Người già run tay chân là một hiện tượng phổ biến thường gặp. Tuy nhiên nếu không được chữa trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy đâu là cách chữa bệnh run tay ở người già hiệu quả? Hãy dành ra ít phút đọc và tham khảo ở bài viết sau của IVIE - Bác sĩ ơi nhé!
Nguyên nhân gây run tay ở người già

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng run tay ở người già
Việc xác định nguyên nhân là điều vô cùng cần thiết giúp bệnh nhân đưa ra chẩn đoán và điều trị tốt hơn. Theo đó, tình trạng run tay ở người cao tuổi thường xảy ra do:
-
Run lành tính: Xảy ra khi vận động quá mức và sẽ dần mất đi khi cơ thể được nghỉ ngơi. Loại run này thường gặp ở bệnh nhân có độ tuổi trên 80 và đi kèm với một số dấu hiệu như: Run lưỡi, đầu gật gù, run môn…
-
Run do Parkinson: Khi thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh dopamine, người bệnh thường có một số biểu hiện: cứng đờ, không giữ được tư thế, khó vận động… Đặc biệt, tình trạng rung không hề thuyên giảm khi cơ thể nghỉ ngơi, gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.
-
Run do chức năng não bộ suy giảm: Một khi chức năng não bộ bị suy giảm sẽ gây rối loạn điều hòa vận động và hình thành nên chứng run tay chân.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: Nghiện rượu, lạm dụng thuốc chống động kinh, mắc teo não bệnh lý thứ phát hay hội chứng cận u.
Tìm hiểu thêm: Bệnh run tay chân là gì?
Cách chữa run tay ở người già
Hiện nay, theo Y học có rất nhiều cách chữa bệnh run tay ở người già hiệu quả. Mỗi phương pháp phù hợp với từng trường hợp khác nhau, bao gồm:
Sử dụng thuốc
Có 4 loại thuốc được chuyên gia chỉ định cho các trường hợp mắc chứng run tay ở người già. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải có sự theo dõi và giám sát của bác sĩ chuyên môn. Cụ thể:
-
Thuốc chẹn beta: Có khả năng hạn chế tình trạng run tay chân nhưng không phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh về hen suyễn, tim mạch…
-
Thuốc chống co giật: Lựa chọn cho những người không đáp ứng với thuốc chẹn beta. Tuy nhiên sẽ có thể xuất hiện các tác dụng phụ như buồn ngủ hoặc buồn nôn, ví dụ thuốc Topiramate và Gabapentin.
-
Thuốc an thần: Trong thành phần của loại thuốc này có khả năng trị run tay, vì vậy thường được bác sĩ chỉ định cho người mắc bệnh. Theo đó, bệnh nhân phải sử dụng thuốc đúng cách theo kê đơn của chuyên gia để tránh các tác dụng phụ.
-
Botox: Phương pháp tác động trực tiếp vào các cơ rung, làm giảm tình trạng run trong tối đa 3 tháng cho 1 lần tiêm.
Vật lý trị liệu

Các phương pháp chữa bệnh run tay hiệu quả cho người lớn tuổi
Đối với người già khó tiếp nhận thuốc có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu tại nhà. Bao gồm các bài tập giúp bệnh nhân cải thiện sức mạnh và kiểm soát cơ bản. Đồng thời kết hợp với các thiết bị thích ứng nhằm giảm ảnh hưởng của tình trạng run đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Kích thích thần kinh
Một cách chữa bệnh run tay ở người già khác đó là kích thích thần kinh bằng thiết bị ngoại vi điện tử. Thay vì sử dụng thuốc hay đeo các thiết bị thích ứng, người bệnh có thể đeo dây Cala Trio quanh cổ tay. Khi có cơ ngoại vi được phát ra, các phản ứng co cơ sẽ được giảm tối đa giúp ngăn ngừa tình trạng run tay.
Phẫu thuật

Phương pháp kích thích não sâu, điều trị Parkinson
Đối với những người bị run tay nghiêm trọng và không thể đáp ứng với các phương pháp sử dụng thuốc thì sẽ được chỉ định làm phẫu thuật. Bao gồm:
-
Kích thích não sâu: Đây là phương pháp đặt đầu dò điện mỏng vào phần não để truyền xung điện và làm gián đoạn các tín hiệu đồi thị.
-
Phẫu thuật siêu âm đồi thị tập trung: Là biện pháp trị run tay không xâm lấn bằng cách sử dụng sóng âm thanh truyền qua da và hộp sọ. Từ đó phá hủy mô não và ngăn chặn tình trạng rung tay ở một số khu vực.
Hai phương pháp trên có hiệu quả chữa trị khá tốt tuy nhiên vẫn gây ra một số nguy hiểm nhất định. Ví dụ như: cảm giác đau, khó cử động, hay đau đầu…
Xem thêm: 7 Cách trị run tay tại nhà hiệu quả, an toàn
Quy trình khám và điều trị run tay ở người già
Khi chữa bệnh cho người cao tuổi, yêu cầu các bác sĩ phải có chuyên môn và áp dụng theo đúng quy trình tiêu chuẩn sau:
Khai thác tiền sử bệnh

Quy trình khám và điều trị bệnh run tay ở người già
Đầu tiên các bác sĩ phải tiến hành khai thác tiền sử bệnh. Mục đích của điều này đó là giúp đưa ra các chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên đối với người cao tuổi, việc khai thác này sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vì vậy các chuyên gia phải nhờ sự can thiệp và hỗ trợ từ người nhà.
Đồng thời đánh giá tình trạng ảnh hưởng của chứng run tay đối với cuộc sống hàng ngày. Nếu trường hợp người bệnh cảm thấy tác động tiêu cực thì nên tích cực điều trị. Ngược lại, nếu người bệnh bị gián đoạn ở mức nhẹ có thể khuyến khích sử dụng thuốc hoặc các phương pháp trị liệu vật lý đơn giản tại nhà.
Tìm hiểu thêm: Tay chân run không kiểm soát là bệnh gì?
Khám thực thể
Sau khi xác định được tiền sử bệnh, bác sĩ cần tiến hành kiểm tra thực thể bằng các bài test đơn giản như: yêu cầu rót nước, cầm bút… Thông qua sự quan sát, các chuyên gia sẽ đưa ra đánh giá và xác định các dấu hiệu thần kinh định vị. Từ đó tìm ra được nguyên nhân gây bệnh run tay ở người cao tuổi một cách chính xác nhất.
Đồng thời, bệnh nhân còn phải thực hiện bài đánh giá chức năng nhận thức. Theo đó, người cao tuổi mắc các chứng suy giảm nhận thức sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp nhận điều trị.
Thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh
Để kết quả thăm khám được chính xác hơn, đội ngũ y bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm máu, hình ảnh X-quang, chụp não cộng hưởng, chụp cắt lớp vi tính… Việc này nhằm loại trừ các bệnh nguyên xuất phát từ các bệnh lý thực thể. Còn lại là 3 nguyên nhân phổ biến thường gặp đó là: Parkinson vô căn, run cơ bản và Parkinson mạch máu.
Quy trình trên giúp đảm bảo người bệnh được chẩn đoán và điều trị đúng cách, cải thiện chất lượng cuộc sống và kiểm soát triệu chứng run tay một cách hiệu quả nhất.
Qua bài viết trên có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng run tay ở người cao tuổi rất đa dạng. Tuy nhiên cũng có rất nhiều cách chữa trị bệnh run tay ở người già đảm bảo an toàn và hiệu quả. Song để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, người bệnh cũng nên cân nhắc về các ưu nhược điểm một cách kỹ càng.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.