Phục hồi chức năng đang ngày càng có sự phát triển, các kỹ thuật vật lý trị liệu cũng đóng góp những vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phục hồi cho người bệnh. Khi phòng bệnh và điều trị bệnh giúp cơ thể tránh và loại bỏ các mặt bệnh có thể mắc phải thì phục hồi chức năng chính là giúp người bệnh cải thiện và tái tạo lại các bộ phận về chức năng vốn có ban đầu. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu rõ hơn về các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng nhé!
Vai trò của phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng
- Phương pháp không gây đau đớn do không phải trải qua phẫu thuật, ít dùng thuốc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
- Ngoài việc rèn luyện cho người khuyết tật thích nghi với môi trường sống của họ mà còn tác động đến cả ngoài môi trường xã hội, tạo nên sự thống nhất giữa các quá trình hội nhập của người bệnh.
- Giúp đỡ việc hồi phục tối đa lại các chức năng đã bị giảm sút hoặc mất đi của cơ thể, cải thiện mức độ xử trí với tình trạng tàn tật của mình khi ở nhà hoặc ở trong cộng đồng.
- Phục hồi các chức năng vốn có sau phẫu thuật, các chấn thương cho người bệnh.
Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu 3 phương pháp được sử dụng trong vật lý trị liệu phục hồi chức năng
1. Ánh sáng trị liệu
gồm có: Tử ngoại và hồng ngoại nhằm điều trị và phòng bệnh
a. Tử ngoại
-Tác dụng sinh lý của tia từ ngoại
- Làm đỏ da
- Tạo nhiễm sắc ở da
- Tác dụng giảm đau, an thần
- Tác dụng giãn mạch dưới da
- Tác dụng kích hoạt sterol
- Làm tăng trương lực cơ
Lưu ý khi sử dụng biện pháp phải đeo kính râm.
-Chỉ định khi sử dụng tia tử ngoại
- Điều trị vết loét do nằm lâu, vết loét lâu lành
- Bệnh vẩy nến
- Lao xương, lao màng bụng, lao màng phổi
- Bệnh zona
- Một số bệnh ngoài da: mụn, nhọt, nấm da
-Chống chỉ định với tia tử ngoại
- Lao phổi tiến triển
- Suy thận, suy gan
- Nhồi máu cơ tim
- Xơ cứng động mạch
b. Tia hồng ngoại
Hồng ngoại trị liệu là dùng ánh sáng hồng ngoại để điều trị tác dụng nhiệt
-Nguồn tạo ra tia hồng ngoại:
- Tự nhiên: mặt trời
- Nhân tạo: các loại đèn
-Tác dụng sinh lý của tia hồng ngoại
Tuần hoàn
- Giãn mạch
- Tăng cường lưu thông máu
- Đỏ da
- Tăng độ mẫn cảm của mô
- Tăng dinh dưỡng tổ chức
- Tăng thực bào do tăng bạch cầu tại chỗ
- Tăng tiết mồ hôi
Tác dụng lên các điểm cuối của mạng lưới thần kinh trong da
- Làm mềm cơ
- Giảm co thắt cơ
- Thư giãn thần kinh
- Giảm đau
-Chỉ định của tia hồng ngoại
- Giảm đau
- Giãn cơ
- Tăng cường lưu thông máu
- Chống viêm ( gián tiếp chống viêm): viêm khớp, viêm cơ, viêm sụn vành tai, viêm dây thần kinh, viêm tổ chức dưới da
-Chống chỉ định của tia hồng ngoại
- Vùng da vô mạch ( vùng da ít mạch máu)
- Mất cảm giác
- Vùng da có sẹo
- Bệnh nhân say nóng, say nắng
2. Thủy trị liệu
Thủy trị liệu là phương pháp sử dụng nước tác động lên bề mặt cơ thể
a. Tác dụng sinh lý thủy trị liệu
-Nước nóng
- Tăng tuần hoàn mạch máu( tăng nhịp tim)
- Tăng tiết mồ hôi
- Hạ huyết áp, tăng nhịp thở
- Tăng bài tiết nước tiểu
- Giảm tính nhạy cảm của hệ thần kinh
-Nước lạnh
- Giảm phù nề
- Giảm nhu cầu dinh dưỡng cho các tổ chức
- Giảm hoạt động thực bà
b. Tai biến của thủy trị liệu
-Nước nóng: Bỏng, kiệt sức
-Nước lạnh: Khô, nứt nẻ da
c. Các phương thức thủy trị liệu
-Ngâm nước toàn thân:
-Ngâm nước một phần
- Ngâm tay
- Ngâm bàn chân hoặc chân
- Ngâm nước nóng- nước lạnh luân phiên
-Chườm nước nóng
-Tắm kết hợp với kỹ thuật cơ học:
- Tắm bồn nước xoáy
- Tắm vòi
- Vòi phun
-Túi nóng Hydro- collator
-Túi nước nóng
-Chườm lạnh
-Tắm hơi nóng
-Tập vận động trong nước
-Bó paraphin
3. Siêu âm trị liệu
Tần số < 20Hz: hạ âm
20 Hz < Tần số < 20.000 Hz: âm nghe được
Tần số > 20.000 Hz: siêu âm
-Điều trị thường ở tần số cao: 0,7-3 MHz
-Chẩn đoán có thể tới 10 MHz
a. Tác dụng sinh lý của siêu âm
-Cơ học: Gây ép và giãn nở của mô làm biến đổi áp suất tại mô tác dụng vi xoa bóp
-Nhiệt: Vi xoa bóp làm phát sinh nhiệt do chà sát
-Sinh học: Đáp ứng sinh lý đối với tác dụng nhiệt và cơ học
- Gia tăng tuần hoàn
- Thư giãn cơ
- Tăng tính thấm màng tế bào
- Cải thiện dinh dưỡng
- Tăng khả năng tái sinh mô
- Giảm đau
b. Chỉ định của siêu âm
-Cơ xương khớp: Sau chấn thương, đụng dập, bong gân, trật khớp, gãy xương, thoái hóa, VKDT, VCSDK, viêm bao hoạt dịch, viêm bao khớp, viêm gân.
-Bệnh thần kinh ngoại biên:Đau chi ma, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý thần kinh.
-Rối loạn tuần hoàn: Bệnh Raynaud, loạn dưỡng Sudeck, phù nề.
-Bệnh lý da và phần mềm:Ngăn ngừa sẹo phát triển, co rút Duputren, viêm xơ dính lâu ngày.
-Chống chỉ định siêu âm:
- Vùng mắt, tim
- Vùng TC ở người mang thai
- Sụn tăng trưởng
- Vùng sinh dục ( tinh hoàn)
- Ung thư
- Vùng da mất cảm giác nóng lạnh
- 36 giờ đầu sau chấn thương
- Viêm TM huyết khối
Để tránh gặp phải những thương tật thứ cấp trong phục hồi chức năng. Điều cần thiết phải làm là mau chóng tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa các thương tật thứ cấp có thể xảy ra và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của cơ thể. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.
Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.