Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp 
  • 2. Phân tầng nguy cơ bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp
  • 3. Điều trị bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp 
  • 2. Phân tầng nguy cơ bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp
  • 3. Điều trị bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp: Chẩn đoán và điều trị

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTCao Mạnh Hưng
Chuyên khoa Nội tim mạch,Chuyên khoa Siêu âm tim
Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp như thế nào? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu về bệnh qua bài viết này.
Nội dung chính
  • 1. Chẩn đoán bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp 
  • 2. Phân tầng nguy cơ bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp
  • 3. Điều trị bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp

1. Chẩn đoán bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp 

Vì mức độ hiếm gặp của bệnh nhưng đôi khi triệu chứng đầu tiên của người bệnh mắc bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp lại là đột tử, do đó để phát hiện các trường hợp bệnh trên thực tế là rất khó khăn, đặc biệt là với trường hợp di truyền mang tính chất gia đình.
Một bộ công cụ được xây dựng bao gồm các tiêu chuẩn: triệu chứng, tiền sử gia đình, bất thường trên điện tâm đồ và biến đổi về mặc cấu trúc, hình thái, chức năng thất phải trên siêu âm tim hoặc cộng hưởng từ được tổng hợp trong 3 bảng dưới đây để chẩn đoán bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp gồm:

Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp

Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp

Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp

Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp

Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp

Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp

Tiêu chuẩn chẩn đoán theo tiêu chuẩn gốc: Chẩn đoán xác định khi người bệnh có

  • 2 tiêu chuẩn chính hoặc
  • 1 tiêu chuẩn chính và 2 tiêu chuẩn phụ hoặc
  • 4 tiêu chuẩn phụ từ các nhóm triệu chứng khác nhau.

Tiêu chuẩn chẩn đoán theo tiêu chuẩn sửa đổi: Chẩn đoán xác định khi người bệnh có

  • 2 tiêu chuẩn chính hoặc
  • 1 tiêu chuẩn chính và 2 tiêu chuẩn phụ hoặc
  • 4 tiêu chuẩn phụ từ các nhóm triệu chứng khác nhau;

- Có khả năng mắc bệnh khi người bệnh có:

  • 1 tiêu chuẩn chính hoặc
  • 2 tiêu chuẩn phụ từ các nhóm triệu chứng khác nhau.

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Phân tầng nguy cơ bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp

Vì mức độ nguy hiểm cũng như nguy cơ đột tử cao của người mắc bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp, các nghiên cứu được thực hiện để tìm một số yếu tố có thể làm tăng tỉ lệ đột tử, giúp bác sĩ lâm sàng phân tầng nguy cơ và hỗ trợ điều trị gồm:

- Người bệnh có ngừng tuần hoàn được cấp cứu thành công.

- Ngất đã loại trừ các nguyên nhân khác nhau, nghĩ nhiều tới do rối loạn nhịp.

- Trên Holter điện tâm đồ 24h xuất hiện rối loạn nhịp thất nguy hiểm: cơn tim nhanh thất ngắn, tim nhanh thất bền bỉ, không bền bỉ, ngoại tâm thu thất (>1000/24h)

- Gây được cơn tim nhanh thất khi kích thích tim bằng thăm dò điện sinh lý

- Chức năng thất trái và / hoặc thất phải suy giảm từ vừa – nặng

- Có đột biến gen từ 2 bệnh liên quan trở lên.

- Người đầu tiên trong thế hệ gia đình mắc bệnh.

- Nam giới

Các yếu tố nguy cơ khác nhau làm tăng nguy cơ đột tử ở mức độ khác nhau

Các yếu tố nguy cơ khác nhau làm tăng nguy cơ đột tử ở mức độ khác nhau

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Điều trị bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp

- Hiện chưa có phương pháp điều trị tối ưu và triệt để cho người bệnh mắc bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp, chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng và dự phòng nguy cơ đột tử.

- Triệu chứng lâm sàng của người bệnh phụ thuộc vào giai đoạn và tăng dần về mức độ nặng, do đó sử dụng thuốc chống các rối loạn nhịp nguy hiểm để điều trị triệu chứng trước khi huyết động có thể bị ảnh hưởng.

- Các triệu chứng đột tử do tim và khả năng gắng sức đã được chứng minh có liên quan tới nhau, do đó người bệnh mắc bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp thường được khuyên hạn chế các hoạt động gắng sức: như lao động nặng hoặc chơi các môn thể thao đối kháng.

- Bên cạnh điều trị và dự phòng các rối loạn nhịp nguy hiểm, người bệnh có bất thường về chức năng và cấu trúc thất trái và / hoặc thất phải như giãn và suy tim vẫn điều trị thuốc suy tim như các người bệnh suy tim khác.

- Ghép tim có thể được cân nhắc nếu tiên lượng người bệnh là phù hợp và yêu cầu chuyên môn của cơ sở phẫu thuật có thể đáp ứng.

a. Thuốc chống rối loạn nhịp

Trong tất cả các nhóm thuốc điều trị rối loạn nhịp thì chẹn beta giao cảm là lựa chọn hàng đầu với người bệnh mắc bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp. Trong số đó, một số nghiên cứu cho thấy atenolol có lợi ích trên nhóm người bệnh đã có rối loạn nhịp thất nguy hiểm hoặc để dự phòng xuất hiện các rối loạn nhịp này. Ngoài ra đôi khi có thể kết hợp thuốc chẹn beta giao cảm với các nhóm thuốc chống rối loạn nhịp khác như amiodarone để cải thiện triệu chứng.

Atenolol, thuốc nằm trong nhóm chẹn beta giao cảm được chứng minh có lợi trên người bệnh mắc bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp

Atenolol, thuốc nằm trong nhóm chẹn beta giao cảm được chứng minh có lợi trên người bệnh mắc bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp

b. Điều trị triệt đốt rối loạn nhịp bằng sóng cao tần (RF)

Nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật mà ngày nay, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp thăm dò điện sinh lý và lập bản đồ dẫn truyền điện học trong tim nhằm phát hiện các vùng cơ chất bất thường để triệt đốt giúp ngăn tái phát các rối loạn nhịp thất nguy hiểm xuất hiện trong bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp. Bên cạnh đó với những người bệnh đã cấy máy ICD giúp hạn chế số lần sốc điện của máy.
Tuy nhiên đây là phương pháp khó, chỉ nên thực hiện tại các cơ sở, trung tâm có kinh nghiệm và áp dụng với những người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa thông thường.

Thăm dò điện sinh lý tim giúp triệt đốt các rối loạn nhịp nguy hiểm

Thăm dò điện sinh lý tim giúp triệt đốt các rối loạn nhịp nguy hiểm

c. Cấy máy phá rung tự động (ICD)

Nhiều nghiên cứu lâm sàng trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng, máy phá rung tự động (ICD) giúp cải thiện nguy cơ tử vong, dự phòng tỷ lệ đột tử ở những người bệnh mắc bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp có các rối loạn nhịp thất nguy hiểm đi kèm.
Hiện tại, chỉ định đặt máy phá rung tự động ICD dựa theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Châu Âu 2015 gồm:

- Đặt máy với những người bệnh sống sốt sau cấp cứu ngừng tuần hoàn do rối loạn nhịp thất hoặc có những cơn nhịp nhanh thất gây rối loạn huyết động. (Chỉ định loại I)

- Đặt máy với những người bệnh có các rối loạn nhịp thất nguy hiểm nhưng chưa ảnh hưởng tới huyết động (Chỉ định loại IIa).

Máy khử rung tự động giúp cải thiện tiên lượng lâu dài của người bệnh

Máy khử rung tự động giúp cải thiện tiên lượng lâu dài của người bệnh

Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/09/2022 - Cập nhật 06/10/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp: Chẩn đoán và điều...

Bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp: Chẩn đoán và điều...

Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp như thế nào? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu về bệnh qua bài viết này.

29/09/2022

379 Lượt xem

6 Phút đọc

Triệu chứng bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp

Triệu chứng bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp

Bệnh cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp gây những triệu chứng nào trên cơ thể người bệnh? Cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

29/09/2022

295 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG