Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em
  • 2. Bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • 3. Khi nào nên đi khám bác sĩ
  • 4. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh sởi ở trẻ em
  • 5. Cách chăm sóc khi trẻ bị sởi
  • 6. Một số câu hỏi về bệnh sởi ở trẻ
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em
  • 2. Bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • 3. Khi nào nên đi khám bác sĩ
  • 4. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh sởi ở trẻ em
  • 5. Cách chăm sóc khi trẻ bị sởi
  • 6. Một số câu hỏi về bệnh sởi ở trẻ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh sởi ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị nhanh chóng

Bệnh sởi ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh do virus gây nên. Nó lây truyền qua đường hô hấp nên dễ gây thành dịch, đặc biệt ở trẻ chưa được tiêm phòng vacxin. Trẻ mắc sởi thường gây ra nhiều khó chịu cho em bé và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các biểu hiện của bệnh, cách chăm sóc trẻ đúng cách để trẻ mau chóng phục hồi và hạn chế lây lan ra cộng đồng.
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em
  • 2. Bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • 3. Khi nào nên đi khám bác sĩ
  • 4. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh sởi ở trẻ em
  • 5. Cách chăm sóc khi trẻ bị sởi
  • 6. Một số câu hỏi về bệnh sởi ở trẻ

1. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi ở trẻ em thường diễn biến qua 4 giai đoạn:

  • Thời kỳ ủ bệnh: Trong 10 đến 14 ngày đầu sau khi nhiễm bệnh, virus sởi lây lan trong cơ thể. Trong thời gian này trẻ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sởi.
  • Thời kỳ khởi phát: bệnh sởi có thể kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tính từ lúc bắt đầu sốt đến lúc bắt đầu mọc sởi, triệu chứng bệnh sởi của thời kỳ này thường bắt đầu bằng sốt cao đột ngột, trẻ sơ sinh sốt cao có thể co giật đi kèm với các triệu chứng viêm long đường hô hấp như ho, hắt hơi, sổ mũi và viêm kết mạc. Khám miệng họng thấy các hạt Koplik màu trắng ở niêm mạc miệng, nó thường xuất hiện vào ngày thứ 2 của sốt và tồn tại trong khoảng 12 – 14 ngày. Đây là dấu hiệu đặc hiệu để chẩn đoán sởi thời kỳ khởi phát.

Phát hiện dấu hiệu hạt Koplik đặc trưng cho sởi

Phát hiện dấu hiệu hạt Koplik đặc trưng cho sởi

  • Thời kỳ toàn phát( hay thời kỳ sởi mọc): trên da xuất hiện ban dạng dát sẩn, không ngứa, màu đỏ tía, sờ mịn, xung quanh ban là da bình thường. Ban sởi thường mọc theo trình tự, ban đầu từ sau tai, gáy, sau đó xuất hiện ở vùng trán, má. Tiếp theo ban mọc lan dần xuống toàn bộ vùng đầu mặt cổ rồi xuống thân mình. Khi ban mọc đến hai chi dưới thì cũng bắt đầu bay ban ở vùng đầu mặt.
  • Thời kỳ lui bệnh (hay thời kỳ ban bay): Ban bắt đầu bay sau khi sởi đã mọc khắp người, trình tự chúng mất đi cũng giống như khi mọc ban sau đó để lại vết thâm trên da.

2. Bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Một số người nghĩ bệnh sởi chỉ là một vết phát ban nhỏ và sốt sẽ hết sau vài ngày, nhưng bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe , đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi.

Các biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng tai: ở trẻ nhỏ, viêm tai giữa là biến chứng thường gặp.
  •  Biến chứng đường hô hấp: Viêm thanh quản, viêm phế quản phổi hoặc viêm phổi.
  •  Biến chứng thần kinh: Có thể gặp viêm não do virus sởi, viêm não chất trắng bán cấp hoặc bội nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não mủ. Nó thường xuất hiện sau mọc ban, có thể muộn sau vài tuần mắc sởi hoặc dài hơn.
  •  Biến chứng đường tiêu hóa: Viêm miệng, hoặc viêm dạ dày ruột gây tiêu chảy cấp hoặc kéo dài.

Bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không?gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe

Bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không?gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Bệnh sởi có khả năng lây nhiễm cao, nên rất dễ lây sang người khác một cách nhanh chóng nếu chưa được tiêm phòng. Vì lý do này, nếu bạn cho rằng con mình mắc bệnh sởi, bạn nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn.

Hoặc khi bạn thấy trẻ có biểu hiện sau cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức:

  • Khó thở.
  • Nhiệt độ cao không giảm sau khi dùng paracetamol hoặc ibuprofen
  • Lú lẫn, lơ mơ.
  •  Co giật.
  • Có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy cấp.

Khi trẻ có biểu hiện của sởi, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ

Khi trẻ có biểu hiện của sởi, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ

Ngoài ra, nếu bé còn chưa rõ biểu hiện ban đầu, bạn có thể đặt câu hỏi miễn phí với bác sĩ khi tài App IVIE - Bác sĩ ơi dưới đây:

Tải app

4. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Cách chẩn đoán bệnh sởi trẻ em

Để chẩn đoán bệnh sởi, thường dựa vào 3 yếu tố:

  •  Dịch tễ: trẻ có tiếp xúc với người mắc bệnh sởi gần đây không? Trẻ đã được tiêm vacxin phòng sởi chưa?
  •  Các triệu chứng theo từng giai đoạn của bệnh như đã nêu trên.
  • Xét nghiệm huyết thanh học để chẩn đoán bằng cách tìm kháng thể IgM xuất hiện trong máu 1 – 2 ngày sau khi phát ban.

Điều trị bệnh sởi cho trẻ em tại nhà

Là cha mẹ, việc lo lắng nếu con bạn mắc bệnh sởi là điều tự nhiên. Bệnh sởi do virus gây bệnh nên dùng kháng sinh không có hiệu quả. Cách trị bệnh sởi ở trẻ em chủ yếu là điều trị hỗ trợ, tình trạng này thường khỏi sau 7 đến 10 ngày và và thực hiện cách ly để tránh lây lan ra cộng đồng. Các biện pháp mẹ có thể làm để giúp đỡ con mình thoải mái hơn như:

  •  Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ tại nhà.
  • Uống nhiều nước.
  • Vệ sinh mắt, miệng họng bằng nước muối sinh lý.
  •  Hạ sốt cho trẻ: Lau người cho trẻ bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi trẻ sốt cao.
  • Theo dõi để phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra ở trẻ để điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh sởi cho trẻ em tại nhà

Điều trị bệnh sởi cho trẻ em tại nhà

Điều trị tại Cơ sở y tế

Trẻ bị mắc bệnh sởi thường được khuyên nên cách ly tại nhà, trừ những trường hợp có biến chứng cần phải nhập viện để điều trị và theo dõi sát. Để đưa bé đi khám, điều trị bệnh sởi, bạn tham khảo một số phòng khám nhi uy tín như:

Tên Cơ sở y tế

Địa chỉ

Mức giá khám

Bệnh viện Thu Cúc

286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

từ 250.000

Tổ hợp Y tế MEDIPLUS

99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

từ 350,000đ

Bệnh viện An Việt

số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

từ 200,000đ

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

52  Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

từ 400,000đ

Phòng khám Thanh Chân

Số 6, Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

từ 200,000đ

Phòng khám Nội CCare

Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội

từ 350,000đ

5. Cách chăm sóc khi trẻ bị sởi

Bệnh sởi có thể truyền virus sang người khác trong khoảng 8 ngày, bắt đầu từ 4 ngày trước khi phát ban xuất hiện và kết thúc khi phát ban đã xuất hiện được 4 ngày. Vì vậy khi trẻ mắc sởi cần cho trẻ cách ly tại nhà, người chăm sóc trẻ cũng cần đeo khẩu trang và rửa tay sau khi tiếp xúc với trẻ. Đồng thời, cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ và chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Ngoài ra các mẹ cần lưu ý tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để trẻ mau chóng khỏe lại.

6. Một số câu hỏi về bệnh sởi ở trẻ

Bệnh sởi ở trẻ em có lây không?

Sởi là một loại virus rất dễ lây lan, sống trong chất nhầy ở mũi và cổ họng của người bị nhiễm bệnh, lây truyền qua đường hô hấp thông qua ho và hắt hơi. Virus vẫn hoạt động và lây lan trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm bệnh trong tối đa 2 giờ. Nếu trẻ hít phải không khí bị ô nhiễm hoặc chạm vào bề mặt bị nhiễm bệnh, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, trẻ có thể bị nhiễm bệnh.

Trẻ bị sởi nên ăn gì?

Nhu cầu về năng lượng và protein ở trẻ em đang mắc bệnh sởi hoặc trong quá trình hồi phục cao hơn bình thường do sốt làm tăng nhu cầu về năng lượng của cơ thể. Vì vậy, các mẹ cần bổ sung đủ carbohydrate, thực phẩm như nước ép trái cây, lúa mạch, súp, sữa trứng là rất cần thiết. Chúng dễ tiêu hóa, hấp thu và đồng hóa và sẽ giúp cơ thể đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.

Hầu hết các trường hợp trẻ cần ăn lỏng trong giai đoạn cấp tính vì không thể nuốt được thức ăn đặc, nguyên nhân có thể là do đau họng, mẩn ngứa, loét miệng trong miệng. Ăn đủ chất lỏng sẽ ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C như ăn cam, chanh, dâu tây và đu đủ vì chúng giúp tăng cường khả năng miễn dịch và kiểm soát phát ban. Đừng quên bổ sung thêm vitamin A trong chế độ ăn uống bằng cách chọn trứng, bông cải xanh, rau bina và thậm chí cả các loại rau có lá màu xanh đậm.

Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm đã qua chế biến, đồ ăn vặt, nhiều dầu mỡ, đóng hộp và có đường. như khoai tây chiên, mứt, thạch, cola, nước ngọt và thực phẩm đông lạnh làm trầm trọng thêm tình trạng

Trẻ bị sởi nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất

Trẻ bị sởi nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất

Bệnh sởi ở trẻ em rất dễ lây lan và có nhiều biến chứng tiềm ẩn. Tuy nhiên, nó có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm chủng. Tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ trẻ và gia đình mà còn ngăn ngừa virus sởi lây lan trong cộng đồng và ảnh hưởng đến những người không thể tiêm phòng. Hãy cho trẻ đi tiêm khi đủ tháng tuổi, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi qua tổng đài 1900.3367, hoặc tải App để được hỗ trợ.

Tải app

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/01/2024 - Cập nhật 25/01/2024
5/5 - (22 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

Khám phụ khoa giúp chị em phụ nữ tự tin về sức khỏe của mình. Để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, việc chọn nơi khám bộ phận sinh dục nữ là rất quan...

22/04/2024

36 Lượt xem

10 Phút đọc

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Có không ít trẻ em bị nổi hạch ở háng, điều này khiến rất nhiều mẹ lo lắng, liệu rằng việc nổi hạch này có ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình không? Chắc hẳn...

20/04/2024

32 Lượt xem

6 Phút đọc

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Khi phát hiện tình trạng nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ đã gây ra tâm lý lo lắng ở đối với các phụ huynh. Chắc hẳn, không ít bậc cha mẹ đã tìm hiểu về hạch này...

20/04/2024

36 Lượt xem

4 Phút đọc

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Sởi là một bệnh truyền nhiễm có độ lây lan nhanh, dễ trở thành dịch do lây qua đường không khí. Nếu không để ý tới những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và ...

20/04/2024

49 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG