Nội dung chính
  • 1. Tổng quan về bệnh sởi
  •  2. Ý nghĩa của xét nghiệm định kháng thể IgM kháng virus sởi
  • 3. Các xét nghiệm bổ trợ để chẩn đoán bệnh và giai đoạn bệnh sởi
Nội dung chính
  • 1. Tổng quan về bệnh sởi
  •  2. Ý nghĩa của xét nghiệm định kháng thể IgM kháng virus sởi
  • 3. Các xét nghiệm bổ trợ để chẩn đoán bệnh và giai đoạn bệnh sởi
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chẩn đoán giai đoạn bệnh sởi thực hiện bằng xét nghiệm nào?

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp. Vacxin dự phòng bệnh sởi nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia cho trẻ từ 0-2 tuổi nhưng tỉ lệ mắc vẫn đang còn cao. Để chẩn đoán bệnh sởi, thăm khám lâm sàng và xét nghiệm định tính kháng thể IgM kháng virus sởi là rất cần thiết.
Nội dung chính
  • 1. Tổng quan về bệnh sởi
  •  2. Ý nghĩa của xét nghiệm định kháng thể IgM kháng virus sởi
  • 3. Các xét nghiệm bổ trợ để chẩn đoán bệnh và giai đoạn bệnh sởi

1. Tổng quan về bệnh sởi

Bệnh sởi dễ dàng trở thành dịch nặng nếu không có biện pháp khống chế.

Ở nước ta, số case mắc bệnh sởi thường tăng lên đáng báo động vào mùa đông- xuân và đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Từ khi vaccin phòng bệnh sởi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng năm 1985, số ca mắc sởi giảm mạnh nhưng tỉ lệ vẫn còn cao nhất là ở những vùng có trẻ chưa được tiêm chủng.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

Tìm hiểu thêm: Bệnh sởi: căn bệnh từng nỗi ám ảnh kinh hoàng của hàng triệu người

Bệnh sởi dễ lây qua đường hô hấp.

Bệnh sởi dễ lây qua đường hô hấp.

a. Tác nhân gây bệnh

Bệnh sởi do virus sởi (Polinosa morbillarum) gây ra, bệnh lây truyền từ người sang người thông qua dịch đường hô hấp. Trẻ sau khi mắc bệnh sởi sẽ tạo ra miễn dịch bền vững, không bao giờ mắc lại bệnh nữa.

b. Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh được tính từ khi virus xâm nhập vào cơ thể cho đến khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Virus sởi có thời kỳ ủ bệnh thường là 12-14 ngày, có thể kéo dài đến 21 ngày.

c. Thời kỳ lây truyền

Từ một ngày trước khi bắt đầu giai đoạn tiền triệu hay 4 ngày trước khi phát ban.

Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mũi họng người bị nhiễm virus sởi.

 2. Ý nghĩa của xét nghiệm định kháng thể IgM kháng virus sởi

- Chẩn đoán bệnh sởi thông qua xét nghiệm định tính kháng thể IgM kháng virus sởi:

Xét nghiệm tìm kháng thể sởi là một xét nghiệm máu chuyên sâu nhằm phát hiện ra kháng thể IgM đặc trưng với kháng nguyên của virus sởi. Nếu phát hiện ra có sự hiện diện của kháng thể IgM kháng virus sởi lưu hành trong máu công thêm các triệu chứng điểm hình của bệnh sởi, bác sĩ có thể kết luận rằng trẻ đang mắc sởi.

Tùy vào trẻ mắc bệnh đã tiêm hay chưa tiêm vacxin và số lượng mũi tiêm vacxin mà thời gian này có thể thay đổi.

- Xác định giai đoạn mắc bệnh thông qua sự xuất hiện của kháng thể IgM trong máu:

Kháng thể IgM kháng virus sởi thường xuất hiện trong máu vào ngày đầu tiên trẻ có ban sởi, giảm dần vào tuần thứ 7 và mất hoàn toàn sau tuần 8, kết quả dương tính phản ánh giai đoạn cấp của bệnh

- Định lượng kháng thể IgM kháng virus sởi để đánh giá hiệu giá kháng thể:

Xét nghiệm định lượng kháng để kháng virus sởi đặc hiệu để kiểm tra nồng độ kháng thể lưu hành trong máu và đánh giá xem vaccin có đủ hiệu lực để bảo vệ trẻ hay không.

Bệnh sởi là bệnh lý dễ diễn biến thành dịch bệnh.

Bệnh sởi là bệnh lý dễ diễn biến thành dịch bệnh.

Tìm hiểu thêm: Cảnh báo bệnh sởi ''căn bệnh diễn biến khó lường, dễ hình thành dịch''

3. Các xét nghiệm bổ trợ để chẩn đoán bệnh và giai đoạn bệnh sởi

Khi virus sởi xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể đặc hiệu nhằm tiêu diệt virus. Nồng độ kháng thể IgA, IgG, IgM đặc hiệu trong máu sẽ tăng cao trong giai đoạn cấp tính của bệnh.

Các kháng thể khác nhau sẽ xuất hiện trong máu vào những giai đoạn bệnh khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa vào thông tin mà người nhà cung cấp như: Đã tiêm vacxin phòng bệnh sởi hay chưa, tiêm mấy liều… và các triệu chứng lâm sàng để đưa ra chỉ định xét nghiệm kháng thể kháng virus sởi phù hợp nhất.

Mẫu máu xét nghiệm là máu tĩnh mạch, sau đó đem quay ly tâm để thu được mẫu huyết thanh có chứa kháng thể.

Ngoài ra, xét nghiệm RT-PCR dịch tiết mũi, hầu họng đem lại giá trị chẩn đoán rất cao.

Xét nghiệm định tính kháng thể IgM kháng virus sởi

Xét nghiệm định tính kháng thể IgM kháng virus sởi

Tìm hiểu thêm: Phân biệt sốt phát ban và bệnh sởi

Xét nghiệm định tính kháng thể IgM kháng virus sởi nhằm kiểm tra sự có mặt của kháng thể kháng virus sởi có trong máu bằng phương pháp xét nghiệm MAC-ELISA. Xét nghiệm này có độ tin cậy cực kì cao trong chẩn đoán mắc bệnh.

Khi nghi ngờ con trẻ có các triệu chứng lâm sàng của bệnh sởi, ba mẹ có thể liên hệ đặt lịch xét nghiệm thông qua website IVIE - Bác sĩ ơi. Hiện nay IVIE - Bác sĩ ơi đang liên kết với nhiều bệnh viện lớn có hỗ trợ xét nghiệm định kháng thể kháng virus sởi như: bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Thu Cúc… 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 11/07/2022 - Cập nhật 11/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chẩn đoán giai đoạn bệnh sởi thực hiện bằng xét nghiệm nào?

Chẩn đoán giai đoạn bệnh sởi thực hiện bằng xét nghiệm nào?

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp. Vacxin dự phòng bệnh sởi nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia cho trẻ từ 0-2 ...

11/07/2022

1476 Lượt xem

4 Phút đọc

Xác định giai đoạn mắc bệnh sởi bằng loại xét nghiệm nào?

Xác định giai đoạn mắc bệnh sởi bằng loại xét nghiệm nào?

Bệnh sởi là bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp, do vi rút sởi gây nên. Kháng thể IgG kháng virus sởi lưu hành trong máu ở những người mắc bệnh sởi trong ...

10/07/2022

726 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG