Nội dung chính
  • Mẹo chữa nấm miệng cho trẻ bằng phương pháp dân gian
  • Chữa nấm miệng cho trẻ bằng thuốc
  • Cách chăm sóc trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi bị nấm miệng
Nội dung chính
  • Mẹo chữa nấm miệng cho trẻ bằng phương pháp dân gian
  • Chữa nấm miệng cho trẻ bằng thuốc
  • Cách chăm sóc trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi bị nấm miệng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

10+ Mẹo chữa nấm miệng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh hiệu quả

Nấm miệng không chỉ gây ra khó chịu cho trẻ mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nấm miệng ở trẻ nhưng chủ yếu là do vệ sinh khoang miệng chưa đúng cách. Có nhiều cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh tại nhà, dưới đây là mẹo chữa nấm miệng cho trẻ để cha mẹ tham khảo.
Nội dung chính
  • Mẹo chữa nấm miệng cho trẻ bằng phương pháp dân gian
  • Chữa nấm miệng cho trẻ bằng thuốc
  • Cách chăm sóc trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi bị nấm miệng

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ gặp

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ gặp

Mẹo chữa nấm miệng cho trẻ bằng phương pháp dân gian

Các biện pháp chữa bệnh dân gian thường mang lại hiệu quả tốt, an toàn và lành tính. Do đó, nó thường được cha mẹ tìm hiểu và áp dụng. Dưới đây là 4 cách dùng nguyên liệu dân gian chữa nấm miệng cho trẻ:

Sử dụng rau ngót

Rau ngót là loại rau phổ biến khắp vùng miền nước ta. Hàm lượng dinh dưỡng trong rau ngót tương đối cao: Các loại axit amin, vitamin C, vitamin A,... Rau ngót có tác dụng tiêu độc, chữa ho, thông huyết và có khả năng tiêu diệt nấm trong khoang miệng.

Cách chữa nấm miệng bằng rau ngót cho trẻ như sau:

Chuẩn bị: 

  • 1 nắm rau ngót (khoảng 10g)
  • Gạc rơ lưỡi

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch rau ngót, giã nát chắt lấy nước cốt.
  • Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi nhúng vào nước cốt rau ngót vừa lấy.
  • Bước 3: Vệ sinh xung quanh miệng, đặc biệt ở vùng trẻ bị nấm, lưỡi, lợi của trẻ.

Áp dụng mẹo chữa nấm miệng cho trẻ bằng rau ngót từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Chữa nấm bằng lá trà xanh

Lá trà xanh được biết đến như một loại thần dược chống oxy hóa, diệt khuẩn, giải nhiệt,... Do đó, nước cốt trà xanh còn được dùng để chữa nấm miệng cho trẻ nhỏ.

Chuẩn bị: 

  • 1 nắm lá trà xanh tươi
  • Nước
  • 1 chút muối
  • Gạc rơ lưỡi

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá trà xanh rửa sạch, đun với nước và một chút muối.
  • Bước 2: Để nguội nước trà. Sau đó dùng gạc rơ lưỡi thấm nước trà xanh để vệ sinh miệng cho trẻ. Chấm nước trà trực tiếp lên vùng bị nấm. 

Thực hiện ngày từ 2 đến 3 lần và chỉ nên dùng với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Mẹo chữa nấm miệng cho trẻ bằng trà xanh

Mẹo chữa nấm miệng cho trẻ bằng trà xanh

Mật ong kết hợp cỏ nhọ nồi chữa nấm miệng

Mật ong được biết đến với khả năng diệt khuẩn cao. Cỏ nhọ nồi có đặc tính mát, chuyên được dùng để trị các loại nấm. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ đem lại kết quả nhanh chóng.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá cỏ nhọ nồi
  • 1ml mật ong
  • Gạc rơ lưỡi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá nhọ nồi. Sau đó giã nhuyễn lấy 10ml nước cốt.
  • Bước 2: Trộn nước cốt cỏ nhọ nồi cùng 1ml mật ong.
  • Bước 3: Thấm gạc rơ lưỡi vào hỗn hợp trên và vệ sinh khoang miệng cho trẻ.

Áp dụng mẹo chữa nấm miệng cho trẻ bằng mật ong và cỏ nhọ nồi từ 2 - 3 lần mỗi ngày và thực hiện liên tục trong 3 ngày. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên. Do trong mật ong có chứa 1 số độc tố. Nó có thể gây độc với trẻ sơ sinh.

Sử dụng mật ong và lá mít

Bên cạnh công dụng diệt khuẩn của mật ong thì lá  mít cũng là nguyên liệu được dân gian ta dùng để chữa nấm. 

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá mít tươi, không bị sâu
  • 1ml mật ong
  • Gạc rơ lưỡi

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá mít rửa sạch, phơi khô. Sau đó, cha mẹ đốt lá mít để lấy than.
  • Bước 2: Lấy khoảng 5g than lá mít trộn cùng 1ml mật ong tạo thành hỗn hợp sệt.
  • Bước 3: Dùng gạc rơ lưỡi thấm hỗn hợp trên và bôi lên vùng miệng bị nấm của trẻ. 

Phương pháp này cũng thực hiện hàng ngày từ 2 đến 3 lần. Và không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Chữa nấm miệng cho trẻ bằng thuốc

Khi các biện pháp dân gian trên không mang lại hiệu quả thì cha mẹ có thể sử dụng thuốc đặc trị để chữa nấm cho trẻ. Tuỳ vào từng độ tuổi, mức độ bị nấm mà các bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp cho trẻ.

Dưới đây là mẹo chữa nấm miệng cho trẻ bằng thuốc:

  • Dung dịch Nystatin chữa nấm: Dung dịch này được dùng để rơ lưỡi cho trẻ, giúp tình trạng nấm giảm nhanh. Liều dùng là 4 lần trong ngày và rơ lưỡi liên tục trong 7 ngày. 
  • Thuốc kháng nấm Miconazole: Đây là loại thuốc nấm miệng phổ biến được chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Kem được dùng để bôi lên trên các mảng nấm trắng. Liều dùng là 4 lần trong ngày. Dùng trong 7 ngày liên tục.

Cách chữa nấm bằng thuốc nên được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc sử dụng cho trẻ, tránh trường hợp gây ra biến chứng không mong muốn.

Thuốc chữa nấm có thể gây ra một vài tác dụng phụ như: Buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt,... Do đó, nếu tình trạng trẻ không nặng thì cha mẹ nên dùng các biện pháp tự nhiên.

Trẻ bị nấm miệng nặng cần được điều trị bằng thuốc

Trẻ bị nấm miệng nặng cần được điều trị bằng thuốc

Cách chăm sóc trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi bị nấm miệng

Chăm sóc trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh khi bị nấm miệng không dễ dàng. Cha mẹ cần trau dồi các kỹ năng chăm sóc trẻ, tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết. Tham khảo những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị nấm miệng dưới đây:

Vệ sinh miệng cho trẻ hàng ngày

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được vệ sinh khoang miệng hàng ngày với dung dịch nước muối loãng 0.9%. Đây là cách làm sạch miệng, ngăn ngừa nấm Candida gây nấm miệng. Cha mẹ sử dụng bông gạc sạch hoặc gạc rơ lưỡi và vệ sinh nhẹ nhàng cho bé.

Vệ sinh miệng cho trẻ ngăn hình thành nấm

Vệ sinh miệng cho trẻ ngăn hình thành nấm

Thay đổi chế độ ăn cho trẻ

Chế độ ăn không đúng cũng là nguyên nhân trẻ bị nấm miệng. Nhất là thức ăn chứa nhiều đường - loại thực phẩm mà nấm Candida rất thích. Cha mẹ hãy cố gắng cho trẻ ăn uống đầy đủ, lành mạnh, cân đối dinh dưỡng để ngăn nấm miệng phát triển.

Kiểm tra, điều trị các nguồn lây khác

Nấm miệng ở trẻ có thể tái phát. Nếu trẻ thường xuyên tái đi tái lại dù đã áp dụng mẹo chữa nấm miệng cho trẻ thì cha mẹ nên để ý đến nguồn lây nhiễm khác. Có thể nguồn bệnh đang tồn tại trong môi trường sống của trẻ. Nguồn lây nhiễm khác có thể là người bị nấm miệng thơm, hôn trẻ, môi trường không đảm bảo vệ sinh, đồ chơi chứa vi khuẩn,...

Sử dụng băng gạc trong quá trình chăm sóc trẻ

Băng gạc rơ lưỡi cho trẻ là luôn được tiệt trùng sạch sẽ. Cha mẹ nên dùng loại mềm, tránh gây xước khoang miệng bé, làm đau bé.

Cha mẹ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho trẻ

Tay chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn. Do đó, cha mẹ nên vệ sinh tay và sát khuẩn sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho trẻ.

Không tự ý cạo vảy trắng trên lưỡi

Vảy trắng trên lưỡi bám rất chắc. Nếu cha mẹ cố gắng cạo vảy trắng đó thì rất dễ làm lưỡi bé chảy máu, nhiễm trùng. Cha mẹ chỉ nên lau nhẹ nhàng, thấm nước làm mềm và để vảy trắng tự bong ra.

Không thơm, hôn con

Thơm hoặc hôn con trong thời gian con bị nấm miệng có thể khiến cha mẹ bị lây nấm miệng từ con. Bên cạnh đó, miệng chúng ta cũng có nhiều vi khuẩn, chúng có thể làm tình trạng nấm miệng của con lâu khỏi hơn.

Tham khảo ý kiến bác sĩ tư vấn trực tuyến khi trẻ bị nấm lưỡi

Trong trường hợp cha mẹ đã sử dụng các mẹo chữa nấm miệng cho trẻ nhỏ mà trẻ vẫn không khỏi thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ khi trẻ có các biểu hiện như:

  • Trẻ khóc nhiều do đau đớn,
  • Bé bỏ ăn,
  • Tã, bỉm khô do bé bị mất nước không đi tiểu,
  • Trẻ yếu, mệt, sốt cao,
  • Miệng khô, môi nhợt nhạt,
  • Chảy máu miệng,
  • Nhiễm trùng tái phát kể cả khi dùng thuốc.

Trước khi cho trẻ đi khám tại các trung tâm y tế thì cha mẹ có thể cho trẻ khám online với bác sĩ nhi khoa hàng đầu tại IVIE - Bác sĩ ơi. Đây là ứng dụng khám bệnh, tư vấn từ xa đối với các bệnh nhẹ, đưa ra hướng điều trị thích hợp dựa trên kết quả khám bệnh trực tiếp,...

Ưu điểm khi thăm khám nhi online trên IVIE - Bác sĩ ơi đó là:

  • Khám nhi online mọi lúc, mọi nơi,
  • Dễ dàng chọn bác sĩ thăm khám theo lịch đăng tải, đặt lịch khám trước,
  • Phí khám online công khai, Bác sĩ online 24/24, 
  • IVIE - Bác sĩ ơi hỗ trợ kết nối trực tuyến với các bác sĩ giỏi của Bệnh viện Nhi trung ương như: Thạc sĩ. BSNT Nguyễn Sỹ Đức, Thạc sĩ. BSNT Đỗ Anh Tuấn, Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Duyên,...

Ứng dụng khám Nhi online IVIE - Bác sĩ ơi

Ứng dụng khám Nhi online IVIE - Bác sĩ ơi

Như vậy, nấm miệng là bệnh rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cha mẹ cần chuẩn bị các kiến thức cùng với đó là những mẹo chữa nấm miệng cho trẻ. Trường hợp cha mẹ chưa biết cách xử lý tình trạng nấm miệng thì hãy liên hệ và đặt lịch khám tại IVIE - Bác sĩ ơi để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đặt lịch tư vấn trực tuyến mẹo chữa nấm miệng cho trẻ với bác sĩ nhi uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/07/2024 - Cập nhật 10/07/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
123 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
330 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
196 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
529 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG