Là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh thận mạn ở các quốc gia đang phát triển, đái tháo đường thực sự đang là vấn đề của thế kỷ với tỉ lệ mắc trong dân chúng ngày một gia tăng. Bệnh thận do đái tháo đường không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh mà còn để lại một gánh nặng lớn về kinh tế và y tế cho mỗi quốc gia. Bài viết dưới đây tiếp tục cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán cũng như điều trị căn bệnh này.
1. Chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường
Để chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường, xét nghiệm nước tiểu cần phải được thực hiện để tìm kiếm sự xuất hiện của albumin niệu vi lượng (hay còn gọi là microalbumin niệu). Sự xuất hiện của chất này trong nước tiểu là chỉ điểm cho việc thận đã bắt đầu có tổn thương. Ở giai đoạn muộn, nước tiểu bắt đầu xuất hiện protein, đôi khi lượng protein này rất cao dẫn đến làm giảm nồng độ albumin máu, làm xuất hiện tình trạng phù toàn thân ở người bệnh.
Các chỉ số đánh giá chức năng thận như ure, creatinin cũng được kiểm tra định kỳ ở bệnh nhân đái tháo đường. Khi có tình trạng phù, cần định lượng thêm nồng độ protein và albumin máu để xác định xem người bệnh có hội chứng thận hư hay không.

Xét nghiệm máu
Cung cấp hình ảnh trực quan về nhu mô thận. Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thận thường có kích thước hai thận bình thường chứ không bị teo nhỏ như bệnh nhân viêm cầu thận mạn.
Khi các xét nghiệm khác không đủ độ thuyết phục để chẩn đoán bệnh thận do đái tháo đường, chỉ định sinh thiết thận được đặt ra để tìm kiếm tổn thương đặc hiệu của đái tháo đường (các xơ chai dạng nốt) trên nhu mô thận.
- Các xét nghiệm kiểm tra thị lực
Vì các tổn thương ở mắt và thận trong bệnh cảnh đái tháo đường thường cùng do tổn thương vi mạch gây ra nên thường bệnh nhân có biến chứng thận sẽ có tổn thương ở mắt kèm theo. Nếu bệnh nhân chỉ có tổn thương ở thận mà không có biến chứng ở mắt thì cần cẩn thận một bệnh thận riêng biệt độc lập xảy ra trên nền bệnh nhân có đái tháo đường từ trước. Biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường cũng là một yếu tố tiên lượng không tốt về tiến triển của bệnh.

Biến chứng thận ở người bệnh đái tháo đường dễ có tổn thương về thị lực
Khi có những yếu tố làm xuất hiện các triệu chứng biểu hiện ở cơ thể và trở nên nặng lên, bạn cần thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa thận- tiết niệu có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
2. Điều trị biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường
Điều chỉnh chế độ ăn và lối sống. Đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát biến chứng và hạn chế tiến triển của bệnh. Người bệnh được khuyến cáo ăn giảm mặn, giảm đạm, không ăn mỡ và phủ tạng động vật. Lượng nước uống trong ngày được khuyến cáo tùy thuộc vào tình trạng phù của người bệnh, cần giảm lượng nước nhập vào trong giai đoạn phù để tránh quá tải thể tích cơ thể. Bệnh nhân cũng được khuyên vận động thể dục nhẹ nhàng, tối thiểu 30 phút/ngày và 150 phút/tuần, không lao động nặng và ngủ nghỉ đủ giấc.

Điều chỉnh chế độ ăn và lối sống
Kiểm soát đường huyết. Đường huyết cần được khống chế tốt ngay từ khi biến chứng thận chưa xuất hiện. Khi đã có tình trạng suy thận, cần lưu ý rằng một số thuốc viên điều trị đái tháo đường không còn được chỉ định với mức lọc cầu thận thấp. Do vậy, người bệnh cần được bác sĩ tư vấn, chỉnh liều, thậm chí chuyển sang thuốc đường tiêm (Insulin) khi có chức năng thận suy giảm.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám thận- tiết niệu tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
Kiểm soát huyết áp. Đối với bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thận, kiểm soát huyết áp đóng vai trò là một trong "kiềng ba chân" (cùng với kiểm soát đường huyết và mỡ máu) để hạn chế các nguy cơ biến chứng cho người bệnh. Nhóm thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể được khuyến cáo là chỉ định đầu tay. Tuy nhiên cần chú ý sử dụng các thuốc này rất cẩn thận ở người có tình trạng suy thận nặng do nguy cơ tăng Kali máu và làm tăng nặng tình trạng thận suy có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Điều trị rối loạn Lipid máu. Ngoài chế độ ăn giảm mỡ và phủ tạng, các thuốc nhóm statin điều trị rối loạn chuyển hóa Lipid cũng được lưu tâm vì hiệu quả đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Điều trị rối loạn Lipid máu cũng giúp giảm nguy cơ biến cố tim mạch (đặc biệt là mạch vành trên nhóm bệnh nhân này).

Kiểm soát đường huyết
Ngoài ra còn có các bệnh lý thận- tiết niệu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Bệnh thận do đái tháo đường tiến triển đến giai đoạn cuối, người bệnh được chỉ định điều trị thay thế thận suy bằng một trong ba phương pháp: thận nhân tạo chu kỳ, lọc màng bụng liên tục hoặc ghép thận. Trong đó ghép thận là phương pháp được hướng đến do sự ưu việt hơn so với các phương pháp còn lại. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc ghép thận trên bệnh nhân đái tháo đường sẽ hiệu quả hơn nếu tiến hành đồng thời với với phẫu thuật ghép tụy. Trong hai phương án còn lại, thận nhân tạo được ưa thích hơn lọc màng bụng do có thể kiểm soát được cân nặng của người bệnh dễ dàng bằng việc rút cân qua lọc máu và không ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường máu của người bệnh. Những bệnh nhân đã lọc máu chu kỳ thường sau một thời gian sẽ giảm được liều tiêm insulin, thậm chí một số bệnh nhân không cần sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường nữa do đường huyết trong máu ổn định.
IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch tư vấn y tế từ xa hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.