Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước
  • 2. Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước có nguy hiểm không?
  • 3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước
  • 2. Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước có nguy hiểm không?
  • 3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cách xử lý trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước là hiện tượng thường gặp ở trẻ bú sữa mẹ đặc biệt ở trẻ sơ sinh (=<28 ngày tuổi). Một số trường hợp là đặc điểm sinh lý tự nhiên và bố mẹ không cần quá lo lắng, nhưng có trường hợp là dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn của trẻ. Vì vậy bố mẹ cần quan sát tình trạng đi ngoài ở trẻ kèm các dấu hiệu bất thường khác (nếu có) để chăm sóc tại nhà hợp lý và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời hạn chế bệnh trở nặng.
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước
  • 2. Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước có nguy hiểm không?
  • 3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước

Theo sinh lý bình thường, 1 đến 2 ngày đầu sau sinh trẻ đi ngoài phân su có màu xanh đen, sệt và dính. Sau đó, tính chất phân trẻ sẽ phụ thuộc vào trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hay dùng thêm các loại sữa công thức. 

Đặc điểm bình thường của phân tương ứng với tình trạng dinh dưỡng bổ sung ở trẻ sơ sinh

Đặc điểm bình thường của phân tương ứng với tình trạng dinh dưỡng bổ sung ở trẻ sơ sinh

Bố mẹ quan sát trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước có thể tham khảo một số nguyên nhân thường gặp dưới:

  • Là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ, vì trong sữa mẹ có thành phần mới với hệ tiêu hóa mà trẻ cần thích nghi trong giai đoạn đầu ra đời hay cặn sữa tích tụ. Điều này càng được khẳng định khi trẻ vẫn bú tốt và ngủ ngoan, không có dấu hiệu bất thường khác kèm theo, có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng sau sinh. 

  • Do mẹ thay đổi chế độ ăn uống (như ăn hải sản hay các đồ cay nóng …) nên tính chất sữa mẹ có sự thay đổi. Hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh còn non nớt và trong quá trình thích nghi nên dễ bị kích ứng với sự thay đổi đó làm trẻ đi ngoài lỏng kèm bất thường phân 

  • Trẻ không tiêu thụ được lactose hay các loại protein gây đi ngoài nhiều lần: Đường lactose và protein có trong các loại sữa và khi cơ thể trẻ không tiết đủ các loại enzyme tiêu hóa chúng và gây tích lũy cơ thể.

Trẻ không tiêu thụ được lactose gây đau bụng và đi ngoài nhiều lần

Trẻ không tiêu thụ được lactose gây đau bụng và đi ngoài nhiều lần

  • Việc tiêm phòng có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước bởi một số phản ứng sau tiêm vaccin tùy từng cơ địa trẻ. Bố mẹ cần quan sát thêm các dấu hiệu kèm theo ở trẻ nếu có như khó thở, tim đập nhanh, tím tái hay mệt nhiều đáp ứng chậm…cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế để xử trí kịp thời. 

  • Trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa bởi các loại virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng (hiếm gặp) xâm nhập có thể khiến trẻ đi ngoài phân lỏng kèm hạt vàng. Ngoài ra, trẻ thường kèm theo sốt cao, quấy khóc nhiều, nôn hay phân nhầy, thậm chí tình trạng nặng như mất nước, rối loạn điện giải và ảnh hưởng toàn trạng nhiều. Vì vậy bố mẹ cần quan sát kỹ và đưa trẻ đi khám.

  • Khi trẻ dùng các loại thuốc (kháng sinh điều trị …) cũng có thể khiến trẻ đi ngoài phân hạt vàng kèm nước vì một số tác dụng phụ thuốc. Trong trường hợp này, khi dừng thuốc thuốc 2-3 ngày trẻ sẽ khỏi.

Vì vậy nếu bố mẹ có ý định sử dụng thuốc để điều trị cho trẻ cần tham khảo kỹ và cần được bác sĩ tư vấn và kê đơn sử dụng. 

Hình ảnh phân hạt vàng kèm nước ở trẻ sơ sinh

Hình ảnh phân hạt vàng kèm nước ở trẻ sơ sinh

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước có nguy hiểm không?

Việc trẻ đi ngoài phân hạt vàng kèm nước như hoa cà hoa cải có thể là đặc điểm sinh lý bình thường, tự nhiên nhưng bố mẹ quan sát màu sắc và tính chất phân ở trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước cùng các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đi khám kịp thời.

Khi trẻ vẫn bú tốt, ngủ ngoan và không kèm theo dấu hiệu bất thường nào khác thì bố mẹ không nên lo lắng quá. Tuy nhiên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị khi quan sát thấy một trong các dấu hiệu: 

  • Toàn trạng trẻ ảnh hưởng, trẻ ăn kém hay thậm chí bỏ ăn, quấy khóc nhiều hơn, ngủ rất ít;

  • Trẻ sốt cao không cải thiện, nôn nhiều, da tím tái hơn hay quan sát trẻ li bì đáp ứng kém hơn;

  • Trẻ đi ngoài phân có kèm thêm nhầy máu, có bọt bất thường hay mùi tanh hôi hơn những ngày trước;

  • Trẻ gặp tình trạng đi ngoài phân nhạt màu, gợi ý dấu hiệu bệnh lý gan tiềm ẩn;

  • Trẻ sơ sinh đi ngoài hạt vàng kèm nước nhiều lần trong ngày (trẻ sơ sinh đi ngoài 10 lần một ngày) hay diễn ra nhiều ngày, có thể gây mất nước ở trẻ và bố mẹ cần đặc biệt lưu ý;

Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt kèm vàng nước hay quấy khóc kèm các bất thường khác nên cho con đến bệnh viện để theo dõi

Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt kèm vàng nước hay quấy khóc kèm các bất thường khác nên cho con đến bệnh viện để theo dõi

Những trường hợp này, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được khám, điều trị và theo dõi sát để xử trí kịp thời vì đây là tình trạng nặng ở trẻ. 

IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu một số địa chỉ phòng khám nhi được nhiều người tin tưởng tại Hà Nội, cha mẹ có thể tham khảo đặt lịch thăm khám theo mong muốn: 

Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Mức giá khám Lưu ý
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội 400,000đ  
Tổ hợp Y tế MEDIPLUS Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội 350,000đ  
Bệnh viện An Việt Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám ĐKQT Thanh Chân Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội 200,000đ  
Phòng khám Nội CCare Nguyễn Xiển, Đại Kim, Hà Nội 350,000đ Có Bác sĩ khám tại nhà
Phòng khám Đa khoa Đông Tây Hàm Nghi, Mỹ Đình 2, Hà Nội 200,000đ  

Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Cha mẹ có thể đặt lịch trước bằng cách gọi tổng đài 1900 3367 để được hỗ trợ đặt khám ưu tiên, không lo xếp hàng chờ đợi hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

1900 3367

Tư vấn và đặt khám Nhi tại Bệnh viện, Phòng khám uy tín gần nhất


Cha mẹ có thể đặt lịch khám nhi online với bác sĩ giàu kinh nghiệm tại bệnh viện tuyến đầu để được giải đáp thắc mắc, chăm sóc hiệu quả trong thời gian theo dõi và điều trị trẻ tại nhà. IVIE - Bác sĩ ơi gợi ý cho bạn top bác sĩ khám nhi online uy tín dưới đây:

Cha mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh từ xa với bác sĩ

Tải app

Khám nhi online tại nhà, qua cuộc gọi trực tuyến bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc online và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám nhi online tại nhà với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước

Bố mẹ quan sát thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước còn nhiều lo lắng và lúng túng trong tìm cách xử trí hợp lý. Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc bố mẹ tham khảo để chăm sóc trẻ tại nhà khoa học, nhanh chóng cải thiện tình trạng và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời khi cần. 

  • Khuyến cáo bố mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú hoàn toàn sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp hệ miễn dịch trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ. 

  • Đặc biệt cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho mẹ với trẻ bú sữa mẹ, mẹ cần ăn uống khoa học đủ chất dinh dưỡng và tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu đạm như các loại thịt, protein từ các loại hạt, cá.

  • Không được sử dụng chất kích thích như đồ ăn nhanh, cà phê, rượu bia, thuốc lá hay các sản phẩm chứa nhiều chất tạo màu hóa học khác. Vì với trẻ bú sữa mẹ thì nguồn dinh dưỡng và thành phần sữa mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hóa ở trẻ. 

  • Quan tâm bù nước và điện giải là chăm sóc ưu tiên ở trẻ đi ngoài phân hạt kèm nước và đi ngoài nhiều lần ở trẻ sơ sinh nhằm dự phòng mất nước cùng diễn biến nặng như rối loạn toan kiềm điện giải và ảnh hưởng xấu tới toàn trạng. Cho trẻ sơ sinh bú nhiều hơn để bù lượng nước mất.

Cho trẻ sơ sinh bú nhiều hơn để bù lượng nước mất

Cho trẻ sơ sinh bú nhiều hơn để bù lượng nước mất

  • Nếu trẻ uống sữa công thức đi ngoài như vậy bố mẹ có thể bổ sung một số thực phẩm, men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa hồi phục nhanh hơn (bố mẹ tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng)

  • Bố mẹ tìm hiểu chăm sóc và vệ sinh trẻ sạch, khoa học để hạn chế lây lan xung quanh trẻ. Quan sát trẻ thật cẩn thận để nắm được diễn biến bệnh trẻ, đặc biệt ở sơ sinh diễn biến rất nhanh (như số tính chất phân, số lần đi ngoài hay triệu chứng kèm theo nếu có…). 

  • Không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc cầm đi ngoài khi chưa có kê đơn của bác sĩ. 

  • Trong trường hợp trẻ sốt (>=38,5 độ C) bố mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo kg cân nặng và theo dõi sát diễn biến toàn trạng trẻ. 

  • Nguồn dinh dưỡng ở hệ đường ruột trẻ sơ sinh chủ yếu là sữa mẹ (nếu mẹ không đủ sữa sẽ bổ sung thêm sữa công thức). Khi ấy tính chất phân phụ thuộc vào tính chất sữa mẹ hay loại sữa công thức bổ sung thêm cho trẻ. Vì vậy, các bà mẹ cần quan tâm đến chất lượng bữa ăn của mình và vệ sinh sạch núm vú khi cho trẻ bú. Nếu trẻ dùng sữa công thức, cần tìm hiểu cách pha sữa khoa học (đúng tỷ lệ, vệ sinh sạch bình đặc biệt đầu núm bình …) sẽ góp phần dự phòng hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng kèm nước.

Trong trường hợp trẻ sốt (>=38,5 độ C) bố mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo kg cân nặng

Trong trường hợp trẻ sốt (>=38,5 độ C) bố mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo kg cân nặng

Khi quan sát trẻ bú tốt, ngủ ngon và phát triển bình thường, bố mẹ không cần lo lắng hay quá lúng túng khi trẻ đi ngoài như vậy. Vì có thể những hạt vàng tách nước trong phân là bình thường ở hệ tiêu hóa và trẻ vẫn hấp thu tốt. Nếu thấy trẻ có những bất thường khác kèm theo, cần quan sát kỹ và bình tĩnh xử trí các bước như trên. Bố mẹ có thể hỏi đáp với bác sĩ thông qua IVIE - Bác sĩ ơi để được bác sĩ thăm khám từ xa ngay tại nhà.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 01/08/2023 - Cập nhật 07/08/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng: Cách xử lý ngay kẻo muộn

Mắt trẻ bị đỏ lòng trắng là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Đa số thường nhẹ có thể tự khỏi hoặc chỉ cần...

24/08/2023

3599 Lượt xem

8 Phút đọc

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

20+ Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mẹ cần chú ý

Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời thơ ấu là khoảng thời gian trẻ phát triển thị lực khỏe mạnh. Nếu...

14/08/2023

9900 Lượt xem

12 Phút đọc

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ 2 tuổi nháy mắt liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ em 2 tuổi bị nháy mắt liên tục không hiếm gặp, có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên nháy mắt thường xuyên hiếm khi do các tình trạng nghiêm trọng...

04/08/2023

9313 Lượt xem

8 Phút đọc

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng

Bé gái bị hăm vùng kín phải làm sao là một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm do nó xuất hiện rất phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Các trường hợp nhẹ thường...

03/08/2023

12600 Lượt xem

10 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG