Chúng ta thường e dè, sợ sệt khi nhắc đến các bệnh lý về tim mạch. Điều đó hoàn toàn có căn cứ bởi vì tim mạch vốn là một chuyên khoa khó trong y học, thời gian chữa trị lâu dài cùng chi phí đắt đỏ mà người bệnh phải chi trả. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của y học ngày nay, nhiều máy móc và trang thiết bị y tế ra đời giúp chẩn đoán nhanh chóng bệnh tim mạch, từ đó làm giảm những biến chứng, hậu quả khôn lường mà chúng gây ra trên cơ thể người bệnh.
1. Bệnh tim mạch là một trong những bệnh lý nguy hiểm
Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong, cao hơn rất nhiều so với các loại bệnh ung thư (chiếm 19%). Tại Việt Nam, bệnh tim mạch chịu trách nhiệm cho 31% tổng số ca tử vong trong năm 2016 tương đương với hơn 170.000 trường hợp.
Bệnh tim mạch có thể chia làm 2 nhóm chính:
- Nhóm bệnh tim mạch do xơ vữa mạch máu (hoặc liên quan đến xơ vữa mạch máu) như: Bệnh động mạch vành, bệnh tai biến mạch máu não, động mạch ngoại biên và các vi mạch…
- Nhóm bệnh tim mạch không do xơ vữa: Như các bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim và van tim do thấp, bệnh tim liên quan đến nhiễm trùng viêm nội/ngoại tâm mạc nhiễm khuẩn…
Trong hai nhóm trên, bệnh tim mạch thuộc nhóm đầu tiên có liên quan đến xơ vữa động mạch hiện đang trở thành nhóm bệnh lý với tỷ lệ mắc rất cao và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất và để lại gánh nặng to lớn đối với y tế và xã hội.
2. Những biến chứng thường thấy của bệnh tim mạch
Suy tim giai đoạn nặng và tử vong thường là hai biến chứng thường gặp nhất của các bệnh lý tim mạch nếu người mắc bệnh không chủ động chăm lo cho sức khỏe của chính bản thân mình. Chúng ta cần chủ động thăm khám định kỳ, đặc biệt là ở những đối tượng có nguy cơ cao (người lớn trên 65 tuổi, người béo phì,…) và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
a. Suy tim
Các bệnh lý tim mạch thường hướng đến một con đường chung là suy tim. Suy tim được chia làm nhiều mức độ, độ càng nặng chứng tỏ chức năng của tim không còn được đảm bảo để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, lúc này phương pháp ghép tim hay tim nhân tạo để thay thế là điều rất cần thiết.
Cụ thể, trong bệnh cơ tim to, cơ tim bị giãn làm giảm lượng máu lên hệ thống tuần hoàn đến chi phối cho các cơ quan, buộc tim phải tăng cường hoạt động để đảm bảo đủ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Và điều này lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian dài làm tim bị suy kiệt. Suy tim được phân loại thành: Suy tim sung huyết, suy tim trái, suy tim phải, nặng hơn là suy tim toàn bộ.

b. Trụy tim mạch và đột tử
Trụy tim mạch là có thể xuất hiện và gây ra cái chết đột ngột, là một tình trạng bệnh lý cực kỳ nguy hiểm ở những người mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành cấp tính.
Trong tim có một hệ thống dẫn truyền gồ nhiều bộ phận phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ với nhau nhằm kiểm soát nhịp tim ở mức bình thường và duy trì ổn định. Trụy tim xảy ra khi một trong những bộ phận của hệ thống dẫn truyền của tim hoạt động bất thường làm nhịp tim bị rối loạn, tim đột nhiên ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhưng cũng có thể là ngừng đập hẳn. Đây là một tình trạng cực kỳ nguy kịch, người bệnh có nguy cơ cao bị tàn tật do thiếu máu vận chuyển oxy đến não làm tổn thương không hồi phục các tế bào não hoặc nguy cơ bị đột tử.

3. Bệnh tim mạch được biết đến là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
Tổ chức Y tế Thế giới WHO từng tuyên bố: “Đại dịch lớn nhất của loài người - bệnh mạch vành đã đạt đến tỷ lệ rất lớn và ngày càng có nhiều đối tượng trẻ tuổi hơn mắc bệnh. Nó sẽ là đại dịch lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt trong những năm tới, trừ khi chúng ta có thể đảo ngược xu hướng bằng cách nghiên cứu tập trung vào nguyên nhân và cách phòng ngừa”.
Bệnh mạch vành đứng đầu trong danh sách các bệnh tim mạch có tỷ lệ tử vong cao ngất ngưởng, tiếp đến là bệnh tai biến mạch máu não thể nhồi máu.
Một số kết quả nghiên cứu về bệnh tim mạch cho biết các ca tử vong do bệnh lý động mạch vành có xu hướng tăng cao ở những nước chưa phát triển hoặc đang phát triển. Sự gia tăng này có mối liên hệ mật thiết và tỉ lệ thuận với sự gia tăng hình thành một số thói quen không tốt hoặc với các bệnh mãn tính như:
- Thói quen hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu.
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tăng huyết áp
- Sự già hóa dân số cũng là một gánh nặng bệnh tim mạch có xu hướng đang tăng lên ở một số quốc gia phát triển.

4. Khám các bệnh lý về tim mạch trực tuyến cùng với bác sĩ chuyên khoa ngay trên ứng dụng đặt lịch từ xa
Mong rằng bài viết đã gửi đến cho bạn những thông điệp hữu ích về bệnh tim mạch và những biến chứng vô cùng nguy hiểm mà chúng mang lại. Nếu bạn có đã hoặc đang mắc phải các triệu chứng cảnh báo bệnh tim kể trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website IVIE - Bác sĩ ơi hoặc HOTLINE 19003367 hoặc tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi về điện thoại để được hỗ trợ tư vấn một cách chân thành và nhiệt tình nhất.
App IVIE - Bác sĩ ơi là một ứng dụng được sử dụng rộng rãi Việt Nam giúp kết nối y bác sĩ và bệnh nhân từ xa chỉ bằng các bước đặt lịch thăm khám tại nhà đơn giản và rất dễ thực hiện. Đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khó khăn này, IVIE - Bác sĩ ơi đang đồng hành cùng chương trình Bác sĩ ơi, với đội ngũ y bác sĩ đến từ các bệnh viện nổi tiếng trên toàn quốc có thể giúp tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Bạn chỉ cần thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi về điện thoại
Bước 2: Đăng ký/đăng nhập
Bước 3: Truy cập vào mục Bác sĩ ơi và tìm kiếm tên bác sĩ bạn mong muốn
Bước 4: Chọn ngày giờ khám phù hợp.
IVIE - Bác sĩ ơiIVIE - Bác sĩ ơi- tư vấn y tế từ xa, an tâm mùa bệnh dịch

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.