Nội dung chính
  • 1. Trường hợp bé bị bàn chân bẹt là bình thường
  • 2. Trường hợp bé bị bàn chân bẹt là bệnh nguy hiểm
  • 3. Cách chữa dị tật bàn chân bẹt ở trẻ em
  • 4. Khám bàn chân bẹt ở đâu?
Nội dung chính
  • 1. Trường hợp bé bị bàn chân bẹt là bình thường
  • 2. Trường hợp bé bị bàn chân bẹt là bệnh nguy hiểm
  • 3. Cách chữa dị tật bàn chân bẹt ở trẻ em
  • 4. Khám bàn chân bẹt ở đâu?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bé bị bàn chân bẹt có sao không? Cách chữa dứt điểm

Tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ hiện nay khá phổ biến, cha mẹ cần quan sát kỹ các dấu hiệu nhận biết để điều trị kịp thời cho trẻ. Vậy bé bị bàn chân bẹt có sao không? Bàn chân bẹt có nguy hiểm không? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
Nội dung chính
  • 1. Trường hợp bé bị bàn chân bẹt là bình thường
  • 2. Trường hợp bé bị bàn chân bẹt là bệnh nguy hiểm
  • 3. Cách chữa dị tật bàn chân bẹt ở trẻ em
  • 4. Khám bàn chân bẹt ở đâu?

1. Trường hợp bé bị bàn chân bẹt là bình thường

Bé bị bàn chân bẹt có sao không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ khiến nhiều gia đình lo lắng, vì sợ ảnh hưởng đến xương khớp của bé sau này. 

Trường hợp bé bị bàn chân bẹt là bình thường

Trường hợp bé bị bàn chân bẹt là bình thường

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị bàn chân bẹt là điều bình thường. Trong giai đoạn từ 1 đến 5 tuổi, trẻ sẽ phát triển vòm chân và điều này dẫn đến việc bàn chân bẹt sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, có trường hợp chân của trẻ khá bụ bẫm và bị bẹt, khiến cho mẹ nghĩ rằng đó là bàn chân bẹt. 

Để kiểm tra, mẹ nên quan sát kỹ bàn chân của bé, nếu trẻ đã trên 3 tuổi mà vẫn có dấu hiệu bàn chân bẹt, đây có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu: 5 Dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ dễ nhìn thấy bằng mắt thường

2. Trường hợp bé bị bàn chân bẹt là bệnh nguy hiểm

Bàn chân bẹt ở trẻ là một dạng dị tật phổ biến ở nhiều nước Châu Á và phương Tây. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng bàn chân bẹt có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp và khả năng vận động của trẻ nhỏ. Những vấn đề này có thể bao gồm cơn đau nhức khó chịu và hạn chế hoạt động của trẻ. Do đó, việc nhận biết và can thiệp sớm là rất quan trọng để trẻ có thể được điều trị và phục hồi tốt nhất.

Bàn chân bẹt là tình trạng nguy hiểm, có ảnh hưởng đến cơ xương chân của trẻ

Bàn chân bẹt là tình trạng nguy hiểm, có ảnh hưởng đến cơ xương chân của trẻ

Dấu hiệu cho thấy bé bị bàn chân bẹt

Để nhận biết xem trẻ có bị bàn chân bẹt hay không, các bậc phụ huynh cần chú ý đến sự phát triển của con khi bé vượt qua giai đoạn 2 tuổi. Trong thời điểm này, hệ vận động của trẻ đang phát triển mạnh mẽ, ba mẹ có thể nhận biết tình trạng bệnh lý này qua các dấu hiệu sau đây: 

  • Chân bé bước đi không thẳng mà lại đi theo hình chữ V.
  • Khớp đầu gối của trẻ thường bị lệch theo hướng xoay chụm vào nhau.
  • Cổ chân của bé thường xoay đổ ra ngoài hoặc vào trong.
  • Bàn chân không có vòm, dấu chân không để lại vết lõm.

Có thể nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ qua nhiều dấu hiệu

Có thể nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ qua nhiều dấu hiệu

Đây là các dấu hiệu cho thấy bé có thể mắc phải hội chứng bàn chân bẹt. Cách đơn giản nhất để nhận biết là quan sát dấu chân của bé in trên mặt sàn nhà hoặc giấy. Nếu dấu chân có vết lõm, thì bàn chân của bé là bình thường. Ngược lại, nếu dấu chân không có bất kỳ vết khuyết nào, có thể bé của bạn đang gặp vấn đề về bàn chân bẹt và cần được điều trị và giám sát thêm.

Phân biệt bàn chân bé là bụ bẫm hay bàn chân bẹt

Nhiều trẻ nhỏ có bàn chân rất bụ bẫm và đáng yêu, dễ khiến các bậc phụ huynh nhầm lẫn với dị tật bàn chân bẹt. Với những bé trên 3 tuổi, bố mẹ có thể kiểm tra trẻ có mắc hội chứng bàn chân bẹt hay không bằng cách: 

  • Dùng nước trắng hoặc nước màu để làm ướt bàn chân của bé, sau đó dùng một tử giấy trắng và đặt chân bé lên để có thể nhìn rõ dấu chân in trên tờ giấy. Nếu dấu in trên giấy là nguyên bàn chân thì có thể trẻ đã mắc bàn chân bẹt. Nếu có một khoảng trống nhỏ hoặc hình vòm cong thì bé có bàn chân bình thường.
  • Cho trẻ đứng lên cát và quan sát hình in bàn chân. Nếu hình in dấu chân của bé trên cát có đường cong thì chân trẻ bình thường. Nếu hình in dấu chân bằng phẳng thì có thể trẻ bị dị tật bàn chân bẹt.
  • Để kiểm tra, bố mẹ có thể đưa ngón tay vào lòng bàn chân của bé. Nếu ngón tay không thể luồn được vào trong lòng bàn chân của trẻ thì có thể bé đã mắc hội chứng bàn chân bẹt.

Dùng nước hoặc cát để phát hiện bàn chân bẹt ở trẻ

Dùng nước hoặc cát để phát hiện bàn chân bẹt ở trẻ

Bé bị bàn chân bẹt có sao không? Có tác hại gì?

Bé bị bàn chân bẹt có sao không? Bàn chân bẹt có nguy hiểm không? Nếu tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ không được điều trị kịp thời, thì bé có thể bị một số ảnh hưởng như sau:

  • Chân biến dạng về lâu dài: Bàn chân bẹt thiếu vòm cong tự nhiên, khiến toàn bộ bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất khi đi lại. Điều này có thể dẫn đến biến dạng của bàn chân, giảm sự đàn hồi và linh động của cơ thể, dễ dẫn đến nguy cơ ngã, vẹo gót chân và ảnh hưởng đến cổ chân.
  • Ảnh hưởng đến cấu trúc bàn chân: Chứng bàn chân bẹt có thể gây phát triển lệch trục của bàn chân, không cân đối cấu trúc xương. Biểu hiện rõ nhất là ngón chân cái bị đẩy sát lại ngón bên cạnh, hình thành nên bướu gây đau khi mang giày. Nếu không can thiệp kịp thời, có thể gây ra các biến chứng như gai gót chân, viêm gan bàn chân và ảnh hưởng đến đầu gối.
  • Thoái hóa khớp gối: Trẻ bị bàn chân bẹt thường có đầu gối phát triển không bình thường, với xương cẳng chân và gối xoay lệch khiến cho việc đi lại và vận động trở nên đau đớn và khó khăn. Thời gian dài, điều này có thể dẫn đến viêm và thoái hóa khớp gối.

3. Cách chữa dị tật bàn chân bẹt ở trẻ em

Có 2 cách để chữa trị bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ đó là điều trị không cần phẫu và phẫu thuật. 

Chữa bàn chân bẹt bằng miếng lót và không cần phẫu thuật

Ở độ tuổi từ 2 đến dưới 7 tuổi, khi phát triển trẻ bị dị tật bàn chân bẹt, giải pháp điều trị chủ yếu được áp dụng là trị liệu không can thiệp phẫu thuật. Bác sĩ thường khuyên phụ huynh cho trẻ sử dụng miếng lót đặc biệt khi đi giày. Miếng lót này được thiết kế phù hợp với kích thước chân của bé và có tính năng tạo vòm ở mặt bàn chân. 

Dưới tác động của trọng lực từ cơ thể, miếng lót này có thể giúp nâng đỡ phần xương ở bàn chân của bé, tạo vòm để xương bàn chân trở về đúng trục phát triển.

Chữa bàn chân bẹt ở trẻ bằng miếng lót đặc biệt

Chữa bàn chân bẹt ở trẻ bằng miếng lót đặc biệt

Đây là phương pháp được xem là hiệu quả, đặc biệt là khi áp dụng càng sớm càng tốt. Trẻ được chỉ định sử dụng miếng lót cho đến khi xương chân phục hồi bình thường. Tuy nhiên, sau 7 tuổi, việc áp dụng phương pháp này có thể mất nhiều thời gian hơn và khó đạt được hiệu quả như mong đợi.

Phẫu thuật để điều trị bàn chân bẹt

Trong những trường hợp mà giải pháp trị liệu không thành công, đặc biệt là ở trẻ dưới 7 tuổi, thì phẫu thuật chỉnh hình là phương pháp cuối cùng để điều chỉnh hệ xương chân trở lại trạng thái bình thường. 

Phẫu thuật này được áp dụng khi trẻ không đáp ứng được các biện pháp trị liệu khác. Quá trình phẫu thuật chỉnh hình yêu cầu thực hiện tại các cơ sở y tế hiện đại, có đủ trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho trẻ nhỏ.

Tham khảo: 7 địa chỉ khám xương khớp cho trẻ em tốt nhất Hà Nội

4. Khám bàn chân bẹt ở đâu?

Các thông tin trên cũng giúp các bậc phụ huynh biết được bàn chân bẹt có nguy hiểm không? Tình trạng này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé nếu không được điều trị kịp thời. Ba mẹ nên cho bé thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị. 

Nếu ba mẹ muốn đặt lịch khám bàn chân bẹt cho bé tại các cơ sở y tế uy tín, bạn liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi qua tổng đài: 1900.3367 để được hỗ trợ tốt nhất. 

1900 3367

Một số ưu điểm nổi bật của khi đặt lịch khám trên IVIE - Bác sĩ ơi gồm: 

  • Không cần bốc số hay xếp hàng khi đi khám.
  • Việc thăm khám cho bé được thực hiện online và được gọi trực tuyến với các bác sĩ chuyên khoa để thảo luận về tình trạng của bé.
  • Cho phép phụ huynh đặt lịch khám tại các cơ sở y tế uy tín trên toàn quốc như: Bệnh viện Thu Cúc, Bệnh viện MEDLATEC, Bệnh viện quốc tế Dolife, Bệnh viện Bảo Sơn, Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát, phòng khám ACC, Bệnh viện An Việt…

Đặt lịch khám bàn chân bẹt online cho bé qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Đặt lịch khám bàn chân bẹt online cho bé qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi

Bé bị bàn chân bẹt có sao không? Trẻ nhỏ bị bàn chân bẹt có nguy hiểm không? Các thông tin trên đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Khi thấy bé có các dấu hiệu của bệnh lý bàn chân bẹt, ba mẹ nên đưa bé đi khám để được điều trị sớm nhé.

Đặt lịch khám bé bị bàn chân bẹt tại bệnh viện uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/07/2024 - Cập nhật 22/07/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Khám cột sống ở bệnh viện nào tốt nhất? Review chi tiết

Khám cột sống ở bệnh viện nào tốt nhất? Review chi tiết

Những bệnh về cột sống hoặc xương khớp đều có nguy cơ gây ra di chứng cho người mắc phải. Do đó, các phương pháp điều trị, phòng ngừa các bệnh về cột sống được ...

Icon thời gian
12/08/2024
236 Lượt xem
Icon thời gian
11 Phút đọc
Cong vẹo cột sống học đường: Dấu hiệu và cách điều trị

Cong vẹo cột sống học đường: Dấu hiệu và cách điều trị

Cong vẹo cột sống học đường là vấn đề phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Phụ huynh hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm...

Icon thời gian
01/08/2024
291 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống từ chuyên gia cơ...

Cách phòng tránh tật cong vẹo cột sống từ chuyên gia cơ...

Cong vẹo cột sống xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn tuổi. Nguyên nhân của tình trạng vẹo cột sống chủ yếu đến từ thói quen sinh hoạt của con...

Icon thời gian
31/07/2024
170 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
12+ Bài tập chữa cong vẹo cột sống cho người lớn và trẻ em

12+ Bài tập chữa cong vẹo cột sống cho người lớn và trẻ em

Người lớn và trẻ em đều có nguy cơ bị cong vẹo cột sống. Dựa vào tình trạng cụ thể của mỗi người mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cùng với đó, ...

Icon thời gian
30/07/2024
213 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG