Nội dung chính
  • 1. Nhận biết trẻ bị ọc sữa lên mũi? 
  • 2. Trẻ bị ọc sữa lên mũi do đâu?
  • 3. Trẻ bị ọc sữa lên mũi có nguy hiểm không?
  • 4. Cách xử lý khi trẻ ọc sữa lên mũi sao cho đúng?
  • 5. Cách phòng ngừa trẻ bị ọc sữa lên mũi?
Nội dung chính
  • 1. Nhận biết trẻ bị ọc sữa lên mũi? 
  • 2. Trẻ bị ọc sữa lên mũi do đâu?
  • 3. Trẻ bị ọc sữa lên mũi có nguy hiểm không?
  • 4. Cách xử lý khi trẻ ọc sữa lên mũi sao cho đúng?
  • 5. Cách phòng ngừa trẻ bị ọc sữa lên mũi?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi sao cho đúng?

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Trẻ sặc sữa lên mũi là hiện tượng vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Vì vậy bố mẹ cần phải biết cách xử lý khi trẻ ọc sữa lên mũi nhanh chóng, hợp lý và chăm sóc (đặc biệt khi cho con bú) đúng cách thì bé sẽ không mắc phải điều này.
Nội dung chính
  • 1. Nhận biết trẻ bị ọc sữa lên mũi? 
  • 2. Trẻ bị ọc sữa lên mũi do đâu?
  • 3. Trẻ bị ọc sữa lên mũi có nguy hiểm không?
  • 4. Cách xử lý khi trẻ ọc sữa lên mũi sao cho đúng?
  • 5. Cách phòng ngừa trẻ bị ọc sữa lên mũi?

1. Nhận biết trẻ bị ọc sữa lên mũi? 

Trẻ bị ọc sữa lên mũi (sặc sữa) là hiện tượng thường gặp, do mũi và miệng thông với cổ họng nên sữa trào ngược vào đường thở (khí quản, phế quản) thậm chí phế nang khiến trẻ thiếu oxy gây sặc sụa, khó thở, tím tái, có thể ngừng thở. 

Ngoài ra, trẻ bị ọc sữa lên mũi nhiều làm mũi trẻ đau nhức, khó chịu, quấy khóc, gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý và các hoạt động khác của trẻ. Khi đó trẻ chán ăn, không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển trẻ và gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ nếu không xử trí kịp thời (đặc biệt trẻ sơ sinh). Bố mẹ cần chủ động chuẩn bị kiến thức và nắm rõ phương pháp để biết cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi ở trẻ sặc sữa.

 Trẻ bị ọc sữa lên mũi ảnh hưởng đến sức khỏe 

 Trẻ bị ọc sữa lên mũi ảnh hưởng đến sức khỏe 

Bố mẹ cùng các bác sĩ tìm hiểu về hiện tượng trẻ bị ọc sữa lên mũi để chủ động nhận biết các triệu chứng điển hình trẻ bị ọc sữa lên mũi để biết cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi và chủ động phòng và bảo vệ sức khỏe cho con như dưới đây: 

  • Hiện tượng xảy ra lúc đang bú hoặc sau bú, tự nhiên trẻ ho sặc sụa, tím tái và có thể giảm/mất ý thức,

  • Bố mẹ quan sát có thể thấy sữa trào ra mũi miệng (lên mũi 1 cách dễ dàng không có lực).

  • Trường hợp sữa ọc nhiều, nặng trẻ cảm thấy khó thở ngừng thở.

  • Trẻ có thể rơi vào trạng thái kích thích, có thể mềm nhũn hoặc co cứng nếu bố mẹ không phát hiện và xử lý kịp thời. 

gói khám online cho trẻ em

IVIE - Bác sĩ ơi ra mắt gói khám sức khỏe online cho trẻ em. Không giới hạn số lần khám chỉ với 100.000đ/tháng

 

Đăng ký gói khám sức khỏe online cho trẻ em


2. Trẻ bị ọc sữa lên mũi do đâu?

Trẻ bị ọc sữa lên mũi bố mẹ có thể liên hệ với chủ yếu 2 nhóm nguyên nhân (mỗi nhóm nguyên nhân sẽ có một số nguyên nhân điển hình cụ thể). Mỗi căn nguyên có một nhóm dấu hiệu đi kèm, giúp bố mẹ dễ dàng xác định hơn để biết cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi

Cùng các bác sĩ tìm hiểu chi tiết 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu gây ọc sữa lên mũi ở trẻ (đặc biệt trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ) bố mẹ cần lưu ý để định hướng cách xử lý khi phát hiện trẻ bị ọc sữa lên mũi.

Trẻ ọc sữa lên mũi sinh lý

  • Khi miệng họng mũi cùng các van chưa hoạt động đồng bộ với nhau trẻ dễ bị nôn trớ và ọc sữa lên mũi khi phối hợp hoạt động (như vừa bú vừa thở). Là hiện tượng tự nhiên bình thường với những trẻ dưới 6 tháng tuổi. 

  • Khi hệ tiêu hóa của trẻ (đặc biệt trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ) chưa hoàn thiện như van dạ dày và thực quản chưa hoạt động được đồng bộ. Nên khi cho trẻ bú có thể nuốt hơi vào dạ dày, làm trẻ mau no và bố mẹ đặt trẻ nằm nghiêng sẽ dẫn tới trẻ ọc sữa lên mũi.

Trẻ bị sặc sữa là hiện tượng thường gặp, mẹ nên nắm được các cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi

Trẻ bị sặc sữa là hiện tượng thường gặp, mẹ nên nắm được các cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi

Trẻ sặc sữa lên mũi bệnh lý (có yếu tố bất thường tác động)

Bố mẹ cho trẻ bú chưa đúng cách, bú sai tư thế và gặp nhiều sai lầm trong cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi cho đúng: 

  • Giữ trẻ cho trẻ bú sai tư thế: Miệng trẻ ngậm không hết ti sữa, giữ bình sữa không đủ cao … làm trẻ bú không hiệu quả (nuốt khí vào dạ dày, hay bú ít) dẫn tới hiện tượng trẻ chướng bụng, nôn trớ sau bú.

  • Bố mẹ ép trẻ bú, nhiều bố mẹ cố gắng ép trẻ há miệng ra để đổ sữa vào hay bé đói quá nên bú nhanh, bú vội gây nôn trớ, sặc sữa lên mũi và ảnh hưởng tâm lý trẻ.

  • Trẻ vừa ngủ vừa bú (phản xạ bú sơ sinh ở trẻ): Nhiều phụ huynh có thói quen cho trẻ nằm bú bình hay vừa ngủ vừa bú. Khi ấy, miệng trẻ ngậm ti và sữa vẫn chảy nhưng không nuốt gây trào ngược (đặc biệt khi thở mạnh) trẻ hít sữa lên mũi dẫn tới sặc sữa lên mũi.

  • Cho trẻ nằm ngay sau khi bú (đặc biệt trẻ sơ sinh dễ chìm vào giấc ngủ sau bữa bú no), nên nhiều bố mẹ sẽ đặt bé nằm ngủ ở tư thế ngửi hoa. Điều này dễ gây sặc sữa lên mũi ở trẻ, đặc biệt dễ khiến bé không thể tự thoát khỏi cơn khó thở, ngạt và sau đó cũng không theo dõi trẻ thường xuyên

  • Trẻ từ 3 tháng tuổi bắt đầu hóng chuyện, vừa cho vừa hóng bé ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt thậm chí toét miệng cười, sữa tràn vào khí quản gây sặc sữa lên mũi.

  • Sử dụng bình sữa có lỗ ở núm to làm sữa chảy nhiều, trẻ không nuốt kịp và gây ọc sữa lên mũi.

Khi trẻ ọc sữa lên mũi, sữa sẽ đi vào đường hô hấp nếu không phát hiện và biết cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi kịp thời, hợp lý sẽ gây ngạt thở, dẫn đến các thương tổn nặng như (xuất huyết não, chết não … thậm chí tử vong).

Cách cho trẻ ngậm bắt bắt vú đúng để tối ưu cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi

Cách cho trẻ ngậm bắt bắt vú đúng để tối ưu cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi

3. Trẻ bị ọc sữa lên mũi có nguy hiểm không?

Trẻ bị ọc sữa lên mũi là hiện tượng thường gặp và nhiều nguyên nhân gây nên. Dù nguyên nhân là gì, dấu hiệu ban đầu quan sát chưa ảnh hưởng đến toàn trạng trẻ thì tình trạng ọc sữa ở trẻ em đều rất nguy hiểm (bố mẹ cần tìm hiểu kỹ cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi kịp thời, hiệu quả). 

  • Khi trẻ bị ọc sữa lên mũi thì sữa có thể tràn vào đường thở, khí quản, phế nang và sẽ cản trở quá trình trao đổi oxy, gây tắc đường hô hấp. Trẻ thiếu oxy, giảm oxy tới các cơ quan có thể gây hô hấp ngừng thở và ảnh hưởng nhiều cơ quan khác (ức chế hoặc kích thích thần kinh, tổn thương hệ tuần hoàn …)

  • Hay nếu để tình trạng ọc sữa lên mũi kéo dài, dịch vị giàu acid trào ngược lên thực quản, họng, mũi, thanh quản và gây tổn thương, dẫn đến các bệnh lý đường hô hấp như viêm thanh quản cấp/mạn tính, viêm phổi, viêm mũi họng mạn tính …

Vì vậy, với trẻ bị ọc sữa lên mũi, bố mẹ cần đặc biệt chăm sóc cẩn thận và chú ý cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi nhanh chóng. Nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám Nhi khoa, chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Phụ huynh có thể khám nhi online để được tư vấn hỗ trợ từ xa tại nhà.

Khám từ xa với bác sĩ nhi khoa online 24/24

Khám từ xa với bác sĩ nhi khoa online 24/24

Một số bác sĩ khám nhi online 24/24 có lịch khám thường xuyên, được nhiều bậc phụ huynh đánh giá tốt về tư vấn tận tình và hiệu quả điều trị như:

  • Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, là Bác sĩ đầu ngành trong thăm khám và chẩn đoán bệnh lý chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, 25 năm kinh nghiệm đã thực hiện hơn 1,000 lượt khám online;

  • Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Bác sĩ nội trú Bệnh viện Nhi trung ương, hơn 10 năm kinh nghiệm và đã thực hiện hơn 7,000 lượt khám online;

  • Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Tuấn, Bệnh viện Nhi trung ương, gần 10 năm kinh nghiệm, thực hiện hơn 3,000 lượt khám nhi online, có thể tư vấn các bệnh lý truyền nhiễm, tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ;

  • Bác sĩ Đàm Nhật Thanh, Bác sĩ chuyên khoa II, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị tai mũi họng ở trẻ em;

  • Cùng nhiều bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm khác.

1900 3367

4. Cách xử lý khi trẻ ọc sữa lên mũi sao cho đúng?

Cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi hiệu quả thứ tự từng bước (được mô tả ở phần dưới). Sau mỗi bước, tình trạng trẻ đã ổn định trở lại thì có thể dừng lại quan sát, xử lý tiếp. 

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sặc sữa lên mũi, bố mẹ cần thực hiện sơ cấp cứu cơ bản ngay lập tức

Đầu tiên: Thay đổi tư thế, bố mẹ cho trẻ ngồi dậy (hoặc bế bé ở tư thế ngồi)

  • Khi ở tư thế ngồi, trẻ dễ dàng ho (phù hợp cấu trúc giải phẫu đường hô hấp) và phun sữa ra ngoài. 

  • Nếu thấy trẻ ho được đồng nghĩa đường thở tắc ít, tống được các dị vật có thể gây tắc đường hô hấp. 

  • Lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác. 

Trẻ được đặt ở tư thế ngồi để dễ dàng ho, phun sữa ra khi trẻ bị ọc sữa lên mũi

Trẻ được đặt ở tư thế ngồi để dễ dàng ho, phun sữa ra khi trẻ bị ọc sữa lên mũi

Thứ 2: Thực hiện hút sữa cho trẻ (bước sơ cứu cơ bản đầu tiên)

  • Nếu quan sát thấy da trẻ tím tái hơn (đặc biệt quanh miệng, đầu chi), khó thở (chậm/nhanh, hay trẻ thở gắng sức mệt nhiều) bố mẹ cần hút sữa từ mũi và miệng ngay (nhằm khai thông đường thở có dấu hiệu tắc nghẽn). 

  • Bố mẹ có thể dùng miệng của mình hút sữa, hút nhanh và mạnh. Sau đó kích thích trẻ (bằng cách gây đau vừa phải như nhéo da) để bé thở ra được. 

Lưu ý: Bố mẹ cần thực hiện đồng thời cả hút mũi (sữa) một cách nhẹ nhàng (tránh tổn thương niêm mạc) và vỗ lưng ấn ngực cho trẻ. Tức là cần có người hỗ trợ hút mũi phối hợp với vỗ lưng, ấn ngực (nhằm khai thông đường thở, hỗ trợ tim phổi trẻ). 

Cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi nhanh chóng, hợp lý sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng nguy hiểm. 

Thứ 3: Thực hiện dốc ngược lên và vỗ rung nhẹ 

  • Sau khi thực hiện xong bước 2 (hút sữa cho trẻ), bé vẫn có biểu hiện khó thở (nhịp thở bất bất thưởng, thở khó khăn gắng sức) hay da tím tái … thì bố mẹ hãy dốc ngược bé lên.

  • Cho bé nằm úp dọc theo cánh tay (tay thuận và đỡ một cách cẩn thận), tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng (vỗ theo đợt, mỗi đợt 5 vỗ). 

  • Sau đó, lật bé trở lại tư thế ban đầu, quan sát xem bé đã ọc sữa ra hết chưa và có bất thường gì về hô hấp (khó thở, tắc nghẽn, tím tái ..)

Thứ 4: Thực hiện ấn ngực trẻ

  • Khi hoàn tất bước 3 (lặp lại 3-5 lần), bé vẫn không có dấu hiệu thở hay có dấu hiệu suy hô hấp thì bố mẹ đặc biệt lưu ý, tình trạng của trẻ cần cấp cứu khẩn trương.

  • Đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu (ngửa đầu trẻ), một tay ấn nhẹ vào ngực của bé để bé hít thở (thực hiện cấp cứu tuần hoàn cơ bản ở trẻ có dấu hiệu suy tuần hoàn và suy hô hấp)

Vỗ lưng, ấn ngực trẻ giúp trẻ khai thông đường thở (phun hết sữa gây tắc nghẽn) và giúp hỗ trợ trẻ về tuần hoàn, hô hấp.

Vỗ lưng, ấn ngực trẻ giúp trẻ khai thông đường thở (phun hết sữa gây tắc nghẽn) và giúp hỗ trợ trẻ về tuần hoàn, hô hấp.

Thứ 5: Cho trẻ đi cấp cứu

  • Trong thời gian đợi xe cấp cứu, quan sát thấy trẻ vẫn chưa bình thường trở lại (như có dấu hiệu thở khó khăn, sữa vẫn còn ..) bố mẹ cần thực hiện lại từ bước 2, 3, 4 suốt cả thời gian đưa trẻ đến bệnh viện.

  • Khi cấp cứu trẻ sặc sữa thành công, bố mẹ nhớ hút mũi để hút sữa còn đọng trong mũi trẻ

5. Cách phòng ngừa trẻ bị ọc sữa lên mũi?

Trẻ ọc sữa lên mũi là hiện tượng thường gặp (do các nguyên nhân như kể trên), bố mẹ nên áp dụng các phương pháp phòng ngừa để cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa lên mũi hiệu quả.

  • Bố mẹ áp dụng chăm sóc trẻ đúng cách (cho trẻ ăn đúng tư thế, đúng cách, phù hợp lứa tuổi)

  • Lựa chọn núm vú trẻ bú lỗ có độ to nhỏ phù hợp. Quan sát trẻ bú, để ước chừng khoảng cách giữa các lần bú sẽ giảm tỉ lệ bị sặc sữa.

  • Cho trẻ bú ở nơi yên tĩnh, không vui đùa khi trẻ bú để tránh trẻ bị phân tâm, hay kích thích làm tăng nguy cơ sặc sữa.

  • Bố mẹ cho trẻ đúng tư thế để bé ngậm bắt vú tốt, nếu trẻ bú bình thì cần nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày và bé có bữa bú hiệu quả.

  • Mỗi lần bú theo nhu cầu trẻ, tránh để trẻ quá đói hoặc quá no, mẹ nên điều chỉnh dòng sữa (dùng tay bóp đầu vú) phù hợp tốc độ bú của trẻ. 

  • Khi thấy trẻ ho, quấy khóc, không phối hợp hoặc quan sát thấy trẻ bị sặc sữa cần dừng lại một lúc nữa rồi cho trẻ bú lại và nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.

  • Lựa chọn sữa công thức hợp lý (nếu có) giảm phần nào hiện tượng ọc sữa lên mũi trẻ.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 13/02/2023 - Cập nhật 11/08/2023
4.8/5 - (24 đánh giá)

ĐẶT KHÁM DỄ DÀNG VỚI IVIE - Bác sĩ ơi

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

6 Địa chỉ khám bộ phận sinh dục nữ an toàn, uy tín tại Hà...

Khám phụ khoa giúp chị em phụ nữ tự tin về sức khỏe của mình. Để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, việc chọn nơi khám bộ phận sinh dục nữ là rất quan...

22/04/2024

11 Lượt xem

10 Phút đọc

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Nổi hạch ở háng trẻ em? Mẹ nên làm gì

Có không ít trẻ em bị nổi hạch ở háng, điều này khiến rất nhiều mẹ lo lắng, liệu rằng việc nổi hạch này có ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình không? Chắc hẳn...

20/04/2024

25 Lượt xem

6 Phút đọc

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ: Cách xử lý kịp thời

Khi phát hiện tình trạng nổi hạch sau gáy ở trẻ nhỏ đã gây ra tâm lý lo lắng ở đối với các phụ huynh. Chắc hẳn, không ít bậc cha mẹ đã tìm hiểu về hạch này...

20/04/2024

24 Lượt xem

4 Phút đọc

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và cách điều trị

Sởi là một bệnh truyền nhiễm có độ lây lan nhanh, dễ trở thành dịch do lây qua đường không khí. Nếu không để ý tới những dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi và ...

20/04/2024

33 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG