Một trong những những bệnh truyền nhiễm cấp tính mà trẻ em thường gặp phải đó là bệnh thủy đậu. Nó có thể gây bệnh cho tất cả mọi người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vậy bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 1 tuổi có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách chữa trị của bệnh thủy đậu như thế nào? Hôm này hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi tìm hiểu rõ về tình trạng này nhé!
Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 1 tuổi
Bệnh thủy đậu (hay còn được gọi với cái tên khác là bệnh trái rạ) ở trẻ sơ sinh là bệnh truyền nhiễm cấp tính và vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân gây ra bởi virus thuộc họ Herpesviruses, tên khoa học gọi là Virus Varicella Zoster (VZV).
Rất nhiều người cho rằng, bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 1 tuổi là lành tính. Thậm chí nhiều quan niệm cho rằng, trẻ sơ sinh mắc thủy đậu không đáng lo ngại vì đã có miễn dịch tự nhiên.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 1 tuổi có triệu chứng như thế nào?
Tuy nhiên, theo các chuyên gia cảnh báo, thủy đậu ở trẻ sơ sinh cũng có thể gây tử vong nếu chủ quan, lơ là. Đặc biệt, khi mắc thủy đậu từ nhỏ. Để lại biến chứng nguy hiểm và gây bất tiện, giảm chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng cho thấy trẻ dưới 1 tuổi bị bệnh thủy đậu
Vì đây là một căn bệnh truyền nhiễm tương đối nguy hiểm. nên việc nhận biết các triệu sớm là điều rất cần thiết.
Các giai đoạn bị bệnh thủy đậu của trẻ
Bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 1 tuổi thường diễn biến thông qua 4 giai đoạn:
Đây là thời kỳ virus bắt đầu tấn công và xâm nhập vào cơ thể của trẻ, chuẩn bị cho thời kỳ phát bệnh. 10 – 20 ngày là thời gian kéo dài của giai đoạn này. Trẻ thường không có bất kỳ triệu chứng và rất khó để nhận biết trong giai đoạn này.
- Giai đoạn khởi phát (phát bệnh)
Trẻ sơ sinh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi ở giai đoạn này. Phát ban đỏ xuất hiện đỏ dần xuất hiện trên da, với đường kính vài milimet trong vòng 24 – 48 giờ đầu. Có thể có hạch sau tai và viêm họng ở một số trẻ.
Trong giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu sốt cao, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu. Trên da xuất hiện các nốt ban đỏ và trở nên nổi mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm. Những nốt này gây cho trẻ cảm giác khác khó chịu, ngứa và rát.
Những mụn nước này xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể và thậm chí có thể xuất hiện cả ở niêm mạc miệng. Ở một số trường hợp có thể có nguy cơ nhiễm trùng nếu gặp các mụn nước lớn hơn, có mủ màu đục.
Sau khoảng 7 – 10 ngày kể từ ngày phát bệnh. Những mụn nước sẽ tự vỡ, khô và bong vảy.
Hình ảnh trẻ dưới 1 tuổi bị thủy đậu
Dưới đây là một số hình ảnh trẻ dưới 1 tuổi để cha mẹ có thể tham khảo:

Trẻ bị thủy đậu nổi mụn nước

Trẻ bị thủy đậu có thể xuất hiện mụn nước ở khắp các vùng cơ thể

Bệnh thủy đậu làm cho trẻ mệt mỏi
Trẻ dưới 1 tuổi bị thủy đậu có nguy hiểm không?
Chắc hẳn rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc “bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 1 tuổi nguy hiểm không?”. Câu trả lời là có.
Bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ do có sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch còn non yếu. Cũng gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách. Có thể dẫn đến các nguy cơ cao tiến triển các biến chứng, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bội nhiễm, khó điều trị, sẹo to,…
Bệnh thủy đậu có thể để lại nhiều biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe như:
Mặc dù tỷ lệ biến chứng của bệnh này rất thấp nhưng không thể loại bỏ nguy cơ. Viêm não có thể có các biểu hiện như sốt cao, co giật, hôn mê, rung nhãn và có thể dẫn đến tử vong.
Đây là một tình trạng của màng não và tủy sống bị viêm nhiễm do virus VZV xâm nhập vào hệ thống thần kinh. Hậu quả là gây ảnh hưởng đến chức năng sống của não và thần kinh.
- Gây nhiễm trùng tại nốt thủy đậu
Biến chứng này có thể gây ra các cơn co giật, nhức đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, nôn mửa. Đây là một biến chứng gây tổn thương trực tiếp trên da.

Bệnh thủy đậu ở trẻ dưới 1 tuổi có nguy hiểm không?
Triệu chứng ban đầu của bệnh này có thể khó thở, sốt cao, ngừng tim, ho khan, mệt mỏi, thở gấp, chán ăn, rối loạn hô hấp,…. Có thể dẫn đến tử vong ở các trường hợp nặng.
Đây là biến chứng do kết quả của việc virus thủy đậu tái hoạt động trong cơ thể và gây ra các triệu chứng. Bệnh thường xảy ra sau nhiều năm mắc thủy đậu và có thể gây các biến chứng như viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm não,…
Xảy ra khi virus xâm nhập vào hệ thống mạch máu và gây viêm nhiễm toàn thân. Nó có khả năng tấn công và gây tổn các cơ quan khác nhau của cơ thể như tim, phổi, não, gan, thận.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 1 tuổi để lại rất nhiều biến chứng nặng nề nếu không được chữa trị và chăm sóc đúng cách. Chính vì vậy, cha mẹ nên đưa con đi khám ngay khi con có những biểu hiện của bệnh thủy đậu để được phát hiện và chữa trị hiệu quả nhất.
Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 1 tuổi
Để điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 1 tuổi có thể áp dụng một số phương pháp sau: Đưa trẻ đến bệnh viện
Để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng sức khỏe cũng như cách điều trị cho trẻ, cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được thăm khám và hướng dẫn chăm sóc phù hợp nhất.
IVIE – Bác sĩ ơi là ứng dụng đặt lịch khám tại nhiều cơ sở y tế lớn nhỏ trên toàn quốc. Việc đặt lịch khám trước tại nhà vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, vừa có thể tham khảo được các giá dịch vụ ở nhiều cơ sở y tế khác nhau. Cha mẹ cũng chủ động hơn trong việc khám chữa bệnh cho con.

Ứng dụng đặt lịch khám tại nhà IVIE - Bác sĩ ơi
Một số cơ sở y tế trên toàn quốc mà cha mẹ có thể tham khảo như: Bệnh viện E, Bệnh viện Thu Cúc, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức,…
Có thể điều trị bằng các loại thuốc kháng virus, hạ sốt, giảm đau và bổ sung thêm vitamin.
- Chăm sóc tại nhà
- Chấm methylen hoặc thuốc tím
Qua bài viết này, IVIE – Bác sĩ ơi tin rằng cha mẹ đã hiểu rõ hơn về bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 1 tuổi. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được tư vấn vui lòng liên hệ qua hotline 1900 3367 hoặc đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được giải đáp kịp thời.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.