Nội dung chính
  • 6 loại lá tắm cho trẻ bị tay chân miệng
  • Cảnh báo quan trọng khi tắm cho trẻ bị tay chân miệng
  • Theo dõi và nhận biết khi dấu hiệu bệnh trở nên nặng hơn
  • IVIE – Bác sĩ ơi gợi ý những Bác sĩ chuyên khoa nhi giỏi – chuyên môn tốt
Nội dung chính
  • 6 loại lá tắm cho trẻ bị tay chân miệng
  • Cảnh báo quan trọng khi tắm cho trẻ bị tay chân miệng
  • Theo dõi và nhận biết khi dấu hiệu bệnh trở nên nặng hơn
  • IVIE – Bác sĩ ơi gợi ý những Bác sĩ chuyên khoa nhi giỏi – chuyên môn tốt
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cảnh báo khi tắm lá cho trẻ bị tay chân miệng? Nên tắm lá gì?

Tay chân miệng là bệnh phổ biến gặp ở trẻ, đây là bệnh truyền nhiễm. Do không có thuốc điều trị đặc hiệu vì vậy cha mẹ muốn tình cách để giảm triệu chứng cho bé. Một trong những phương pháp giúp giảm triệu chứng cho bé chính là tắm lá, một câu hỏi đặt ra rằng “Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì?”. Có rất nhiều loại lá được sử dụng để tắm cho bé như: diếp cá, kinh giới, bạc hà…
Nội dung chính
  • 6 loại lá tắm cho trẻ bị tay chân miệng
  • Cảnh báo quan trọng khi tắm cho trẻ bị tay chân miệng
  • Theo dõi và nhận biết khi dấu hiệu bệnh trở nên nặng hơn
  • IVIE – Bác sĩ ơi gợi ý những Bác sĩ chuyên khoa nhi giỏi – chuyên môn tốt

Bệnh tay chân miệng và những cảnh báo quan trọng của bệnh

Bệnh tay chân miệng và những cảnh báo quan trọng của bệnh

6 loại lá tắm cho trẻ bị tay chân miệng

Tắm lá diếp cá: Diếp cá có tính hàn thường dùng để chữa phế ung hay bệnh trĩ và những vết lở loét. Diếp cá có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm tình trạng sưng. Cách đun nước tắm bằng diếp cá cho bé:

  • Rửa sạch diếp cá (khoảng 1 nắm), sau đó giã nát và thả vào nồi nước sôi.
  • Cha mẹ pha loãng nước lá diếp cá và tắm cho trẻ.

Lá diếp cá - Tiêu viêm - Kháng khuẩn - Giảm sưng

Lá diếp cá - Tiêu viêm - Kháng khuẩn - Giảm sưng

Tắm lá kinh giới: Kinh giới được biết đến là một thảo mộc vị cay nồng, tính ấm và thường được sử dụng làm rau ăn kèm với nhiều món. Trong lá kinh giới chứa hợp chất alkaloid có tính kháng viêm mạnh, hỗ trợ sát trùng vết thương, điều trị mẩn ngứa hay tình trạng nhiễm độc ngoài da hiệu quả. Cách sử dụng lá kinh giới để mẹ đun nước tắm cho trẻ:

  • Mẹ rửa sạch 100g lá kinh giới, đun sôi khoảng 5 – 7 lít nước.
  • Chờ nước nguội ( khoảng 35 – 37 độ) thì tắm nhẹ nhàng cho bé.

Tắm lá bạc hà: Nếu cha mẹ thấy những loại lá trên khó tìm kiếm và đắn đo rằng “trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì?” thì lá bạc hà là một lựa chọn tuyệt vời. Bởi lá bạc hà dễ kiếm, chứa chất chống oxy hoá cũng như những vitamin cần thiết. Ngoài ra lá bạc hà còn có tác dụng điều trị bệnh tay chân miệng do Coxsackivirus A16. IVIE – Bác sĩ ơi hướng dẫn mẹ cách đun nước tắm bằng lá bạc hà cho bé:

  • Lấy khoảng 300g lá rửa sạch và đun với nước.
  • Sau đó để nguội và tắm cho bé, lưu ý tắm nhẹ nhàng và không để nước quá nguội.

Lá bạc hà dễ tìm - nhiều công dụng

Lá bạc hà dễ tìm - nhiều công dụng

Tắm lá rau sam: Rau sam có tính mát và thanh nhiệt hiệu quả, bên cạnh đó rau sam chứa nhiều vitamin và các hoạt chất kháng viêm giúp lành thương nhanh. Hướng dẫn cho mẹ đun nước tắm bằng lá rau sam:

  • Rau sam lấy 1 nắm rồi rửa sạch, đun sôi với nước 5 – 7 phút.
  • Mẹ pha phần nước rau sam với nước và tắm cho bé.

Tắm lá chè vằng: Chè vằng có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, hạn chế sự phát triển của mụn nước khi bé bị tay chân miệng. Hướng dẫn mẹ cách đun nước tắm cho bé với là chè vằng:

  • Lấy khoảng 1 nắm lá chè vằng và rửa sạch cùng một ít lá kim ngân.
  • Đun sôi 2 lá và pha nước để tắm cho trẻ.

Tắm nước lá chè xanh: Lá chè xanh có tính hàn, lá giúp thanh nhiệt cơ thể thải độc bên cạnh đó còn có tác dụng sát khuẩn và làm lành vết thương. Trong lá chè xanh chứa chất chống oxy hóa mạnh, tác dụng diệt khuẩn là tiêu viêm. Bên cạnh đó cũng giúp sẽ niêm mạc và làm khô những vết thương hở. Cách sử dụng lá chè xanh cho bé:

  • Rửa sạch 300g lá chè và đun sôi với nước khoảng 5 phút.
  • Để nước nguội khoảng 35 – 37 độ, sau đó nhẹ nhàng tắm cho bé.  

Cảnh báo quan trọng khi tắm cho trẻ bị tay chân miệng

Tắm lá cho trẻ là một phương pháp dân gian, những loại lá có công dụng khác nhau nhưng hỗ trợ và giúp trẻ trong quá trình điều trị bệnh. Do đó trước và sau khi tắm lá cho trẻ bị tay chân miệng mẹ cần biết một số lưu ý sau:

  • Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ cho bé, với những bé lớn có thể hướng dẫn súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Cần cách ly bé để tránh lây lan nếu phát hiện trẻ bị tay chân miệng.
  • Rửa tay sạch trước – trong – sau khi tiếp xúc với bé, trước – sau nấu ăn và đi vệ sinh.
  • Mẹ tiệt trùng các vật dụng ăn uống, bình sữa mỗi ngày giúp hạn chế vi khuẩn phát triển.

Khi tắm cho bé mẹ cần nhẹ nhàng để tránh mụn nước vỡ

Khi tắm cho bé mẹ cần nhẹ nhàng để tránh mụn nước vỡ

  • Thường xuyên lau nhà, ngâm đồ chơi, quần áo của bé bằng cloramin B hoặc dung dịch khử trùng.
  • Mẹ cắt móng tay cho bé hoặc đeo găng tay để tránh bé cào xước làm tổn thương da.
  • Bổ sung đủ dinh dưỡng cho bé, đa dạng thực phẩm, uống nhiều nước, ăn thức ăn loãng, mềm mát…
  • Những bé đang bú mẹ, mẹ hãy tăng số lần bú lên để bổ sung dinh dưỡng cũng như kháng thể cho bé.

Theo dõi và nhận biết khi dấu hiệu bệnh trở nên nặng hơn

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu là lúc vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy nếu mẹ thấy trẻ có biểu hiện bất thường cần đưa trẻ đi khám tại bệnh viện hoặc tư vấn với bác sĩ Nhi để có phương án xử lý nhanh nhất. Một vài dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng của bé trở nặng:

  • Sốt cao, cơ thể không đáp ứng phác đồ điều trị: Sốt trên 38,5 độ kéo dài và trên 48 giờ, không đáp ứng thuốc hạ sốt.
  • Bé giật mình: Có thể là biểu hiện của nhiễm độc thần kinh.
  • Quấy khóc kéo dài: Bé quấy khóc cả đêm không ngủ (khoảng 15 – 20 phút lại quấy khóc sau đó ngủ và lặp lại).
  • Những dấu hiệu khác: khó thở, nôn và nôn nhiều, nôn khan, chân tay yếu…

IVIE – Bác sĩ ơi gợi ý những Bác sĩ chuyên khoa nhi giỏi – chuyên môn tốt

IVIE – Bác sĩ ơi là ứng dụng kết nối với những bệnh viện lớn trên cả nước. Đặc biệt giúp cha mẹ tiết kiệm được quỹ thời gian đưa bé đi khám của mình mà không cần di chuyển. Dưới đây là một số gợi ý của IVIE – Bác sĩ ơi dành cho cha mẹ:

Ths. BSNT Nguyễn Sỹ Đức

  • Bệnh viện công tác: Bệnh viện Nhi trung ương.
  • Thời gian khám online: 14h00 – 22h00 các ngày từ thứ 2 - chủ nhật. 
  • Chi phí khám của BS Đức: 150.000 VNĐ

Ths. BSNT Đỗ Anh Tuấn

  • Bệnh viện làm việc: Viện Nhi trung ương
  • Thời gian khám trên app của BS Tuấn: 14h00 – 22h00 thứ 2 - chủ nhật. 
  • Chi phí khám của BS Tuấn: 150.000 VNĐ

Ths. BS Nguyễn Duyên

  • Bệnh viện công tác: Bệnh viện Nhi TW
  • Thời gian khám tại IVIE - Bác sĩ ơi: Từ 14h00 – 22h00 tất cả các ngày trong tuần và thứ 7, chủ nhật. 
  • Chi phí khám của BS Duyên: 150.000 VNĐ

IVIE - Bác sĩ ơi ứng dụng hỗ trợ mẹ trong thăm khám khi ở xa những viện lớn

IVIE - Bác sĩ ơi ứng dụng hỗ trợ mẹ trong thăm khám khi ở xa những viện lớn

Hướng dẫn cha mẹ đặt lịch khám tại app IVIE – Bác sĩ ơi

Ở trang chủ “chọn bệnh viện” => Mẹ tìm bệnh viện muốn khám cho bé, bác sĩ tiến hành khám=> Chọn dịch vụ trong app, ấn đặt khám trên app => Chọn thời gian khám cùng bác sĩ và nhập thông tin triệu chứng bệnh của bé để bác sĩ nắm được tình trạng => Chọn tiếp tục trên app => Mẹ lựa chọn hình thức thanh toán và đặt khám, chờ tới giờ hẹn thì mẹ vào khám.

Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp về trẻ bị chân tay miệng tắm lá gì? cũng như những gợi ý các bác sĩ nhiều kinh nghiệm trong khám và điều trị Nhi khoa. Nếu còn có những thắc mắc gì về tình trạng trẻ bị tay chân miệng cần giải đáp thêm vui lòng đặt câu hỏi ở hỏi đáp miễn phí với bác sĩ hoặc hotline: 1900.3367 để được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

1900 3367

Đặt lịch tư vấn trực tuyến trẻ bị chân tay miệng tắm lá gì với bác sĩ nhi uy tín

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 15/07/2024 - Cập nhật 15/07/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
49 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
68 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
82 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
105 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG