Nhìn chung việc định lượng chính xác số lượng máu ho ra khó khăn, vì máu có thể lẫn đờm, dãi, mức độ nặng nhẹ trong thực hành thăm khám lâm sàng, đặc biệt ở những trường hợp ho ra máu nặng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của bệnh nhân như tình trạng huyết động, mức độ tổn thương phổi của chảy máu, khả năng bù trừ của phổi còn lại, khả năng ho khạc, toàn trạng chung, bệnh lý nền. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về phân độ cũng như biến chứng và phương pháp điều trị đối với tình trạng ho ra máu nhé.
Nội dung chính
- 1. Phân độ của tình trạng ho ra máu
- 2. Biến chứng có thể xảy ra khi xuất hiện tình trạng ho ra máu
- 3. Điều trị tình trạng ho ra máu
1. Phân độ của tình trạng ho ra máu

Dựa vào số lượng máu ho ra, người ra chia ho ra máu với các mức độ
- Ho ra máu nhẹ: Số lượng máu ho r ít, chỉ từ vài mililit đến dưới 50 ml trong 24 giờ. Máu ho ra lẫn với đờm thành những tia máu hoặc đốm máu.
- Ho ra máu trung bình: Khi số lượng máu ho ra từ 50ml đến 200ml trong vòng 24 giờ.
- Ho ra máu nặng: Khi số lượng máu ho ra trên 200ml trong 24 giờ.
Các thể đặc biệt của ho ra máu nặng
- Ho ra máu ‘sét đánh’: Máu ho ra một cách đột ngột, ồ ạt, số lượng lớn, không kịp hoặc không đáp ứng với các thuốc cầm máu, bệnh nhân tử vong do tình trạng mất máu cấp.
- Ho ra máu tắc nghẽn: Máu ho ra đông lại ở khí phế quản, đặc biệt các nhánh phế quản lớn gây tình trạng ngạt thở, bệnh nhân tử vong do tình trạng suy hô hấp cấp.
2. Biến chứng có thể xảy ra khi xuất hiện tình trạng ho ra máu

- Tử vong: Gặp trong ho ra máu nặng, do bị đứt một mạch máu trong phổi, như: vỡ phình mạch Rasmussen trong hang lao…, làm cho bệnh nhân tử vong trong bệnh cảnh mất máu cấp hoặc suy hô hấp do máu đông lại làm bít tắc các khí phế quản.
- Suy tuần hoàn cấp: Gặp trong ho ra máu vừa và nặng. Biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân khó thở, mạch nhanh nhỏ, da xanh tái, hạ huyết áp.
- Viêm phổi sau ho ra máu: Môi trường máu là môi trường thuận lợi cho sự phát triển cho vi khuẩn. Ở bệnh nhân ho ra máu thường bị bội nhiễm hoặc viêm phổi do hít xuống hoặc sau khi ho ra máu, vì vậy trong quá trình điều trị ngoài thuốc cầm máu, cần phối hợp các thuốc kháng sinh để điều trị bội nhiễm phổi cho bệnh nhân.
- Xẹp phổi: Nguyên nhân gây xẹp phổi do cục máu đông hoặc cục đờm làm tắc một nhánh phế quản. Bệnh nhân thấy đau ngực bên xẹp phổi kèm theo khó thở.
- Thiếu máu: Do mất nhiều máu trong quá trình ho ra máu nặng hoặc ho ra máu rải rác, kéo dài trong nhiều ngày cũng làm mất một số lượng máu đáng kể trong khối lượng tuần hoàn chung của cơ thể. Thường là tình trạng thiếu máu đẳng sắc do mất số lượng máu quá lớn.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
3. Điều trị tình trạng ho ra máu
Ho ra máu là một tình trạng cấp cứu, khó tiên lượng về diễn biến cũng như mức độ đáp ứng điều trị, đặc biệt là trong trường hợp ho ra máu nhiều, ho máu tái phát, ho máu số lượng lớn, ho máu ở người có bệnh phổi mạn tính. Do đó, tất cả bệnh nhân ho ra máu cần được đưa đến bệnh viện để theo dõi, chẩn đoán và điều trị.
- Nguyên tắc chung : Cần phải đồng thời cầm máu với điều trị nguyên nhân gây ho ra máu, kết hợp với các biện pháp điều trị hồi sức khác.
- Các biện pháp điều trị cầm máu
Chăm sóc chung
- Bệnh nhân nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, hạn chế vận động, tránh lo lắng kích thích.
- Theo dõi sát số lượng máu ho ra, mạch nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và tình trạng chung của bệnh nhân để có thái độ xử trí kịp thời.

Các thuốc sử dụng trong xử lý ho ra máu
- Các thuốc an thần, giải lo
- Thuốc chống dị ứng
- Thuốc chống co mạch
Điều chỉnh rối loạn đông máu, cầm máu.
Các thuốc chống tiêu sợi huyết
- Các biện pháp hồi sức cấp cứu chung: Làm thông thoáng đường thở, thở oxy thông qua mũi, bồi phụ lượng tuần hoàn đã mất, bồi phụ điện giải, điều trị kháng sinh chống bội nhiễm.
- Các biện pháp can thiệp tích cực khác
- Nội soi phế quản can thiệp bằng ống mềm hoặc ống cứng.
- Chụp động mạch phế quản để phát hiện chỗ đang chảy máu.
- Chỉ định ngoại khoa cho những trường hợp ho ra máu mà các biện pháp xử trí nội khoa không có kết quả, hoặc không hồi phục được.
Qua bài viết trên đây đã hình dung phần nào về tình trạng ho ra máu. Ho ra máu là một tình trạng bệnh lý đáng lo của cơ thể, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vì vậy cần phải có biện pháp phòng ngừa tình trạng này một cách chủ động, hợp lý bằng cách tránh hút thuốc lá, điều trị huyết áp, điều trị triệt để các bệnh về hô hấp,...Nếu thấy có dấu hiệu ho ra máu, bệnh nhân nên đi khám tại bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh, từ đó quyết định phương pháp điều trị cụ thể.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.