Nội dung chính
  • 1. Chàm da tay là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết?
  • 2. Nguyên nhân gây ra chàm da tay?
  • 3. Chàm da tay gây ra ảnh hưởng gì?
  • 4. Khi nào nên đi khám bác sĩ
  • 5. Cách chữa trị chàm da tay
  • 6. Lưu ý giúp người bị chàm da tay nhanh khỏi hơn
Nội dung chính
  • 1. Chàm da tay là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết?
  • 2. Nguyên nhân gây ra chàm da tay?
  • 3. Chàm da tay gây ra ảnh hưởng gì?
  • 4. Khi nào nên đi khám bác sĩ
  • 5. Cách chữa trị chàm da tay
  • 6. Lưu ý giúp người bị chàm da tay nhanh khỏi hơn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chàm da tay: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị

Chàm da là một bệnh da liễu, thường hay bị nhầm lẫn với viêm da hay vảy nến. Khi bị chàm, người bệnh không chỉ bị ngứa, rát mà còn gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, đặc biệt là những vùng da như mặt, tay, chân… Bài viết hôm nay của IVIE - Bác sĩ ơi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị chàm da tay. 
Nội dung chính
  • 1. Chàm da tay là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết?
  • 2. Nguyên nhân gây ra chàm da tay?
  • 3. Chàm da tay gây ra ảnh hưởng gì?
  • 4. Khi nào nên đi khám bác sĩ
  • 5. Cách chữa trị chàm da tay
  • 6. Lưu ý giúp người bị chàm da tay nhanh khỏi hơn

1. Chàm da tay là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết?

Chàm da tay là bệnh gì?

Bệnh chàm, hay còn gọi là Eczema, là một bệnh da liễu tương đối phổ biến. Đây là một nhóm các tình trạng khiến cho da bị viêm hoặc kích ứng. Lớp sừng của da bị tổn thương, da mất đi lớp hàng rào để bảo vệ, từ đó các dị nguyên xâm nhập và hình thành những tổn thương dạng chàm, biểu hiện bằng việc da bong tróc, dày sừng, khô ráp,...

  Chàm da tay là bệnh tương đối phổ biến

                        Chàm da tay là bệnh tương đối phổ biến

Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng thường gặp ở người lớn với tỉ lệ khoảng 10%.

Chàm gồm 2 thể phổ biến nhất là viêm da dị ứng hoặc chàm thể tạng. 

Dấu hiệu nhận biết chàm da tay

Khi mắc phải tình trạng chàm da tay, bạn có thể sẽ gặp những triệu chứng sau đây:

  • Khởi đầu bệnh: Da nổi dát đỏ hoặc hồng, có sự khác biệt rõ ràng với các vùng da xung quanh.
  • Vùng da tay bị chàm thường khô nứt, bong vảy
  • Xuất hiện mụn nước, riêng lẻ hoặc thành từng mảng
  • Da chảy dịch vàng, có tình trạng lở loét
  • Da ngứa, rát, khó chịu và đôi khi đau đớn

       Chàm da tay gây ngứa rát, khó chịu hay bong vảy

            Chàm da tay gây ngứa rát, khó chịu hay bong vảy

Ngoài ra, chàm da tay có thể xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo khác:

  • Vùng da tay bị chàm sẽ nhạt màu hoặc sậm màu hơn các vùng da xung quanh.
  • Cảm giác châm chích hoặc nóng rát tăng lên khi tiếp xúc với chất kích thích.
  • Da sần, thô ráp, dày hơn

Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện đầu tiên ở các ngón tay hoặc mu bàn tay, sau đó lan ra cả lòng bàn tay và các vùng da xung quanh khác. 

Tham khảo thêm: Dấu hiệu da nổi mẩn đỏ ngứa và cách điều trị

2. Nguyên nhân gây ra chàm da tay?

Bệnh chàm da tay tưởng chừng là một bệnh lý đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chào da tay có thể được chia làm 2 loại chính là nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh.

Chàm da do Ngoại sinh

Đây là các nguyên nhân đến từ bên ngoài:

  • Hóa chất tẩy rửa: nước rửa chén, xà phòng, bột giặt, thuốc tẩy …
  • Mỹ phẩm: nước rửa tay, sữa tắm, sơn móng tay, kem dưỡng da tay…
  • Hóa chất độc hại: formaldehyde, dầu diesel, hợp chất cao su,…
  • Thời tiết: khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh, quá khô; thời tiết thay đổi đột ngột..
  • Nấm: Tay là nơi có mật độ tiếp xúc cao và thường xuyên ra mồ hôi hay dầu, từ đó lớp màng bảo vệ của da dễ bị hư hại, nhiễm nấm và có thể dẫn đến chàm da tay.

Chàm da do Nội sinh

Nội sinh là các yếu tố bên trong cơ thể:

  • Di truyền: Bạn sẽ có nguy cơ mắc chàm da tay cao hơn nếu trong gia đình có người thân mắc căn bệnh này.
  • Cơ địa: Quá trình trao đổi chất ảnh hưởng đến hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể. Nếu quá trình này bị rối loạn thì lớp màng lipid trên da sẽ suy yếu, cơ thể bị mất nước và có nguy cơ mắc chàm da tay, viêm da cao.
  • Căng thẳng: Căng thẳng, stress cũng có thể là yếu tố khởi phát bệnh chàm da tay

            Chàm da tay có thể do stress, căng thẳng kéo dài

            Chàm da tay có thể do stress, căng thẳng kéo dài

Nói chung, dù là nguyên nhân nào gây ra bệnh chàm ở tay và chân, người bệnh đều phải đến gặp bác sĩ. Bác sĩ da liễu sẽ làm chắc chắn hơn trong việc xác định liệu rằng đó có phải là bệnh chàm hay không. Đồng thời, bác sĩ sẽ quyết định liệu trình điều trị tốt nhất, phù hợp nhất đến các bệnh nhân. Ngoài ra, nếu chưa thể đến khám tại viện, bạn có thể tham khảo tư vấn từ đội ngũ bác sĩ da liễu online giàu kinh nghiệm khi tải app App IVIE - Bác sĩ ơi. 

Có thể bạn quan tâm: Cách chữa nổi mụn nước ở tay tại nhà

3. Chàm da tay gây ra ảnh hưởng gì?

Chàm da tay tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên nó lại gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày:

  • Ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, làm người bệnh có tâm lý tự ti
  • Gây ngứa ngáy, khó chịu, thận chí là đau đớn, từ đó gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày: tắm, nấu ăn, mất ngủ….
  • Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng da trở nên nặng hơn, có thể lan sang các vùng da khác lân cận.

Chàm da tay có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay gây ngứa ngáy khó chịu

Chàm da tay có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay gây ngứa ngáy khó chịu

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Tuy không gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng bạn đừng chủ quan mà vẫn nên đi khám bác sĩ trong những trường hợp sau đây:

  • Chàm kéo dài trong thời gian dài không khỏi
  • Tình trạng tróc da hay ngứa trở nên nghiêm trọng
  • Xuất hiện vết loét, sưng đỏ, chảy dịch

Trong các trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được điều trị hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể khám da liễu online để chẩn đoán bệnh và đưa ra phương hướng điều trị với các bác sĩ khoa da liễu của IVIE - Bác sĩ ơi. 

5. Cách chữa trị chàm da tay

Chàm da tay có nhiều cách điều trị, phổ biến là các thuốc và phương pháp can thiệp y tế.

Sử dụng thuốc trị chàm da tay

  • Kem Hydrocortisone và Corticosteroid ngoài da: 

Thuốc mỡ hydrocortisone 1% hoặc corticosteroid có tác dụng điều trị chàm ở bàn tay. Các loại kem bôi này giúp giảm ngứa và giảm viêm. Khi sử dụng những loại thuốc này, bạn nên tắm hoặc rửa sạch tay với nước, lau khô nhẹ cho đến khi da vẫn còn một độ ẩm nhất định, sau đó bôi thuốc.

*Lưu ý: Các loại thuốc này có thể không cần kê đơn, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và không dùng quá 6 tuần để tránh nguy cơ bào mỏng da, teo da.

  • Pimecrolimus hoặc Tacrolimus

Pimecrolimus hoặc Tacrolimus có thể được sử dụng khi bôi hydrocortisone và corticosteroid không hiệu quả. Các thuốc này có thể được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em với tác dụng giảm viêm. Tuy nhiên, nó có nguy cơ gây ung thư da và ung thư hạch, nên cần được sử dụng và theo dõi bởi các bác sĩ có chuyên môn.

  • Thuốc mỡ NSAID

Thuốc mỡ chống viêm không steroid được chỉ định để điều trị các tình trạng bệnh chàm từ nhẹ đến trung bình. Tùy vào tình trạng bệnh, độ tuổi và sức khỏe toàn thân mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết về việc sử dụng thuốc.

  • Kem dưỡng ẩm:

Khi bị chàm da tay, da tay sẽ khô, nứt nẻ và bong tróc, vì vậy kem dưỡng ẩm là sản phẩm không thể thiếu trong quá trình điều trị, giúp bạn dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận trong việc lựa chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp, lành tính để tránh nguy cơ dị ứng và làm tình trạng trầm trọng thêm.

  • Thuốc corticosteroid dạng uống hoặc tiêm 

Trong những trường hợp sử dụng thuốc bôi không khỏi, bạn có thể được bác sĩ chỉ định dùng corticosteroid uống hoặc tiêm để đạt được hiệu quả cao hơn. 

Có thể điều trị chàm da tay bằng một số loại thuốc bôi và thuốc uống

Có thể điều trị chàm da tay bằng một số loại thuốc bôi và thuốc uống

*Lưu ý: Bạn không nên tự ý dùng thuốc mà nên có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ da liễu, tránh tình trạng dị ứng hay bào mỏng da, gây hại cho da.

Trị chàm da tay bằng can thiệp y tế

Quang trị liệu, hay còn gọi là phototherapy là biện pháp điều trị bằng loại ánh sáng đặc biệt, được chỉ định trong các bệnh viêm da, chàm. Biện pháp này có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa và tăng cường vitamin D, tăng cường hàng rào chống vi khuẩn của da. 

Phương pháp quang trị liệu giúp hỗ trợ điều trị chàm da tay hiệu quả

Phương pháp quang trị liệu giúp hỗ trợ điều trị chàm da tay hiệu quả

6. Lưu ý giúp người bị chàm da tay nhanh khỏi hơn

Bên cạnh các biện pháp điều trị bằng thuốc hay ý tế, bạn cũng cần kết hợp với việc chăm sóc và bảo vệ da tay thật tốt tại nhà. IVIE - Bác sĩ ơi khuyên bạn nên thực hiện những điều sau để bảo vệ làn da tay, giúp chàm da tay nhanh khỏi hơn:

Rửa tay đúng cách 

Khi bị chàm, bạn luôn có cảm giác ngứa ngáy, điều này khiến bạn muốn rửa tay nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng, đặc biệt là không nên sử dụng quá nhiều lần các dung dịch rửa tay, xà phòng, khiến da tay trở nên khô hơn và gây phản tác dụng. 

Do đó, bạn nên rửa tay vừa phải và đúng cách, không nên rửa tay bằng nước nóng mà chỉ rửa bằng nước ấm nhẹ, sử dụng các loại nước rửa tay nhẹ dịu, an toàn cho da. 

Rửa tay đúng cách cũng vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị chàm da tay

Rửa tay đúng cách cũng vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị chàm da tay

Đeo găng tay khi làm việc nhà

Khi làm việc nhà, tay bạn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa hoặc bụi bẩn. Vì vậy, bạn cần hạn chế làm việc nhà hoặc cần đeo găng tay để tránh cho các triệu chứng của bệnh chàm da tay trở nên nghiêm trọng hơn.  

Việc chọn loại găng tay cũng là một lưu ý quan trọng, thay vì chọn loại găng tay cao su có thể gây dị ứng và đổ mồ hôi khi đeo, bạn có thể thay bằng găng tay vải bông mềm dịu.

Găng tay bông mềm mại giúp bạn hạn chế tiếp xúc hóa chất

Găng tay bông mềm mại giúp bạn hạn chế tiếp xúc hóa chất

Không chủ quan với các vết nứt trên lòng bàn tay

Khi tay xuất hiện các vết rạn nứt, bạn nên ngâm tay với nước ấm, để tay khô tự nhiên và bôi thuốc mỡ để giúp da bớt nứt nẻ và dễ chịu hơn, tránh để tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Không nên tắm quá lâu, không tắm nước quá nóng

Bạn không nên tắm quá lâu, khi tắm thì dùng nước với nhiệt độ vừa phải, tránh tắm nước quá nóng khiến da bị khô. Đặc biệt, bạn nên sử dụng những loại xà phòng hay sữa tắm dịu nhẹ, ít thành phần hương liệu để bảo vệ bàn da.

Hy vọng các thông tin trên của IVIE - Bác sĩ ơi sẽ giúp bạn nhận biết và biết cách điều trị bệnh chàm da tay hiệu quả, đúng cách! Trong những trường hợp nặng hơn, bạn cần đi khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả, nhanh chóng. Ngoài ra, nếu muốn tư vấn thêm tình trạng da, hoặc uống thuốc, bạn tải App IVIE - Bác sĩ ơi ngay dưới đây.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 17/10/2023 - Cập nhật 18/10/2023
5/5 - (20 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Ghẻ nước ở tay, chân: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh khỏi

Ghẻ nước ở tay, chân: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh khỏi

Ghẻ nước, hay còn được gọi là ghẻ chân tay, là một bệnh da phổ biến gây ra bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei. Bệnh này thường gây ra những triệu chứng ngứa...

25/10/2023

2529 Lượt xem

8 Phút đọc

Từ A đến Z về Chàm da mặt: Bí quyết chăm sóc da đến từ bác...

Từ A đến Z về Chàm da mặt: Bí quyết chăm sóc da đến từ bác...

Chàm da mặt là một trong những bệnh lý về da liễu gây mất tính thẩm mỹ và khó cho người mắc phải. Nếu chủ quan và không có những phương pháp xử lý và điều trị...

24/10/2023

671 Lượt xem

9 Phút đọc

Dị ứng thời tiết ở mặt có nguy hiểm không? 10 Cách điều trị ...

Dị ứng thời tiết ở mặt có nguy hiểm không? 10 Cách điều trị ...

Dị ứng thời tiết ở mặt tuy rằng không gây nguy hiểm nhưng người mắc phải không nên chủ quan vì nó có thể chuyển sang mãn tính hoặc dẫn đến một số biến chứng...

24/10/2023

552 Lượt xem

9 Phút đọc

8+ Cách trị ghẻ nước tại nhà nhanh khỏi, không để lại sẹo

8+ Cách trị ghẻ nước tại nhà nhanh khỏi, không để lại sẹo

Ghẻ nước là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu bạn đang tìm kiếm cách trị ghẻ nước tại nhà, mà không để lại sẹo, thì...

24/10/2023

6074 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG