Bệnh thận mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới và trở thành một vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng vì tỷ lệ mắc và tử vong của căn bệnh này ngày càng gia tăng. Tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính ước tính khoảng 11% dân số Hoa Kỳ. Bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối. Bệnh đái tháo đường là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với bệnh thận mạn tính.
1. Nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn
Điều trị đái tháo đường ở bệnh nhân thận mạn tính nhằm hạn chế, ngăn ngừa tỷ lệ bệnh gia tăng.
Tổ chức Thận học Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ gần đây đã ban hành các hướng dẫn về quản lý rủi ro tim mạch ở những người mắc bệnh thận bằng cách tuyên bố rõ ràng rằng những người này có nguy cơ tim mạch rất cao. Đối với bệnh nhân đái tháo đường mắc bệnh thận mạn tính, nguy cơ mắc bệnh tim mạch thậm chí còn nằm trong nhóm cao nhất. Bệnh nhân đái tháo đường có microalbumin niệu có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 lần so với những người không có microalbumin niệu. Protein niệu và sự giảm mức lọc cầu thận (GFR) đóng góp hiệp đồng làm tăng nguy cơ tim mạch. Hầu hết bệnh nhân bệnh thận mạn tính giai đoạn 3 do đái tháo đường sẽ gặp biến cố tim mạch nghiêm trọng, có thể gây tử vong trước khi bệnh thận mạn tính của họ tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối.

Bệnh nhân đái tháo đường
Khi có những yếu tố làm xuất hiện các triệu chứng biểu hiện ở cơ thể và trở nên nặng lên, bạn cần thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa thận- tiết niệu có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
2. Những thách thức trong điều trị bệnh
Bệnh nhân đái tháo đường thường phải điều trị kết hợp nhiều vấn đề chuyển hóa cũng như các bệnh đồng mắc có liên quan. Họ phải điều trị, thường là điều trị tích cực các bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh về xương, thiếu máu và các bệnh tim mạch thường gặp . Do đó, vấn đề lựa chọn điều trị thích hợp cho bệnh nhân mắc cả suy thận và đái tháo đường ngày càng phổ biến trong thực hành lâm sàng.
Các hướng dẫn gần đây về điều trị bệnh đái tháo đường (ADA, EASD 2012) đề xuất nên cá thể hóa các mục tiêu đường huyết. Đối với phần lớn bệnh nhân đái tháo đường, mục tiêu thích hợp là hemoglobin A1c (HbA1c) <7% nhưng đối với những bệnh nhân đái tháo đường đi kèm bệnh nghiêm trọng, mục tiêu từ 7% đến 8% là chấp nhận được. Bệnh nhân suy thận do đái tháo đường thường thuộc nhóm này.

Bệnh nhân đái tháo đường có microalbumin niệu có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao
HbA1c là dấu ấn sinh học phổ biến nhất và được chấp thuận để đánh giá kiểm soát đường huyết lâu dài. Điều này cũng áp dụng cho bệnh nhân suy thận do đái tháo đường. Tuy nhiên, HbA1c có những hạn chế đáng kể ở những bệnh nhân suy thận. Việc đo lường bị ảnh hưởng bởi cả chức năng thận và các biến chứng của bệnh thận mạn tính như tan máu, thiếu sắt và nhiễm toan chuyển hóa.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám thận- tiết niệu tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh thận mạn do đái tháo đường phải dựa nhiều hơn vào việc tự theo dõi đường huyết bằng máy đo đường huyết thông thường. Bệnh nhân mắc đái tháo đường và suy thận thường kèm theo có cả những bệnh lý tim mạch . Những bệnh nhân này cũng có nguy cơ hạ đường huyết cao hơn. Theo sinh lý, chúng ta biết rằng chức năng thận bình thường đóng góp 30% cho sự tân tạo glucose, rất cần thiết để tránh hạ đường huyết, đặc biệt là trong thời gian nhịn ăn kéo dài. Nhiều bệnh nhân suy thận do đái tháo đường cũng có những vấn đề về dinh dưỡng và đôi khi bị suy dinh dưỡng. Việc sử dụng insulin cũng như sulfonylureas hoặc glinides (chất kích thích tiết tác dụng ngắn) dẫn đến tăng tỷ lệ hạ đường huyết ở nhóm bệnh nhân này.
Mặt khác, nhiều loại thuốc có chuyển hóa qua thận và các chất chuyển hóa của chúng thường làm kéo dài thời gian tác dụng của chúng. Việc sử dụng thuốc trị đái tháo đường, đặc biệt là các thuốc thế hệ mới đang gây nhiều tranh cãi. Vấn đề chính là trong nhiều nghiên cứu về hiệu quả, bệnh nhân có bệnh thận mạn thường bị loại trừ nên thiếu dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả trên những bệnh nhân này. Điều này dẫn đến sự lo ngại khi sử dụng thuốc trên đối tượng bệnh nhân suy thận do thiếu bằng chứng cụ thể.

Bệnh nhân mắc đái tháo đường và suy thận thường kèm theo có cả những bệnh lý tim mạch
Điều trị đái tháo đường ở bệnh nhân thận mạn tính phức tạp hơn trong việc sử dụng thuốc vì bệnh nhân bị đái tháo đường thường là người già, có bệnh mạn tính và nhiều bệnh đồng mắc kèm theo. Những người này dùng nhiều loại thuốc khác nhau và do đó có nguy cơ tương tác thuốc cao.
Ngoài ra còn có các bệnh lý thận- tiết niệu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch tư vấn y tế từ xa hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.