Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây chảy mủ tai
  • 2. Triệu chứng chảy mủ tai
  • 3. Chảy mủ tai, điều trị thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây chảy mủ tai
  • 2. Triệu chứng chảy mủ tai
  • 3. Chảy mủ tai, điều trị thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chảy mủ tai: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chảy mủ tai là bệnh lý phổ biến, thường liên quan đến hoạt động của các vi khuẩn. Căn bệnh này không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn để lại nhiều hậu quả khó lường. Để tìm ra hướng giải quyết trước tiên chúng ta cần nằm lòng các thông tin về bệnh lý này. Cùng ISOFHCARE tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây chảy mủ tai
  • 2. Triệu chứng chảy mủ tai
  • 3. Chảy mủ tai, điều trị thế nào?

Chảy mủ tai là bệnh lý Tai Mũi Họng, đặc biệt thường gặp ở trẻ em, cần đưa trẻ đến các CSYT uy tín hoặc khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng giỏi để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh hiệu quả, phù hợp với từng người bệnh, từng giai đoạn bệnh. 

1. Nguyên nhân gây chảy mủ tai

Chảy mủ tai là hiện tượng từ trong tai chảy ra một dạng dịch, có thể xuất hiện máu, mủ, nước và thường kèm mùi hôi khó chịu. Vậy nguyên nhân nào khiến tình trạng này xuất hiện? Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp:

Chảy mủ tai: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

- Viêm tai giữa hay nhiễm trùng tai, đây là bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ nhỏ.

- Chấn thương ảnh hưởng đến tai có thể gây ra dịch tiết. Ngoài ra, sự gia tăng áp lực như khi đi máy bay, lặn biển hay tổn thương tiếng ồn cực lớn cũng có thể khiến màng nhĩ vỡ rách.

- Viêm tai ngoài thường xảy ra do vi khuẩn, nấm lây nhiễm vào ống tai. Việc bạn tắm quá lâu, hay trong lúc đi bơi vô tình để nước lọt vào tai cũng là một trong những tác nhân gây bệnh chảy mủ tai.

- Rò dịch não tủy do chấn thương sọ hoặc do cuộc phẫu thuật gần đây. Dịch có thể trong hoặc chứa cả máu, nếu xuất hiện viêm nhiễm mủ có thể đi kèm.

- Sau thủ thuật đặt ống thông khí.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân ít gặp thường dẫn đến chảy mủ tai mãn tính, như:

- Ung thư ống tai, dịch chảy ra thường xuyên lẫn máu, đau nhẹ. Bệnh dễ nhầm lẫn với viêm tai ngoài ở giai đoạn sớm.

- Dị vật tai thường gặp ở trẻ em.

- Viêm xương chũm thường là biến chứng của viêm tai giữa.

- U hạt wegener thường kèm theo các triệu chứng về hô hấp, chảy nước mũi mạn tính, đau khớp và loét miệng.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

2. Triệu chứng chảy mủ tai

Khi bị chảy mủ tai thường xuất hiện các triệu chứng sau:

- Tai đau với mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng, có thể đau liên tục hoặc đau từng cơn.

- Thường kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng như sốt, môi khô lưỡi bẩn, vẻ mặt nhiễm trùng,...

- Có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng.

viêm màng não

- Ù tai là triệu chứng khá phổ biến.

- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

- Suy giảm hoặc mất thính lực.

- Có dịch chảy ra ngoài từ tai, dịch có mủ với màu sắc thay đổi từ trắng sang vàng hoặc nâu, tùy vào tình trạng bệnh và thường có mùi hôi khó chịu.

Cần để ý những thay đổi của cơ thể vì bệnh tật luôn là những “kẻ giết người thầm lặng”. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời.

3. Chảy mủ tai, điều trị thế nào?

Hầu hết các trường hợp tai chảy mủ đều có thể tự khỏi ở giai đoạn nhẹ, tuy nhiên việc lơ là và chủ quan sẽ là “động lực” để bệnh tiến triển nặng. 

3. 1. Điều trị tây y

Thông thường, bác sĩ điều trị bệnh chảy mủ tai dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

- Thuốc nhỏ tai kháng sinh, đây là lựa chọn phổ biến: Ofloxacin, finafloxacin,...

- Thuốc kháng sinh đường uống, loại này thường gây nhiều tác dụng phụ hơn so với loại thuốc nhỏ. Đôi khi nó cũng có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, do đó chỉ kê đơn khi bệnh nặng hoặc nhiễm trùng lan rộng.

- Một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen,... thường được sử dụng.

- Thuốc hạ sốt như paracetamol hoặc một số dạng gói dùng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chỉ được dùng khi sốt trên 38,5 độ C.

Paracetamol

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định lấy dịch mủ, ráy tai và làm sạch vùng tai bằng phương pháp nội soi nếu cần thiết.

Điều quan trọng người bệnh cần lưu ý:

- Tuân thủ các chỉ định và lời dặn của bác sĩ.

- Uống thuốc và nhỏ thuốc đủ liều.

- Không tự ý mua khi hết thuốc mà cần phải có chỉ định của bác sĩ.

- Không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có lời khuyên của bác sĩ.

- Theo dõi đáp ứng điều trị, các dấu hiệu trong quá trình điều trị.

- Nếu không có tiến triển hoặc bệnh trở nặng hơn hay có bất cứ dấu hiệu dị ứng thuốc hãy báo ngay với bác sĩ để tìm phương án giải quyết.

3.2. Chăm sóc tại nhà

Việc chủ động điều trị chảy mủ tai tại nhà sẽ mang lại hiệu quả chữa trị gấp đôi so với việc chỉ trông chờ vào phác đồ điều trị của bác sĩ. Những việc đơn giản bạn có thể làm ngay tại nhà, ví dụ như:

- Bạn có thể sử dụng túi giữ nhiệt hoặc khăn ấm để áp vào tai từ 10-15 phút, cách làm này sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng đau nhức.

- Nếu có hiện tượng sưng đỏ, một chiếc khăn lạnh hay túi đá sẽ là cứu tinh của bạn.

- Vệ sinh tai mỗi ngày bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch chuyên dụng.

- Vệ sinh họng mũi cũng không kém phần quan trọng.

- Rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế lây lan vi khuẩn.

- Đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.

- Không nên dùng điều hòa ở nhiệt độ quá thấp hay ngồi trong phòng lạnh quá lâu.

- Tiêm chủng vaccine để phòng tránh các bệnh như cúm, sởi,...

- Tránh xa khói thuốc, khói bụi, chất độc hại.

- Không nên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn hay chất kích thích.

- Không sử dụng vật cứng đưa vào tai trong lúc vệ sinh tai.

- Không đưa ngón tay, bút chì, kẹp tăm, khăn giấy hoặc bất kỳ vật lạ nào vào ống tai của bạn, nhất là trẻ nhỏ. Điều này không chỉ làm tổn thương da, niêm mạc và còn tăng nguy cơ kẹt dị vật gây nhiễm trùng.

- Hãy bảo vệ đôi tai của bạn bằng cách tránh xa tiếng ồn quá mức, sử dụng nút bịt tai để bảo vệ màng nhĩ.

- Hạn chế lặn ngụp hoặc dội nước từ trên cao, điều này có thể khiến nước tràn vào tai bạn.

- Lau khô tai sau khi ở dưới nước, nếu vô tình nước vào tai nhớ nghiêng đầu sang một bên để nước có thể chảy hết ra ngoài.

- Không nên tắm ở ao, hồ, sông hoặc những vùng nước bẩn, chứa nhiều vi khuẩn, đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chảy mủ tai, nhất là ở nông thôn.

- Không cố gắng để lấy ráy tai ra ngoài, hãy lấy ráy tai đúng cách và khi cần thiết.

Cách chữa viêm tai ngoài tại nhà do dùng tai nghe bẩn

- Luôn giữ các thiết bị như tai nghe, máy trợ thính sạch sẽ.

- Trước khi sử dụng keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc hay các hóa chất liên quan đến da, mặt hãy dùng bông gòn để bịt vùng tai lại.

 “Có sức khỏe là có tất cả”, một cơ thể khỏe mạnh không những giúp bạn thuận lợi trong cuộc sống, công việc mà còn tạo thêm nhiều cơ hội hơn để bạn được ở bên chăm sóc gia đình. Chủ động phòng ngừa bệnh tật, nhất là chảy mủ tai là phương pháp ít chi phí nhưng mang lại hiệu quả vô cùng cao. Mong rằng bài viết trên đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/06/2021 - Cập nhật 18/11/2021
4.8/5 - (18 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ em

Trẻ quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn? Mẹ lo lắng rằng bé mắc bệnh viêm tai ngoài? Mẹ thấp thỏm không ngủ được vì sợ rằng viêm tai ngoài trẻ em sẽ để lại nhiều biến ...

25/06/2021

1419 Lượt xem

4 Phút đọc

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi viêm tai ngoài ở trẻ em

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi viêm tai ngoài ở trẻ em

Cơ thể trẻ non nớt với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là điểm đến hấp dẫn của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong đó, không thể không nhắc bệnh viêm tai...

25/06/2021

16166 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Cách nhận biết bệnh lý viêm tai...

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Cách nhận biết bệnh lý viêm tai...

Viêm tai ngoài là bệnh có nguy cơ mắc cao do vùng tai ngoài tiếp xúc nhiều với môi trường khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Có khá ít người hiểu về bệnh và biết được ...

23/06/2021

6399 Lượt xem

5 Phút đọc

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?

Rất nhiều bố mẹ khi thấy tai em bé chảy mủ thì rất lo lắng, hoảng sợ. Vậy bố mẹ cần phải làm gì khi trẻ chảy mủ tai? iSofHcare sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm...

23/06/2021

13325 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG