Nội dung chính
  • 1. Tuổi tác
  • 2. Thừa cân, béo phì
  • 3. Ít vận động, hoạt động thể chất
  • 4. Hút thuốc lá
  • 5. Ngồi – làm việc sai tư thế
  • 6. Lao động nặng
  • 7. Di truyền
  • 8. Nhiễm khuẩn
  • 9. Thể thao sai cách
  • 10. Chấn thương khớp
Nội dung chính
  • 1. Tuổi tác
  • 2. Thừa cân, béo phì
  • 3. Ít vận động, hoạt động thể chất
  • 4. Hút thuốc lá
  • 5. Ngồi – làm việc sai tư thế
  • 6. Lao động nặng
  • 7. Di truyền
  • 8. Nhiễm khuẩn
  • 9. Thể thao sai cách
  • 10. Chấn thương khớp
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

10 nguyên nhân dẫn đến bệnh xương khớp ở người cao tuổi

Bệnh xương khớp ở người cao tuổi là bệnh của hệ thống cơ, xương và khớp, thường được biểu hiện bằng các triệu chứng đau, sưng khớp, hạn chế vận động, yếu cơ, biến dạng xương… Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp ngày càng gia tăng. Việc tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến bệnh xương khớp ở người cao tuổi là điều cần thiết để chủ động phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là chi tiết một số nguyên nhân dẫn đến bệnh xương khớp.
Nội dung chính
  • 1. Tuổi tác
  • 2. Thừa cân, béo phì
  • 3. Ít vận động, hoạt động thể chất
  • 4. Hút thuốc lá
  • 5. Ngồi – làm việc sai tư thế
  • 6. Lao động nặng
  • 7. Di truyền
  • 8. Nhiễm khuẩn
  • 9. Thể thao sai cách
  • 10. Chấn thương khớp

1. Tuổi tác

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bệnh xương khớp ở người cao tuổi phải kể đến chính là tuổi tác. Theo thời gian, các cơ quan trong cơ thể sẽ dần lão hóa, trong đó có cả hệ thống cơ xương khớp.

Đầu tiên, sụn – một cấu trúc quan trọng của khớp: Khi khớp bị lão hóa, quá trình phá hủy sụn diễn ra nhanh và nhiều hơn, sụn mỏng dần, chất nhờn ở đầu khớp xương giảm đi. Từ đó làm giảm sự vận động trơn tru của các khớp, khiến hai đầu khớp cọ xát vào nhau gây đau. Áp lực của cơ cũng chèn ép lên khớp làm đau nhức, đặc biệt khi người bệnh vận động, thay đổi tự thế.

Bệnh xương khớp ở người cao tuổi là bệnh của hệ thống cơ, xương và khớp, thường được biểu hiện bằng các triệu chứng đau, sưng khớp, hạn chế vận động, yếu cơ, biến dạng xương… Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp ngày càng gia tăng. Việc tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến bệnh xương khớp ở người cao tuổi là điều cần thiết để chủ động phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là chi tiết một số nguyên nhân dẫn đến bệnh xương khớp.

Tuổi càng cao thì quá trình phá hủy xương cũng diễn ra nhanh hơn quá trình tái tạo xương.

Điều này làm thay đổi mật độ cấu trúc của xương, xương trở nên xốp hơn, dễ gây đau nhức và dễ gãy hơn. Đồng thời, dây chằng và các mô liên kết ở khớp trở nên kém đàn hồi hơn theo tuổi tác. Khớp của người bệnh kém linh hoạt, phạm vi chuyển động giảm, lâu dần có thể dẫn tới cứng khớp và đau nhức xương khớp.

2. Thừa cân, béo phì

Nguyên nhân dẫn đến bệnh xương khớp ở người cao tuổi còn bị ảnh hưởng bởi cân nặng. Cân nặng làm tăng nguy cơ mắc bệnh và gây đau. Khi thừa cân, béo phì, tình trạng lão hóa toàn thân và thoái hóa sụn khớp sẽ tiến triển nhanh chóng hơn.

Theo tổ chức Viêm khớp, mỗi khi chúng ta vận động (đi bộ, chạy nhảy, leo lên xuống cầu thang), lực tác động lên các khớp, đặc biệt là khớp gối có thể lớn hơn 2 đến 3 lần trọng lượng cơ thể. Hệ thống xương – cơ – dây chằng của chúng ta được thiết kế để có khả năng chịu lực của một người có trọng lượng bình thường (không thừa cân, béo phì, chỉ số BMI từ 18.5 – 25). Chính vì vậy, khi trọng lượng cơ thể vượt quá giới hạn cho phép, hệ thống chịu lực cơ xương khớp bị quá tải, áp lực lên sụn giữa các khớp lớn hơn mức cho phép. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các sụn khớp bị hao mòn và phá hủy nhanh hơn.

Vì vậy, những người càng thừa cân, béo phì sớm thì càng có nguy cơ đau nhức xương khớp nhiều hơn.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Ít vận động, hoạt động thể chất

Bệnh xương khớp ở người cao tuổi, theo OrthoInfo - ấn phẩm của Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, không hoạt động thể chất sẽ khiến hệ thống cơ xương khớp thay đổi, tăng nguy cơ cứng khớp, viêm khớp, đau xương khớp và teo cơ. Những người không hoạt động thể chất có nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp cao hơn những người hoạt động thể chất đầy đủ tới 54%. Ngoài ra, nó còn gây nên rủi ro sức khỏe khác như vấn đề tim mạch, đái tháo đường, loãng xương, béo phì…. Những yếu tố này cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ thoái hóa ngược, gây ra đau khớp.

Ở những người ít vận động, cơ thể giữ ở một trạng thái nhất định như ngồi, đứng, nằm trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến các cơ, gân bị co cứng, kém linh hoạt. Vì thế, khi chúng ta hoạt động, các khớp xương có nguy cơ dễ bị đau nhức hơn.

Hay theo nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc ít vận động làm giảm khả năng tuần hoàn máu đến các khớp. Khả năng tưới máu đến nuôi dưỡng các sụn khớp không được đáp ứng kịp thời, theo thời gian sẽ khiến cho bề mặt sụn khô sần, bong tróc và biến đổi cấu trúc khớp. Sự tổn thương của sụn khớp là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức xương khớp.

4. Hút thuốc lá

Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh xương khớp ở người cao tuổi và cả người trẻ là việc hút thuốc lá. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh viêm khớp dạng thấp và nhiều tình trạng đau cơ xương khớp mãn tính khác. Nếu bạn có cả yếu tố di truyền thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá làm cản trở hệ thống tuần hoàn của cơ thể, ngăn chất dinh dưỡng chảy vào cơ và khớp. Điều này khiến tình trạng đau nhức xương khớp xảy ra và diễn ra một cách nghiêm trọng.

Khói thuốc lá có tác động tiêu cực đến chuyển hóa sụn. Khi nghiên cứu trên động vật và in vitro, các nhà khoa học đã nhận định: Các thành phần khói thuốc lá ảnh hưởng xấu đến chức năng chondrocyte trong đĩa đệm, ức chế sự tăng sinh tế bào và tổng hợp ngoại bào. Đàn ông bị thoái hóa khớp gối, nếu hút thuốc sẽ bị mất sụn nhiều hơn, đau khớp gối nghiêm trọng hơn so với những người đàn ông không hút thuốc lá.

5. Ngồi – làm việc sai tư thế

Những người thường xuyên ngồi, làm việc sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp cao. Điều này đặc biệt dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, có thói quen ngồi chúi về phía trước hoặc còng lưng. Tư thế này làm tăng áp lực lên cột sống khiến cột sống bị đè nén, gây đau nhức lưng, cổ. Thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn, thậm chí có thể làm biến dạng cột sống.

Những người thường xuyên ngồi làm việc, đánh máy tính liên tục có thể làm cho các cơ, khớp bị căng cứng, đau nhức. Lâu ngày, các khớp bị phù nề, thoái hóa, nặng thì cần phải can thiệp phẫu thuật.

6. Lao động nặng

Những người thường xuyên phải lao động nặng về thể chất sẽ có nguy cơ đau nhức xương khớp cao hơn người bình thường. Khuân vác vật nặng làm tăng áp lực lên các khớp như khớp gối, khớp háng, cột sống, khớp cổ… Điều này sẽ khiến phần sụn khớp nhanh chóng bị tổn thương, các khớp và cột sống bị biến dạng. Từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa, gây đau đớn cho người lao động.

Những người thường xuyên phải lao động nặng về thể chất sẽ có nguy cơ đau nhức xương khớp

Những người thường xuyên phải lao động nặng về thể chất sẽ có nguy cơ đau nhức xương khớp.

7. Di truyền

Nhiều nghiên cứu chứng minh, di truyền ảnh hưởng một phần không nhỏ đến sự tiến triển các cơn đau nhức xương khớp, làm cho tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu trong gia đình bạn có người thân như ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột… có người bị đau khớp và các vấn đề cơ xương khớp, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường.

Ở mức độ sinh học, các gen được cho là có liên quan đến tình trạng đau nhức xương khớp là:

  • Gen COMT: Làm tăng độ nhạy cảm đau khớp và có liên quan đến bệnh viêm khớp
  • Gen TRPV1 và ghen PACE4 PCSK6: Có liên quan đến đau khớp gối.

8. Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn có thể gây ra đau nhức xương khớp và nhiều loại bệnh khớp khác nhau. Đặc biệt như:

  • Viêm khớp nhiễm khuẩn do nhiễm trùng Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn): Loại viêm khớp này thường khởi phát khi chúng ta bị nhiễm trùng da, tiết niệu. Tụ cầu khuẩn theo đó lây lan vào máu, đi tới các khớp.
  • Sốt thấp khớp: Bệnh xảy ra khi cơ thể bị nhiễm trùng cổ họng, do một loại vi khuẩn được gọi là liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Nhóm vi khuẩn này chứa một loại protein tương tự protein trong cơ thể, hệ thống miễn dịch khi tấn công tiêu diệt các vi khuẩn này có thể bị nhầm lẫn với các mô trong cơ thể, đặc biệt là mô của tim, khớp, da và hệ thần kinh trung ương. Phản ứng hệ thống miễn dịch này dẫn đến sưng các mô, đau khớp…
  • Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter): Tình trạng sưng đau khớp do nhiễm trùng ở một cơ quan khác trong cơ thể như hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa… Có vô số vi khuẩn có thể gây ra viêm khớp phản ứng như Chlamydia, Salmonella, Yersinia, Clostridium difficile,…

9. Thể thao sai cách

Chơi thể thao được khuyên rằng tốt cho hê xương khớp. Thế nhưng, nếu chơi thể thao không đúng cách có thể phản tác dụng. Việc vận động không đúng cách liên tục khiến lực tác động lên các khớp và làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

10. Chấn thương khớp

Các chấn thương có thể ảnh hưởng đến sụn, khớp và các cấu trúc bao quanh khớp như dây chằng, túi mạc nối, gân. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng đau nhức xương khớp, trật khớp, bong gân hay thậm chí là gãy xương.

Thực hiện thăm khám với bác sĩ cơ xương khớp để tránh biến chứng xảy ra.

Thực hiện thăm khám với bác sĩ cơ xương khớp để tránh biến chứng xảy ra.

Trên đây là 10 nguyên nhân dẫn đến bệnh xương khớp phổ biến ở người cao tuổi. Việc nhận biết và điều chỉnh kịp thời các yếu tố nguy cơ sẽ góp phần giảm thiểu tỷ lệ hình thành bệnh lý xương khớp. Đồng thời, người bệnh cũng biết cách để chủ động tìm các bác sĩ cơ xương khớp để điều trị, thay đổi lối sống cho phù hợp. Hy vọng bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/10/2021 - Cập nhật 27/05/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Khám nội cơ xương khớp là gì? Khám ở đâu? Bao nhiêu tiền?

Khám nội cơ xương khớp là gì? Khám ở đâu? Bao nhiêu tiền?

Các bệnh cơ xương khớp khá phổ biến hiện nay và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được thăm khám kịp thời. Vậy khám nội cơ xương...

18/04/2024

40 Lượt xem

12 Phút đọc

7 địa chỉ khám xương khớp cho trẻ em tốt nhất Hà Nội

7 địa chỉ khám xương khớp cho trẻ em tốt nhất Hà Nội

Khám xương khớp cho trẻ em ở đâu Hà Nội là thông tin mà nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm. Khám xương khớp cho bé tại các cơ sở uy tín sẽ giúp xác định chính...

16/04/2024

33 Lượt xem

11 Phút đọc

Chi phí khám xương khớp tại 7 bệnh viện tốt ở Hà Nội

Chi phí khám xương khớp tại 7 bệnh viện tốt ở Hà Nội

Chi phí khám xương khớp luôn là vấn đề mà nhiều người bệnh rất quan tâm. Mỗi bệnh viện, phòng khám đều sẽ có các mức giá khám bệnh khác nhau, cùng IVIE - Bác...

16/04/2024

76 Lượt xem

13 Phút đọc

9 Địa chỉ khám đau lưng uy tín ở Hà Nội

9 Địa chỉ khám đau lưng uy tín ở Hà Nội

Đau lưng hay đau xương khớp là những bệnh thường gặp ở rất nhiều người. Bệnh lặp đi lặp lại tạo cảm giác khó chịu và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của ...

09/04/2024

54 Lượt xem

13 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG