Nội dung chính
  • 1. Bệnh lao trong ổ bụng
  • 2. Bệnh lao da
  • 3. Bệnh lao tiết niệu
  • 4. Triệu chứng lâm sàng
  • 5. Cận lâm sàng
Nội dung chính
  • 1. Bệnh lao trong ổ bụng
  • 2. Bệnh lao da
  • 3. Bệnh lao tiết niệu
  • 4. Triệu chứng lâm sàng
  • 5. Cận lâm sàng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu: thể lao ngoài lồng ngực, bạn đã biết?

Ngoài thể lao tổn thương ở phổi, thì lao còn có tổn thương ở nhiều bộ phận khác. Trong thể lao ngoài lồng ngực: lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu. Ở trẻ quá trình chẩn đoán bệnh diễn ra khó khăn hơn so với người lớn vì hạn chế việc thăm khám và lấy bệnh phẩm. Phụ huynh nên lưu ý đến trẻ em khi có những biểu hiện nghi ngờ mắc lao.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh lao trong ổ bụng
  • 2. Bệnh lao da
  • 3. Bệnh lao tiết niệu
  • 4. Triệu chứng lâm sàng
  • 5. Cận lâm sàng

1. Bệnh lao trong ổ bụng

Lao ruột

Hai thể bệnh hay gặp là lao ruột và lao phúc mạc

- Lao ruột: ít gặp ở trẻ nhỏ, thường ở trẻ lớn. Triệu chứng cơ năng hay gặp là rối loạn tiêu hóa kéo dài (đau bụng, ỉa chảy, táo bón...). Xét nghiệm có vi khuẩn lao trong phân có giá trị trong chẩn đoán.

- Lao phúc mạc: thường gặp thể cổ trướng tự do, gan lách có thể to, dịch cổ trướng là dịch tiết, nhiều tế bào lympho. Tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch màng bụng hoặc sinh thiết (qua soi ổ bụng) có tổn thương đặc hiệu là yếu tố quyết định chẩn đoán.

2. Bệnh lao da

Thường gặp ở trẻ lớn, tổn thương lao ở da có thể kéo dài hàng chục năm. Có ba hình thái tổn thương:

- Lupus Vulgaris: Tổn thương sẩn nổi gờ trên da, thường ở vùng da rộng giới hạn rõ, vi khuẩn lan theo đường máu, bạch huyết đến gây tổn thương.

- Cục tổn thương bã đậu dưới da (Scroluloderma): vi khuẩn từ tổn thương hạch do lao ở gần, chất bã đậu lan tới dưới da.

- Cục lao ở chân bì (Verrucosacutis): Vi khuẩn lao trực tiếp xâm nhập vào vùng da có tổn thương (chân, tay), tổn thương là nốt mềm, ở giữa có hoại tử bã đậu, có thể xét nghiệm thấy vi khuẩn lao. 

3. Bệnh lao tiết niệu

Gặp ở trẻ lớn, vi khuẩn lao lan theo đường máu đến gây tổn thương ở thận, từ đó theo đường nước tiểu gây tổn thương ở niệu quản và bàng quang. Xét nghiệm có vi khuẩn lao trong nước tiểu là yếu tố quyết định chẩn đoán, nhưng tỷ lệ dương tính thấp (15 – 50%). Chụp hệ tiết niệu có thuốc cản quang (UIV) cho các hình ảnh gợi ý chẩn đoán (đài bể thận bị cắt cụt, hẹp niệu quản...). Bệnh nếu không chẩn đoán sớm dễ dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng tới chức năng của thận (thận ứ nước, hẹp niệu quản...) 

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

4. Triệu chứng lâm sàng

- Triệu chứng toàn thân: Đa số bệnh nhi có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc kéo dài: sốt nhẹ về chiều tối, không lên cân, ngủ vã nhiều mồ hôi, quấy khóc, ăn kém... Trừ một số thể lao, bệnh diễn biến cấp tính: Lao kê, lao màng não, viêm phổi bã đậu... trẻ sốt cao, li bì, mạch nhanh, đái ít... 

- Triệu chứng cơ năng: Tùy vị trí tổn thương mà có biểu hiện khác nhau: ho, khó. thở trong lao sơ nhiễm, lao phổi sau sơ nhiễm; Đau và hạn chế vận động đối với lao xương khớp; Tam chứng màng não đối với lao màng não; Rối loạn bài tiết nước tiểu đối với lao tiết niệu; Hạch ngoại biên to đối với các lao hạch...

- Các triệu chứng thực thể:

Các triệu chứng ngoài phổi: Tùy vị trí tổn thương, có thể có các triệu chứng:

  • Tiếng tim mờ, diện đục của tim rộng. 
  • Hạch ngoại biên to, không sưng nóng, hạch dò, sẹo nhăn nhúm. 
  • Gù cột sống, có áp xe lạnh. 
  • Biến dạng khớp, teo cơ, chi ngắn. 
  • Cổ trướng không có tuần hoàn bàng hệ. 
  • Hội chứng màng não, liệt các dây thần kinh sọ não...

Biến dạng khớp, teo cơ, chi ngắn.

5. Cận lâm sàng

- Tìm vi khuẩn lao trong bệnh phẩm:

  • Các bệnh phẩm gồm có: đờm, dịch rửa dạ dày, dịch não tủy, dịch màng phổi, dịch màng bụng, dịch khớp, dịch màng tim, mủ ổ áp xe lạnh…
  • Những kĩ thuật được áp dụng tìm vi khuẩn lao là soi kính trực tiếp, nuôi cấy cổ điển (môi trường Loweinstein - Jensen), nuôi cấy MGIT – Bactec, PCR - TB, gen Xpert…
  • Sự hiện diện của vi khuẩn lao trong các bệnh phẩm là yếu tố quyết định chẩn đoán. Tuy nhiên việc kết hợp lâm sàng và các xét nghiệm khác vẫn cần thiết khi không tìm thấy vi khuẩn lao. .

- Chẩn đoán tế bào và mô bệnh học:

Đây cũng là yếu tố quyết định chẩn đoán. Lao hạch ngoại biên là thể bệnh dễ áp dụng kỹ thuật chọc hút và sinh thiết để chẩn đoán tế bào và mô bệnh. Các thể lao khác ở trẻ em các kỹ thuật có phần bị hạn chế.

- Vai trò của chẩn đoán hình ảnh: 

  • Xquang phổi chuẩn, cắt lớp vi tính: Có vai trò quan trọng trong chẩn đoán: Lao tiết niệu: thận to, đài bể thận bị cắt cụt, hẹp niệu quản.
  • Siêu âm: siêu âm xác định tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng, có ích khi lượng dịch ít, xác định được vị trí chọc dò.

Cận lâm sàng

- Phản ứng da với Tuberculin:

Thường dùng là phản ứng Mantoux; Phản ứng da với Tuberculin dương tính, đặc biệt là dương tính mạnh, có bọng nước tại vị trí tiệm có giá trị nhiều cho chẩn đoán. Tuy nhiên, khi phản ứng âm tính cũng không thể khẳng định là trẻ không bị lao. Phản ứng này có thể âm tính khi trẻ đang bị siêu vi khuẩn (cúm, sởi...), trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, đang dùng corticoid, trẻ mắc các thể lao màng (lao kê, lao màng não...).

- Các xét nghiệm khác:

  • Xét nghiệm máu: ít có giá trị trong chẩn đoán, số lượng bạch cầu thường không tăng, tỷ lệ bạch cầu lympho tăng, tốc độ máu lắng tăng, nhưng cũng gặp trong nhiều bệnh khác.
  • Định lượng nồng độ kháng thể trong huyết tương đối với các kháng nguyên của vi khuẩn lao, có thể gợi ý cho chẩn đoán. Gần đây, việc xác định nồng độ Interferon Y được coi là một xét nghiệm có giá trị để chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em và người lớn.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/11/2021 - Cập nhật 28/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu: thể lao ngoài lồng ...

Lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu: thể lao ngoài lồng ...

Ngoài thể lao tổn thương ở phổi, thì lao còn có tổn thương ở nhiều bộ phận khác. Trong thể lao ngoài lồng ngực: lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu. Ở trẻ...

28/11/2021

1298 Lượt xem

5 Phút đọc

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Ngoài những tổn thương ở ngoài lồng ngực, trong lồng ngực, trẻ còn xuất hiện một số thể lao đặc biệt: lao kê, lao bẩm sinh, lao ở trẻ nhiễm HIV/AIDS, lao kháng ...

28/11/2021

1085 Lượt xem

5 Phút đọc

Tư vấn và chăm sóc người bệnh lao có HIV/AIDS

Tư vấn và chăm sóc người bệnh lao có HIV/AIDS

Để điều trị bệnh lao cho người lao nhiễm HIV/AIDS ngoài việc sử dụng thuốc chống lao còn phải làm tốt công tác tư tưởng tư vấn và chăm sóc nguời bệnh toàn...

28/11/2021

1531 Lượt xem

4 Phút đọc

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Trên biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh lao có HIV/AIDS thường là không điển hình và tiến triển thường khá nhanh chóng, dẫn đến nguy cơ tử vong...

28/11/2021

1322 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG