Nội dung chính
  • 1. Giải quyết nguồn lây
  • 2. Bảo vệ người lành khỏi bị lây
Nội dung chính
  • 1. Giải quyết nguồn lây
  • 2. Bảo vệ người lành khỏi bị lây
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

2 nguyên tắc cơ bản trong phòng chống bệnh lao

Bệnh lao là một bệnh nhiễm khuẩn, một bệnh lây. Nguyên nhân gây bệnh lao là do vi khuẩn lao từ người bệnh sang người lành. Nguồn lây là những bệnh nhân lao nói chung, đặc biệt là lao phổi khạc ra vi khuẩn lao trong đờm, AFB dương tính, tìm thấy bằng phương pháp nhuộm soi trực tiếp, đó là nguồn lây chính, nguồn lây nguy hiểm nhất. Việc giải quyết nguồn lây và bảo vệ người lành khỏi bị lây bệnh lao là hai nội dung chính trong công tác phòng bệnh lao ở nước ta hiện nay. 
Nội dung chính
  • 1. Giải quyết nguồn lây
  • 2. Bảo vệ người lành khỏi bị lây

Những nguyên tắc cơ bản trong phòng chống bệnh lao

1. Giải quyết nguồn lây

Giải quyết nguồn lây

- Phát hiện nguồn lây

Tất cả những bệnh nhân lao, dù bệnh khu trú ở bộ phận nào trong cơ thể đều do vi khuẩn lao gây nên và đều có thể là nguồn lây. Đặc biệt những bệnh nhân lao phổi tìm thấy AFB trong đờm bằng phương pháp nhuộm soi trực tiếp là nguồn lây chính, nguồn lây nguy hiểm nhất. Những trường hợp này có khả năng lây cho người lành xung quanh gấp nhiều lần so với những trường hợp lao ngoài phổi hay lao phổi AFB âm tính. Thời gian nguy hiểm của nguồn lây bắt đầu từ lúc có triệu chứng lâm sàng đầu tiên đến khi được chẩn đoán và điều trị thuốc chống lao từ 2 tuần trở lên. Một nguồn lây hết nguy hiểm không có nghĩa là bệnh đã khỏi, khả năng lây càng mạnh khi có tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên. Đường xâm nhập của vi khuẩn lao vào cơ thể có thể bằng nhiều đường khác nhau, nhưng chủ yếu là đường hô hấp, vi khuẩn lao từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp vào phế nang gây tổn thương đặc hiệu tại phổi, khoảng 10% những người bị nhiễm lao sẽ chuyển sang lao bệnh và trở thành những nguồn lây mới.

Phát hiện nguồn lây hiện nay có nhiều biện pháp nhưng Chương trình chống lao Quốc gia nước ta chú trọng nhất vẫn là phát hiện thụ động, đối tượng tập trung chủ yếu là những người có triệu chứng nghi ngờ bị lao. Đặc biệt là triệu chứng ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần, có ho ra máu. Tất cả những trường hợp này đều phải được thăm khám và làm xét nghiệm đờm bằng nhuộm soi trực tiếp ba lần liên tiếp để tìm AFB. Việc chẩn đoán sớm, điều trị sớm, đúng nguyên tắc, là rút ngắn được thời gian lây truyền của nguồn lây, bảo vệ cho người lành khỏi nhiễm và mắc lao. Đó cũng là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh lao.

- Điều trị triệt để nguồn lây

Điều trị nguồn lây luôn luôn phải tuân theo nguyên tắc chung cho mọi thể lao. Điều trị sớm, cần chú ý phối hợp đầy đủ thuốc, thời gian điều trị tấn công phải phối hợp ít nhất ba loại. Phải đảm bảo đủ thời gian, đủ liều lượng và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng thuốc cũng như diễn biến bệnh. Thuốc chống lao hiện nay vẫn chủ yếu là năm loại chính: Streptomycin, Isoniazid, Pyrazinamid, Ethambutol và Rifampicin. Các phác đồ điều trị sẽ được chỉ định cụ thể đối với từng thể bệnh theo hướng dẫn của Chương trình chống lao Quốc gia.

2. Bảo vệ người lành khỏi bị lây

Bảo vệ người lành khỏi bị lây

a. Giảm nguy cơ bị nhiễm lao

Kiểm soát vệ sinh môi trường

- Hạn chế đậm độ các hạt nhiễm khuẩn trong không khí bằng thông gió tốt nhất cụ thể là:

  • Cửa ra, vào và cửa sổ của buồng khám, khu chờ và buồng bệnh cần được mở cửa cho thông gió tự nhiên hoặc dùng quạt điện đúng chiều để làm loãng các hạt nhiễm khuẩn và đẩy vi khuẩn ra ngoài, dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn lao sẽ dễ bị tiêu diệt.
  • Bố trí vị trí làm việc hợp lý theo chiều thông gió: Không để không khí đi từ người bệnh đến cán bộ y tế.
  • Lấy xét nghiệm đờm đúng nơi quy định, tốt nhất là ngoài trời, môi trường thông thoáng. Nếu không, cần ở nơi có thông gió tốt, không nên đặt nơi lấy đờm ở những phòng nhỏ, đóng kín hoặc nhà vệ sinh.

- Thay đổi hành vi của người bệnh: vệ sinh hô hấp, nhằm hạn chế các hạt vi khuẩn ra ngoài môi trường:

  • Dùng khẩu trang che miệng khi tiếp xúc, nói chuyện với người khác như cán bộ y tế, khi hắt hơi, ho.
  • Khạc đờm vào ca, cốc, bỏ đúng nơi quy định, rửa tay bằng xà phòng.
  • Vệ sinh nhà cửa, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng.

Hạn chế tiếp xúc nguồn lây

  • Nên có nơi chăm sóc điều trị riêng cho người bệnh lao phổi AFB dương tính, đặc biệt là lao phổi kháng đa thuốc
  • Trong cơ sở chăm sóc đặc biệt như trại giam, trung tâm chữa bệnh, giáo dục: khả năng lây nhiễm cao, cần cách ly thỏa đáng những người bệnh để điều trị mới tránh được các vụ dịch nghiêm trọng.
  • Nhân viên y tế tuân thủ quy trình khám, chăm sóc người bệnh: tiếp xúc gián tiếp qua vách ngăn kính, khám và hỏi bệnh, thực hiện tư vấn để người bệnh quay lưng lại. Thân thiện qua hành động cử chỉ chứ không cần nhất thiết phải tiếp xúc trực tiếp. Nếu tiếp xúc trực tiếp, dùng khẩu trang bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm lao.
  • Cần xác định người nghi ngờ lao đến khám bệnh

Thực hiện phòng chống lây nhiễm trong cơ sở y tế.

Các biện pháp khác:

  • Bệnh lao là một bệnh xã hội, cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh liên quan mật thiết đến tình hình bệnh lao. Bệnh lao tăng lên ở những nước đói, nghèo, những vùng có điều kiện kinh tế thấp kém và sự hiểu biết bệnh lao quá ít. 
  • Đói nghèo, tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi làm gia tăng bệnh lao. Cần cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc trong sạch môi trường sống để làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

b. Giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao

Tiêm phòng lao bằng vaccin BCG

- Tiêm phòng lao bằng vaccin BCG

- Điều trị dự phòng bằng INH

  • Dự phòng trước khi bị nhiễm lao.
  • Dự phòng sau khi bị nhiễm lao.

Tuân thủ và thực hiện nghiêm túc những biện pháp phòng chống lao được đề ra trong Chương trình phòng chống lao Quốc gia nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, hạ thấp được tối đa những hậu quả mà bệnh đem lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc của người bệnh. Bên cạnh đó việc phát hiện, thăm khám và điều trị sớm bệnh lao là việc làm vô cùng cần thiết.

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/11/2021 - Cập nhật 27/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu: thể lao ngoài lồng ...

Lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu: thể lao ngoài lồng ...

Ngoài thể lao tổn thương ở phổi, thì lao còn có tổn thương ở nhiều bộ phận khác. Trong thể lao ngoài lồng ngực: lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu. Ở trẻ...

28/11/2021

1266 Lượt xem

5 Phút đọc

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Ngoài những tổn thương ở ngoài lồng ngực, trong lồng ngực, trẻ còn xuất hiện một số thể lao đặc biệt: lao kê, lao bẩm sinh, lao ở trẻ nhiễm HIV/AIDS, lao kháng ...

28/11/2021

1048 Lượt xem

5 Phút đọc

Tư vấn và chăm sóc người bệnh lao có HIV/AIDS

Tư vấn và chăm sóc người bệnh lao có HIV/AIDS

Để điều trị bệnh lao cho người lao nhiễm HIV/AIDS ngoài việc sử dụng thuốc chống lao còn phải làm tốt công tác tư tưởng tư vấn và chăm sóc nguời bệnh toàn...

28/11/2021

1493 Lượt xem

4 Phút đọc

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Trên biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh lao có HIV/AIDS thường là không điển hình và tiến triển thường khá nhanh chóng, dẫn đến nguy cơ tử vong...

28/11/2021

1291 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG