Vàng da vàng mắt là một tình trạng thường gặp. Không chỉ ở những trẻ sinh non thiếu tháng mà còn xuất hiện cả ở những trẻ sinh đủ tháng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt do đâu? Mẹ phải xử lý như thế nào khi gặp tính trạng này? Hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi tìm hiểu ngay ở bài viết dưới này nhé!
1. Triệu chứng, dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt
Hiện tượng mắt bị vàng ở trẻ sơ sinh là tình trạng kết mạc hay còn gọi là lòng trắng mắt có màu vàng. Đây là biểu hiện của phần lớn trẻ sinh non và đủ tháng. Triệu chứng này thường xuất hiện sau tháng đầu tiên sau sinh. Đặc biệt là hai tuần đầu và là biểu hiện của hội chứng vàng da (sinh lý hoặc bệnh lý).

Triệu chứng, dấu hiệu của trẻ sơ sinh vàng da vàng mắt?
Có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt bằng mắt thường nếu đủ ánh sáng. Một số bé có làn da hơi ngăm đen hoặc đỏ hồng có thể khó nhận biết hơn. Dùng ngón cái ấn nhẹ vào da trong vài giây rồi thả tay ra để kiểm tra bé có bị vàng da hay không. Nếu trẻ bị vàng da, vùng da ấn sẽ có màu vàng.
2. Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt - do nguyên nhân nào?
Lý do mà trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt là vì nồng độ bilirubin cao hơn mức bình thường. Đối với người lớn và trẻ em, bilirubin sẽ được gan xử lý và đào thải qua ruột. Tuy nhiên, đối với trẻ mới sinh, các cơ quan bên trong cơ thể đang tiếp tục phát triển, trong đó có gan.

Sinh non cũng là một trong số những nguyên nhân khiến trẻ bị vàng da vàng mắt
Vì vậy, cơ thể trẻ chưa thể đào thải bilirubin, làm cho nó bị ứ đọng ở trong gan, mật gây vàng da, vàng mắt. Những trường hợp có thể làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt:
- Những trẻ sinh trước 37 tuần: Sinh non hay sinh thiếu tháng.
- Trẻ mới sinh không được bú mẹ hoặc không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
- Có nhóm máu không tương thích giữa mẹ và con. Kháng thể tích tụ bên trong cơ thể trẻ gây phá hủy các tế bào hồng cầu, làm gia tăng bilirubin đột ngột.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt cũng có thể do các yếu tố nguy cơ sau:
- Trẻ bị nhiễm trùng máu.
- Trẻ mắc các bệnh về gan, mật (nguyên nhân lây từ mẹ).
- Mắc phải chứng thiếu enzyme.
- Trẻ bị bầm tím lúc sinh hoặc xuất huyết trong.
3. Có nguy hiểm không khi trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt?
Theo nghiên cứu của các bacs sĩ cho thấy, trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số nguy hiểm về não như:
- Giai đoạn sớm: Trẻ bị vàng da nhiều và màu có dấu hiệu đậm hơn, thường xuyên ngủ gà, bú kém và giảm trương lực cơ rõ rệt.
- Giai đoạn trung gian: Trẻ có dấu hiệu tăng trường cơ nhiều, lừ đừ, dễ bị kích thích mạnh. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện các triệu chứng sốt, khóc, lơ mơ.
- Giai đoạn nặng: Hệ thần kinh trẻ bị tổn thương, có dấu hiệu suy nhược thần kinh và khó có thể hồi phục được. Trẻ hay khóc thét lên, bú khó khăn và thậm chí có cơn ngừng thở hoặc hôn mê.
4. Cách xử lý trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt
Khi mới sinh ở bệnh viện, sau khi sinh, trẻ thường được thăm khám thường xuyên trong 3 ngày đầu. Cũng trong khoảng thời gian này, cha mẹ và người chăm sóc nếu nhận biết sớm hơn trẻ bị vàng da thì cần báo ngay với bác sĩ.
Phần lớn, các trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, trẻ vẫn cần được theo dõi kỹ lưỡng.

Phải xử lý như thế nào khi trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt?
Hơn nữa, sau khi xuất viện về nhà, cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu phát hiện trẻ bị vàng da hoặc mức độ vàng da vàng mắt ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt sau hai tuần mà chưa hết. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm, để kiểm tra nồng độ bilirubin cũng như các rối loạn khác trong cơ thể nếu có. Thông thường, trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý nếu được bú mẹ hoặc sữa công thức đầy đủ, tăng cân thì tự khỏi.
Hiện nay, phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh chủ yếu là cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng. Thông qua việc cho con bú hoặc truyền dịch để tăng tốc độ chuyển hóa và đào thải bilirubin, đồng thời trẻ được chiếu đèn. Trong trường hợp trẻ nghi ngờ bị nhiễm độc thần kinh thì sẽ được truyền máu.

Chiếu đèn - một trong những phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh
Có nhiều lời khuyên cho rằng, tắm nắng có thể giúp làm giảm tình trạng này. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh về biện pháp này và nó chỉ có tác dụng ở những trẻ vàng da ở mức độ nhẹ.
IVIE – Bác sĩ ơi là ứng dụng đặt lịch tư vấn y tế từ xa tại nhà. Được kết nối với nhiều các cơ sở y tế lớn nhỏ trên toàn quốc. Sau sinh các mẹ thường rất bận rộn, thậm chí không có thời gian để nghỉ ngơi. Vì vậy, việc đặt lịch khám trước là một điều rất tốt.

IVIE - Bác sĩ ơi, ứng dụng chăm sóc sức khỏe chủ động
Việc này giúp các mẹ chủ động hơn về thời gian, tiết kiệm chi phí và thời gian chờ đợi. Ngoài ra, trước khi đặt lịch còn được trao đổi thông tin kỹ càng với bác sĩ và tham khảo bảng giá dịch vụ ở nhiều cơ sở y tế khác nhau. Dưới đây là một số cơ sở y tế mà IVIE – Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn:
- Phòng khám Chuyên khoa Nội CCARE
Thời gian khám: Từ 7h – 19h tất cả các ngày trong tuần.
Giá dịch vụ: 350.000đ
Thời gian khám: Sáng 7h30 – 12h00. Chiều 13h00 – 16h30
Giá dịch vụ: 500.000đ
- Phòng khám Đa khoa Việt Hàn
Thời gian khám: Sáng 8h00 – 11h30. Chiều 13h00 – 17h00
Giá dịch vụ: 150.000đ
Với những chia sẻ ở bài viết trên, IVIE – Bác sĩ ơi hy vọng rằng các mẹ sẽ hiểu hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt. Mẹ cần đặt lịch khám hoặc sự tư vấn từ những bác sĩ vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.3367 hoặc đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.