày nhiều hơn, lợi bất cập hại.
Tìm hiểu thêm về các bệnh lý tiêu hóa khác
d. Thịt đỏ
Ở người đang bị bệnh đau dạ dày, cần hạn chế các yếu tố làm tăng tiết acid dịch vị. Thịt đỏ chứa hàm lượng protein cao, mà protein động vật chứa hàm lượng acid cao. Vì vậy, khi ăn các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt lợn…), dạ dày tăng tiết dịch vị để cung cấp enzyme thích hợp, vô hình chung cũng làm tăng nồng độ acid.
e. Thức ăn chế biến sẵn
Có nhiều lý do để giải thích vì sao thức ăn được chế biến sẵn lại không tốt cho dạ dày của người đang bị bệnh. Về khâu vệ sinh, quy trình chế biến và đóng gói qua nhiều đoạn và sang tay nhiều người, khó tránh khỏi sự nhiễm bẩn và nhiễm khuẩn. Chất lượng đồ ăn nhanh cũng là một lý do mà người có dạ dày bị nhạy cảm cần cân nhắc trước khi lựa chọn.
Chả lụa, lạp xưởng, các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích, đồ ăn vặt… là các loại thực phẩm nên tránh.
f. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhiều dầu mỡ rất khó để tiêu hóa, làm tăng thời gian thức ăn tồn tại trong dạ dày. Thức ăn tồn tại lâu, tế bào tuyến tăng tiết acid để tiêu hóa. Đây là cơ chế tác dụng chung của của các loại thực phẩm lên thành niêm mạc dạ dày góp phần làm mở rộng ổ viêm loét có sẵn.
Cũng giống với cơ chế trên, đồ ăn nướng cũng là một cách chế biến không thích hợp cho người bị đau dạ dày.
g. Nước uống các loại nước có gas và café
Không sử dụng các loại nước uống có gas, cà phê, không uống sữa đặc biệt là các loại thức uống có cồn trong thời gian điều trị đau dạ dày. Thay vào đó, các loại trà thảo dược, nước ấm mới là sự lựa chọn hoàn hảo.
Đau quặn bụng, đau âm ỉ hay dữ dội, ợ nóng, buồn nôn hay nôn ói, chán ăn và tệ nhất là xuất huyết tiêu hóa nếu dùng nhiều rượu bia trong quá trình điều trị bệnh dạ dày.
Nước uống có ga: đồ uống không nên sử dụng.
Dạ dày bị bệnh cần phải được chăm sóc chu đáo và kĩ lưỡng để nhanh chóng hồi phục và tham gia thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn. Cho dạ dày “ăn” đúng cách và đúng chất là bước đầu tiên quan trọng nhất giúp người bị bệnh đau dạ dày tái nhập với cuộc sống hằng ngày.
Tìm hiểu thêm về:
Điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả cao với 2 bước quan trọng
Đồ ăn cay nóng và thức uống có cồn là kẻ thù không đội trời chung với bệnh đau dạ dày. Thực phẩm cay nóng không chỉ khiến phác đồ điều trị của bác sĩ trở nên công cốc mà có thể còn làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, đã uống thuốc điều trị dạ dày thì không uống rượu bia, đã uống rượu bia thì không uống thuốc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay muốn tư vấn về các loại thực phẩm có hại cho dạ dày, vui lòng liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.
1900 3367