Trên biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh lao có HIV/AIDS thường là không điển hình và tiến triển thường khá nhanh chóng, dẫn đến nguy cơ tử vong cao ở người bệnh. Chính vì vậy, nguyên tắc hàng đầu ở các cơ sở y tế, đặc biệt là phòng khám ngoại trú dành cho người mắc HIV cần đặc biệt chú ý thực hiện quá trình sàng lọc bệnh lao cho người nhiễm HIV mỗi lần đến khám định kỳ do bất kỳ lý do nào.
Sự đồng hành của hai căn bệnh quái ác này đang đặt loài người trước những thách thức lớn lao. Chính vì vậy mà Tổ chức Y tế Thế giới hướng dẫn: khi bệnh lao xuất hiện ở người nhiễm HIV thì những người này được coi là đã chuyển sang AIDS. ở một số nước vùng gần xa mạc Sahara 30% đến 70% bệnh nhân lao có đồng nhiễm HIV, còn ở các nước Đông Nam á và Mỹ La tinh là 20%. Bệnh lao đứng hàng đầu trong các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội và cũng là nguyên nhân đầu tiên (chiếm từ 30% đến 50%) dẫn đến tử vong cho người nhiễm HIV/AIDS.
Sự ảnh hưởng của bệnh lao và HIV/AIDS đến cơ thể người bệnh
- Ảnh hưởng bệnh lao
- Ảnh hưởng HIV/AIDS
1. Chẩn đoán lao ở người nhiễm HIV
Lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh lao ở người nhiễm HIV: không điển hình, tiến triển nhanh chóng, gây đe dọa đến tính mạng người bệnh, dẫn đến tử vong.
Việc sàng lọc là quá trình cần thiết và cần đặc biệt chú ý. Quá trình sàng lọc diễn ra ở các cơ sở y tế, phòng khám ngoại trú cho người nhiễm HIV, khi bệnh nhân đến thăm khám dù bất kỳ nguyên nhân đến khám là gì.
Việc chẩn đoán mắc bệnh lao ở người nhiễm HIV do bác sĩ quyết định căn cứ trên yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao, các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng.
Người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Người có tiền sử điều trị bệnh lao.
- Môi trường làm việc, sinh hoạt tiếp xúc nguồn lây nhiễm lao.
- Có tiền sử chữa trị trong các cơ sở cai nghiện hoặc ở trại giam.
- Thể trạng kém, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch, tiền sử nghiện rượu và ma túy.
Dấu hiệu lâm sàng, sàng lọc cần được thực hiện cẩn thận để phát hiện tối đa khả năng người mắc lao để nhanh chóng cung cấp thuốc điều trị dự phòng bằng Isoniazid theo quy định, đồng thời phát hiện những bất thường nghi mắc bệnh lao hoặc không loại trừ được bệnh lao để chuyển đến cơ sở y tế khám chuyên khoa nhằm phát hiện bệnh lao.
Những triệu chứng cơ bản khi mắc lao ở người nhiễm HIV: ho, sốt nhẹ về chiều, sút cân, ra mồ hôi trộm. Nếu người nhiễm HIV không có đủ 4 triệu chứng trên thì có khả năng loại trừ bệnh lao tiến triển và suy xét điều trị dự phòng bằng thuốc Isoniazid. Nếu phát hiện có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên cần nhanh chóng đưa người bệnh nhiễm HIV đến các cơ sở y tế để thực hiện sàng lọc, phát hiện và sớm điều trị bệnh.
Chẩn đoán cận lâm sàng
- Xét nghiệm vi khuẩn: xét nghiệm đờm
- Xét nghiệm Xpert MTB/RIF (Mycobacterium tuberculosis/Rifampicin) là xét nghiệm ưu tiên dùng để chẩn đoán lao cho người nhiễm HIV, thời gian cho kết quả xét nghiệm khoảng 2 giờ.
- Chẩn đoán hình ảnh và mô bệnh học-giải phẫu bệnh.
- Chẩn đoán hình ảnh bằng phim chụp X-quang có thể phát hiện lao phổi ở giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV sớm khi sức đề kháng chưa ảnh hưởng nhiều.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) có thể thấy hình ảnh các tổn thương như hang lao hoặc các tổn thương gợi ý mắc bệnh lao.
- Xét nghiệm mô bệnh học- giải phẫu bệnh bằng cách sinh thiết hạch, chọc hạch để thực hiện chẩn đoán mô bệnh tế bào học.
2. Phòng mắc lao cho người nhiễm HIV/AIDS
- Vaccin BCG
Vaccin BCG là một vaccin sống, nếu tiêm cho trẻ nhiễm HIV thì có nguy cơ vi khuẩn lao lan tràn toàn thân. Tuy nhiên theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Tế giới và Chương trình chống lạo Việt Nam: khi trẻ nhiễm HIV còn khỏe mạnh vẫn tiêm BCG để phòng bệnh.
- Thuốc
Những người nhiễm HIV có nhiễm lao, sống ở vùng bệnh lao nặng nề hoặc tiếp xúc với nguồn lây mạnh, gần, kéo dài, nên được dự phòng bằng thuốc:
- INH với liều điều trị trong 6 tháng đến 1 năm.
- Rifampicin hoặc Rifabutin với liều điều trị có tác dụng phòng lao tốt hơn người có TCD4, thấp hơn 200/mm3. Tuy nhiên do tình hình vi khuẩn lao kháng thuốc chống lao cao, bệnh lao Việt Nam còn phổ biến, thu nhập thấp nên việc dùng thuốc để dự phòng lao cho người nhiễm HIV chưa được chỉ định.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
3. Phòng lây nhiễm HIV trong khi chăm sóc người bệnh lao có HIV/AIDS
- Nguy cơ lây nhiễm HIV có thể đến từ: tiêm truyền cho người bệnh, lấy
máu xét nghiệm hay làm các thủ thuật: trích hạch, dẫn lưu màng phổi (khí, dịch), hồi sức hô hấp... thậm chí giặt là.
- Tránh tiếp xúc với máu của người bệnh là biện pháp đầu tiên.
- Mang găng tay.
- Không để vật sắc nhọn; kim tiêm, dao mổ, mảnh thuỷ tinh của các ống
nghiệm đựng máu người bệnh... đâm vào da thịt.
- Đeo kính để tránh bắn máu vào mắt.
- Sử dụng bóng và mặt nạ chứ không thôi miệng.
- Ngâm đổ vải vào nước Javen trong 20 phút sau đó mang găng để giặt.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!