Nội dung chính
  • 1. Tại sao cần chú ý khi trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 4
  • 2. Triệu chứng sốt xuất huyết nguy hiểm ở trẻ
  • 3. Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết ngày thứ 4
  • 4. Những điều không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết
Nội dung chính
  • 1. Tại sao cần chú ý khi trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 4
  • 2. Triệu chứng sốt xuất huyết nguy hiểm ở trẻ
  • 3. Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết ngày thứ 4
  • 4. Những điều không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cảnh báo trẻ bị sốt xuất huyết ngày thứ 4: Nguy hiểm mẹ cần lưu ý

Tham vấn y khoa:
BSHoàng Thị Lan Vân
Chuyên khoa Nội tổng hợp
Mùa mưa là mùa tạo điều kiện do dịch sốt xuất huyết lưu hành. Khi trẻ bị sốt xuất huyết các bà mẹ thường đặt ra nhiều câu hỏi như: trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì, chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết như thế nào…Ngoài ra khi trẻ bị sốt xuất huyết ngày thứ 4 thì có những điều gì cần lưu ý và tại sao. Các bà mẹ hãy cùng đi tìm câu trả lời với IVIE – Bác sĩ ơi ngay sau đây.
Nội dung chính
  • 1. Tại sao cần chú ý khi trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 4
  • 2. Triệu chứng sốt xuất huyết nguy hiểm ở trẻ
  • 3. Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết ngày thứ 4
  • 4. Những điều không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết

1. Tại sao cần chú ý khi trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 4

Sốt xuất huyết hay sốt Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh, mang virus truyền từ người này sang người khác.

Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, những nơi có nước, có ao hồ tù đọng sẽ tạo điều kiện cho muỗi vằn sinh sản, phát triển. Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết có thể là từ 3 đến 14 ngày; thông thường bệnh nhân hay có biểu hiện sau 4 đến 7 ngày bị muỗi vằn đốt.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra và muỗi vằn là trung gian truyền bệnh

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra và muỗi vằn là trung gian truyền bệnh

Biểu hiện của sốt xuất huyết cũng rất đa dạng, từ không có triệu chứng đến sốt và xuất huyết đến hội chứng sốc sốt xuất huyết ( tình trạng bệnh nặng, tụt huyết áp). Sốt xuất huyết được chia ra làm ba giai đoạn, với các mốc thời gian như sau:

  • Giai đoạn sốt: Là biểu hiện đầu tiên, sau thời gian trẻ ủ bệnh. Trẻ có triệu chứng sốt cao 38,5 đến 39 – 40 độ C. 

  • Giai đoạn nguy hiểm: Thường từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Đây là thời gian nguy hiểm với trẻ, nhiều biểu hiện đa dạng của tình trạng xuất huyết và thoát huyết tương. Vì đó trẻ bị sốt xuất huyết ngày thứ 4 thường là ngày bước sang giai đoạn nguy hiểm, cha mẹ cần hết sức lưu ý.

  • Giai đoạn hồi phục: Thường từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 của bệnh. Trẻ thường hết sốt, thèm ăn, toàn trạng ổn định và đi tiểu nhiều.

Ngày thứ 4 là ngày bước vào giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Trẻ bị sốt xuất huyết ngày thứ 4 là ngày bước vào giai đoạn nguy hiểm của bệnh cha mẹ cần lưu ý

2. Triệu chứng sốt xuất huyết nguy hiểm ở trẻ

Ngoài sốt, trẻ sau khi mắc sốt xuất huyết do muỗi vằn đốt có nhiều biểu hiện khác nhau như: đau khớp, buồn nôn, phát ban, xuất huyết dưới da tự nhiên mà không sau va đập.

Khoảng sau 1 tuần, các dấu hiệu xuất huyết và sốt giảm đi, trẻ hồi phục, ăn ngủ và vui chơi bình thường. Tuy nhiên, có những bệnh nhân kể cả người lớn và trẻ em, có biểu hiện nặng nề hơn, nên sốt xuất huyết là căn bệnh cần sự theo dõi và điều trị sát sao.

Trẻ bị sốt xuất huyết ngày thứ 4, thời điểm bắt đầu của giai đoạn nguy kịch, có những triệu chứng cần chú ý như sau (mặc dù trẻ có vẻ đỡ sốt hơn): 

  • Vật vã, mệt mỏi, vẻ ngoài lừ đừ, kém chơi.

  • Đau bụng nhiều

  • Nôn trớ nhiều

  • Đi tiểu rất ít

  • Da tái lạnh, nổi vân tím

  • Xuất huyết: chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi tiểu có máu, nôn ra máu, đi ngoài phân đen 

Đau bụng nhiều là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị sốt xuất huyết nặng

Đau bụng nhiều là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị sốt xuất huyết nặng

Khi trẻ đến bệnh viện, các xét nghiệm bất thường như giảm tế bào tiểu cầu (một tế bào trong máu có vai trò quan trọng để đông cầm máu), tăng men gan, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng cũng sẽ đưa ra cảnh báo về dấu hiệu nặng của trẻ.

IVIE- Bác sĩ ơi gợi ý một số Bệnh viện, Phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội, cha mẹ có thể tham khảo:

  • Bệnh viện An Việt: Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, mức giá khám Nhi: 200,000đ

  • Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn: Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội, mức giá khám 400,000đ;

  • Tổ hợp Y tế MEDIPLUS: Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, mức giá khám Nhi 200,000đ (Bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương trực tiếp khám);

  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, giá khám nhi 200,000đ;

  • Phòng khám chuyên khoa Nội CCare: mức giá khám Nhi: 350,000đ (Có dịch vụ bác sĩ khám tại nhà);

  • Cùng nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập uy tín hàng đầu khác…

Đặt khám nhi tại Bệnh viện, Phòng khám gần nhất


Bố mẹ tìm hiểu, đặt lịch và đưa con đến khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín

Bố mẹ tìm hiểu, đặt lịch và đưa con đến khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín

3. Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết ngày thứ 4

Trẻ bị sốt xuất huyết ngày thứ 4 cần sự chăm sóc và quan tâm đặc biệt từ mẹ và người thân. Quan sát kĩ dấu hiệu bệnh của trẻ và dùng thuốc đúng liều lượng và đúng thời gian theo đơn thuốc của bác sĩ. Ngoài ra khi trẻ bị sốt xuất huyết ngày thứ 4, các bà mẹ lưu ý vài điểm sau khi chăm sóc trẻ:

Chăm sóc khi trẻ sốt

Trẻ có thể sốt cao liên tục: dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt > 38,5 độ C, hai liều cách nhau ít nhất 4 đến 6 giờ. Sau khi dùng thuốc hạ sốt, trẻ có thể giảm ít hoặc thậm chí sốt cao hơn, mẹ nên chườm ấm cho trẻ, mặc quần áo thoáng và thấm hút mồ hôi. Quá liều thuốc hạ sốt paracetamol làm nặng hơn tình trạng bệnh của trẻ.

Cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết vì trẻ có thể sốt cao liên tục

Cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết vì trẻ có thể sốt cao liên tục

Một số thuốc hạ sốt như aspirin và ibuprofen sẽ không được chỉ định vì nguy cơ gây xuất huyết nặng hơn cho trẻ. Các mẹ cũng cần để ý rằng sốt giảm không phải là dấu hiệu bệnh sắp khỏi như một số bệnh lý khác.

Đặc biệt trẻ bị sốt xuất huyết ngày thứ 4 trở đi, trẻ có thể đỡ sốt nhưng các dấu hiệu mệt mỏi, xuất huyết và tiểu ít bắt đầu xuất hiện.

Chăm sóc khi trẻ bị xuất huyết

  • Trẻ thường bị những chấm xuất huyết li ti trên da, không mất đi khi ấn vào. Cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ;

  • Tránh việc đánh gió, cạo cảm cho trẻ, làm nặng hơn tình trạng xuất huyết dưới da của trẻ;

  • Tăng cường dinh dưỡng, uống đủ nước;

  • Ăn thức ăn lỏng và dễ tiêu. Khi trẻ dễ nôn trớ và đau bụng, cho trẻ ăn từng bữa nhỏ và nhiều lần hơn là ăn nhiều một lúc;

  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh các hoạt động thể lực gắng sức;

  • Có thể cho trẻ nghỉ học giúp trẻ có nhiều thời gian nghỉ ngơi và dễ quan sát các triệu chứng của trẻ hơn;

  • Luôn động viên tinh thần trẻ và đồng hành cùng trẻ trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh.

Ngoài ra, cha mẹ có thể lựa chọn khám nhi online tại nhà với bác sĩ nhi khoa tại các bệnh viện tuyến đầu để được tư vấn, nhận đơn thuốc online và hướng dẫn điều trị ,chăm sóc trẻ hiệu quả.

Khám nhi online để được bác sĩ khám từ xa, kê đơn thuốc trực tuyến và hướng dẫn chăm sóc trẻ đúng cách

Khám online tại nhà với bác sĩ chuyên khoa nhi đến từ các bệnh viện lớn tại Hà Nội

IVIE - Bác sĩ ơi giới thiệu một số bác sĩ khám nhi online giỏi dưới đây:

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, công tác tại bệnh viện Nhi Trung Ương;

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Tuấn, hiện làm việc tại Bệnh viện Nhi trung ương, có nhiều năm kinh nghiệm, có hơn 3000 lượt khám nhi online. Ngoài ra bác sĩ có thể tư vấn các bệnh lý khác ở trẻ như truyền nhiễm, tiêu hóa và dinh dưỡng cho trẻ;

  • Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Bích Đào, chuyên ngành Tai Mũi Họng, hiện công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, với hơn 20 năm khám chữa bệnh và thực nghiệm hơn 1000 lượt khám online;

  • Bác sĩ Đàm Nhật Thanh, công tác tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, với hơn 30 năm trong nghề điều trị bệnh lý tai mũi họng và bệnh lý đường hô hấp ở trẻ;

  • Cùng các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, kiến thức khác tại các bệnh viện phòng khám uy tín.

Cha mẹ tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt lịch khám nhi online 24/24 với bác sĩ

Tải app

4. Những điều không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết ngày thứ 4 không khó nhưng có những điều không nên làm như sau, vì có thể làm nặng lên tình trạng bệnh của trẻ.

Cho trẻ ăn thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen

Thông thường sẽ không có vấn đề, nhưng khi trẻ nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen có thể gây hiểu lầm là do thực phẩm. Dẫn đến khó đánh giá ban đầu tình trạng xuất huyết tiêu hóa của trẻ, làm chậm chễ tiến trình điều trị.

Pha oresol không đúng cách

Cha mẹ cần pha oresol đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và cho trẻ uống trong ngày

Cha mẹ cần pha oresol đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và cho trẻ uống trong ngày

Khi trẻ sốt cao và có dấu hiệu mất nước, oresol là dung dịch bù nước, điện giải được kê đơn. Cần phải pha oresol đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và uống trong ngày. Việc dùng oresol pha không đúng cách có thể làm nặng hơn tình trạng rối loạn nước điện giải của trẻ.

Ủ ấm quá mức khi trẻ sốt

Trẻ sốt cao kèm theo rét run, có khi trẻ liên tục kêu lạnh. Trong khi thực tế, trẻ sốt rất cao 40 – 41 độ C. Ủ ấm quá mức sẽ làm trẻ sốt cao lâu giảm hơn. Cho trẻ ở trong phòng thoáng, mặc quần áo mỏng. Khi trẻ vã mồ hôi, nhiệt độ hạ dần trẻ sẽ hết cảm giác lạnh, rét run.

Truyền dịch tại nhà hoặc ở cơ sở y tế không uy tín

Truyền dịch có khi sẽ được chỉ định ở những trẻ bị sốt xuất huyết nặng. Tuy nhiên các bà mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ truyền dịch tại nhà hoặc ở phòng khám tư nhân không uy tín. Vì cần phải theo dõi khi truyền dịch để tránh quá tải dịch hoặc sốc khi truyền dịch.

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín hoặc liên hệ bác sĩ thăm khám tại nhà

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín hoặc liên hệ bác sĩ thăm khám tại nhà

Cho rằng trẻ đỡ sốt là đã lui bệnh

Khác biệt của sốt xuất huyết với các tình trạng sốt khác là khi đỡ sốt chưa hẳn là bệnh sắp khỏi. Mà khi trẻ đỡ sốt cần tiếp tục theo dõi tình trạng bệnh xem trẻ có bị xuất huyết hay không. Giai đoạn hồi phục thường sau 7 đến 10 ngày, khi đó trẻ hết sốt hẳn, ăn tốt và toàn trạng tốt hơn.

Trẻ bị sốt xuất huyết ngày thứ 4 là lúc bước vào giai đoạn nguy kịch trong phân loại ba giai đoạn sốt xuất huyết. Bài viết trên, IVIE- Bác sĩ ơi đã chia sẻ những thông tin hữu ích, hy vọng giúp cha mẹ hiểu được diễn biến của bệnh sốt xuất huyết và các dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp các bà mẹ theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách hơn.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/04/2023 - Cập nhật 28/04/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
91 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
179 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
139 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
294 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG