Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng đau khớp ngón tay giữa thường gặp
  • 2. 10 Nguyên nhân gây ra đau ngón tay giữa
  • 3. Khi nào đau khớp ngón tay giữa cần đi khám bác sĩ
  • 4. Cách giảm đau và điều trị đau khớp ngón tay giữa
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng đau khớp ngón tay giữa thường gặp
  • 2. 10 Nguyên nhân gây ra đau ngón tay giữa
  • 3. Khi nào đau khớp ngón tay giữa cần đi khám bác sĩ
  • 4. Cách giảm đau và điều trị đau khớp ngón tay giữa
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

10+ Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay giữa và cách điều trị

Đau khớp ngón tay giữa có thể liên quan tới nhiều vấn đề bệnh lý, từ thoái hóa đến viêm khớp. Đối với mỗi nguyên nhân, sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau như tập thể dục, dùng thuốc giảm đau, chườm nóng, lạnh, hoặc cần can thiệp. Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu 10+ nguyên nhân gây đau khớp ngón tay giữa và các phương pháp điều trị hiệu quả.
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng đau khớp ngón tay giữa thường gặp
  • 2. 10 Nguyên nhân gây ra đau ngón tay giữa
  • 3. Khi nào đau khớp ngón tay giữa cần đi khám bác sĩ
  • 4. Cách giảm đau và điều trị đau khớp ngón tay giữa

1. Triệu chứng đau khớp ngón tay giữa thường gặp

Đau khớp ngón tay giữa là triệu chứng phổ biến, thường liên quan đến các vấn đề về khớp, một số triệu chứng đau khớp ngón tay giữa thường gặp:

  • Đau nhẹ hoặc đau nhức ở các khớp ngón tay giữa nhưng không có dấu hiệu sưng đỏ hoặc viêm nhiễm.
  • Cảm giác cứng khớp khi di chuyển ngón tay sau khi thức dậy hoặc sau khi thực hiện các hoạt động như gõ phím máy tính, cầm bút viết.
  • Đau nhức tăng lên khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời lạnh.
  • Khó khăn khi co hoặc duỗi thẳng ngón tay.
  • Cảm giác ngứa hoặc nhức xung quanh khu vực khớp.

Cách chữa đau khớp ngón tay giữa

Cách chữa đau khớp ngón tay giữa

2. 10 Nguyên nhân gây ra đau ngón tay giữa

Do bệnh lý

Đau ngón tay giữa do bệnh lý thường liên quan đến thoái hóa khớp, viêm khớp, chấn thương, sỏi trong khớp, hoặc lupus. Tình trạng này có thể gây tổn thương sụn, viêm mạch và xương, dẫn đến đau, cứng khớp và sưng tay.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh bị chèn ép trong ống cổ tay, thường biểu hiện bằng đau nhức, tê ran và ngứa ở ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út, có thể lan dần lên cẳng tay và gây chuột rút. Triệu chứng thường gặp bao gồm tê bì tay ban đêm, ngứa và đau ở ngón tay, mất cảm giác và khó thực hiện các hoạt động hàng ngày. Trong trường hợp nặng, đau cơ, yếu tay và phản ứng xung thần kinh chậm cũng có thể xảy ra thường xuyên.

Viêm khớp xương bàn tay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh bị chèn ép trong ống cổ tay, thường biểu hiện bằng đau nhức, tê ran và ngứa ở ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út, có thể lan dần lên cẳng tay và gây chuột rút. Triệu chứng thường gặp bao gồm tê bì tay ban đêm, ngứa và đau ở ngón tay, mất cảm giác và khó thực hiện các hoạt động hàng ngày. Trong trường hợp nặng, đau cơ, yếu tay và phản ứng xung thần kinh chậm cũng có thể xảy ra thường xuyên.

Hội chứng De Quervain

Hội chứng De Quervain là tình trạng viêm bao gân gây đau và sưng ở cổ tay gần gốc ngón tay cái. Thường xuất hiện khi làm các hoạt động lặp đi lặp lại như nội trợ, làm vườn, hoặc chơi thể thao bằng vợt. Triệu chứng bao gồm đau khi di chuyển ngón tay cái và cổ tay, sưng, khó thực hiện các động tác như nắm hoặc véo. Test Finkelstein có thể được sử dụng để chẩn đoán, trong đó đau khi uốn cổ tay về phía xương trụ và gân ngắn ngón cái.

Viêm đa khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp, một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn, gây tổn thương màng hoạt dịch khớp và biến dạng khớp, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tính phổ biến của bệnh thường cao ở phụ nữ, đặc biệt ở độ tuổi 20-40. Triệu chứng thường gồm đau khớp, xơ cứng khớp sau khi thức dậy hoặc ngồi lâu, cùng với bỏng mắt, mệt mỏi, và sốt cao. Điều trị sớm giúp hạn chế tổn thương và cải thiện chất lượng sống.

Nang bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch của khớp bao gồm màng hoạt dịch và màng xơ, tạo ổ khớp và bôi trơn bề mặt khớp. Áp lực tăng trong khớp có thể gây u nang bao hoạt dịch, thường xuất hiện ở chính giữa khớp cổ tay và có thể biến mất khi cổ tay duỗi thẳng. Triệu chứng thường là một khối lồi không đau. Một số trường hợp có thể tự biến mất mà không cần điều trị.

Do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống giàu axit uric có thể gây ra các bệnh lý về khớp. Một số loại thực phẩm giàu axit uric như thịt đỏ, mực, tôm, cá hồi; các loại thức uống có cồn như bia, rượu.

Do chấn thương

Chấn thương là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau ngón tay giữa. Các chấn thương có thể bao gồm va đập, ngã, hoặc vận động mạnh dẫn đến tổn thương cho các cấu trúc xương, sụn, hoặc mô mềm xung quanh khớp ngón tay. Ví dụ, một phần của xương có thể bị gãy hoặc bong trầy, gây ra đau và khó chịu.

Do thời tiết

Khi thời tiết lạnh, các mô xung quanh khớp co lại, làm giảm lưu thông máu và cản trở quá trình bôi trơn tự nhiên của dịch khớp, gây ra cảm giác đau khó chịu ở khớp ngón tay. 

Do cử động ngón tay quá nhiều

Cử động lặp đi lặp lại như gõ bàn phím, bấm điện thoại có thể gây áp lực lên các cơ và mô xung quanh khớp tay, dẫn đến cảm giác đau và khó chịu. 

Cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà

Cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà

3. Khi nào đau khớp ngón tay giữa cần đi khám bác sĩ

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu gặp những triệu chứng sau:

  • Cơn đau kéo dài trong thời gian dài và không thuyên giảm.
  • Khớp ngón tay căng cứng, khó cử động khớp tay, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi dậy.
  • Gặp khó khăn trong việc co hoặc duỗi thẳng ngón tay.
  • Sưng đỏ, nóng rát hoặc có dấu hiệu viêm ở khu vực khớp ngón tay.
  • Đau khớp ngón tay giữa kèm triệu chứng sốt, mệt mỏi.

4. Cách giảm đau và điều trị đau khớp ngón tay giữa

Cách giảm đau tạm thời

Đau khớp ngón tay giữa là vấn đề phổ biến, để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số cách giảm đau dưới đây:

- Chườm nóng hoặc chườm lạnh

- Dùng thuốc giảm đau 

- Nẹp cố định ngón tay giữa

Cách trị dứt điểm đau ngón tay giữa

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp quan trọng, giúp bệnh nhân khôi phục và duy trì sức khỏe của các khớp bàn tay và ngón tay. Các bài tập vật lý trị liệu thường được thiết kế để:

  • Duy trì khả năng vận động và cải thiện khả năng di chuyển của các khớp bàn tay và ngón tay.
  • Giảm đau và giúp bệnh nhân kiểm soát cảm giác không thoải mái từ tình trạng đau khớp.
  • Tăng cường sức cơ và ổn định cấu trúc khớp.
  • Mở rộng phạm vi vận động của bàn tay và ngón tay, giúp bệnh nhân dễ dàng cầm nắm và sử dụng các đồ vật hàng ngày.

Phẫu thuật

Khi các phương pháp vật lý trị liệu không đem lại hiệu quả, phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng để kiểm soát và giảm đau ngón tay giữa. Các biện pháp phẫu thuật có thể được thực hiện dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân và mức độ tổn thương của khớp, bao gồm:

  • Phẫu thuật ghét khớp (hợp nhất): Phẫu thuật này thường được thực hiện khi khớp ngón tay bị hỏng nặng và không thể phục hồi được. Các bác sĩ có thể loại bỏ hoặc ghét các phần của khớp bị tổn thương để tạo ra một sự hợp nhất hoặc cố định tại vị trí đó.
  • Phẫu thuật thay khớp (thay tất cả khớp hư tổn bằng khớp nhân tạo): Trong trường hợp các khớp bị tổn thương nghiêm trọng và không thể cải thiện bằng cách khác, phẫu thuật thay khớp sẽ được thực hiện. Các bác sĩ sẽ loại bỏ khớp bị tổn thương và thay thế bằng các khớp nhân tạo hoặc các phương tiện thay thế khác để khôi phục chức năng và giảm đau.

Nếu đang tìm địa chỉ khám đau khớp ngón tay giữa, bạn hãy tải ngay IVIE - Bác sĩ ơi - ứng dụng đặt lịch khám tại nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc. IVIE - Bác sĩ ơi kết nối với các bệnh viện uy tín như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E, Bệnh viện Thu Cúc, cùng nhiều bác sĩ chuyên khoa xương khớp nổi tiếng như:

  • GS, TS, BS Trần Ngọc Ân với hơn 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xương khớp tại Việt Nam.
  • BS Đoàn Văn Đệ với gần 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến Tim, Thận, Khớp và Nội tiết.
  • BS Nguyễn Trọng Lưu có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm trong khám và điều trị nhiều loại bệnh như thoái hóa cột sống, viêm gân, suy tĩnh mạch chi dưới.

Đau khớp ngón tay giữa có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để giảm đau và điều trị hiệu quả tình trạng này, sử dụng các biện pháp phòng ngừa và các phương pháp điều trị chính xác là vô cùng quan trọng. Nếu đang gặp phải triệu chứng này, hãy nhanh tay đặt lịch khám với IVIE - Bác sĩ ơi để nhanh chóng tìm ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Đặt lịch khám đau khớp khuỷu tay tại bệnh viện uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/06/2024 - Cập nhật 17/06/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Khám cột sống ở bệnh viện nào tốt nhất? Review chi tiết

Khám cột sống ở bệnh viện nào tốt nhất? Review chi tiết

Những bệnh về cột sống hoặc xương khớp đều có nguy cơ gây ra di chứng cho người mắc phải. Do đó, các phương pháp điều trị, phòng ngừa các bệnh về cột sống được ...

Icon thời gian
12/08/2024
212 Lượt xem
Icon thời gian
11 Phút đọc
Cong vẹo cột sống học đường: Dấu hiệu và cách điều trị

Cong vẹo cột sống học đường: Dấu hiệu và cách điều trị

Cong vẹo cột sống học đường là vấn đề phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Phụ huynh hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm...

Icon thời gian
01/08/2024
266 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống từ chuyên gia cơ...

Cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống từ chuyên gia cơ...

Cong vẹo cột sống xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn tuổi. Nguyên nhân của tình trạng vẹo cột sống chủ yếu đến từ thói quen sinh hoạt của con...

Icon thời gian
31/07/2024
149 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
12+ Bài tập chữa cong vẹo cột sống cho người lớn và trẻ em

12+ Bài tập chữa cong vẹo cột sống cho người lớn và trẻ em

Người lớn và trẻ em đều có nguy cơ bị cong vẹo cột sống. Dựa vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cùng với đó, ...

Icon thời gian
30/07/2024
205 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG