Nội dung chính
  • 1. Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?
  • 2. Chế độ ăn dành cho người đang điều trị viêm loét dạ dày
Nội dung chính
  • 1. Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?
  • 2. Chế độ ăn dành cho người đang điều trị viêm loét dạ dày
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người bị viêm loét dạ dày

Dạ dày bị viêm loét làm ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Việc lựa chọn loại thức ăn phù hợp đã khó, xong thức ăn tốt cho người bị viêm loét càng khó hơn. Cùng bỏ túi một số loại thực phẩm tốt cho dạ dày người bị viêm loét qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?
  • 2. Chế độ ăn dành cho người đang điều trị viêm loét dạ dày

1. Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Người bị viêm loét dạ dày nên sử dụng các loại thực phẩm được tăng cường và có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chữa lành các vết loét hoặc có khả năng giúp giảm tiết acid dịch vị. Các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất cũng được bổ sung để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Thức ăn được ưu tiên lựa chọn: Mềm, dễ tiêu hóa và hạn chế tiết dịch vị acid.

Thức ăn được ưu tiên lựa chọn: Mềm, dễ tiêu hóa và hạn chế tiết dịch vị acid.

a. Chuối

Loét dạ dày nên ăn chuối vì pectic ở chuối giúp làm giảm những kích ứng, từ đó hạn chế đáng kể tình trạng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu rất thích hợp cho người đang điều trị loét dạ dày. 

Chuối là một loại thực phẩm tuyệt vời cho dạ dày nhưng nếu không tuân thủ nguyên tắc ăn chuối sẽ gây phản tác dụng:

- Nên ăn chuối chín.

- Không ăn chuối khi bụng đói. Thời điểm lý tưởng nhất là ăn chuối sau bữa ăn chính khoảng 30 phút.

- Không nên ăn chuối vào buổi sáng vì hàm lượng serotonin trong chuối có thể gây buồn ngủ.

- Nên ăn 1-2 quả mỗi ngày.

b. Sữa chua

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, sữa chua là một thực phẩm tốt cho những người bị loét dạ dày. Trong sữa chua có chứa men vi sinh có thể làm tăng khả năng chống lại vi khuẩn có hại của cơ thể. Trong sữa chua còn chứa axit lactic giúp làm kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP.

Mỗi ngày nên ăn khoảng 1-2 ly sữa chua và tuyệt đối không ăn khi bụng đói.

Tìm hiểu thêm về: 5 căn bệnh liên quan đến dạ dày, bạn đã biết chưa?

c. Trà dây

Hoạt chất flavonoid có trong trà dây giúp ức chế và ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn HP giúp làm lành ổ viêm loét dạ dày.

Trà dây được hãm với nước sôi và uống nhiều lần trong ngày.

d. Nghệ và mật ong

Nghệ vàng và mật ong quả là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Mật ong không chỉ dùng để làm đẹp, nó còn là phương thuốc trị viêm loét dạ dày hiệu quả khi kết hợp cùng tinh chất nghệ. Tinh chất nghệ là hợp chất Curcumin được chiết xuất từ củ nghệ tươi.

Cách thực hiện: Pha 2 thìa cafe tinh chất nghệ với 1 thìa mật ong, cho vào 200ml nước ấm, uống đều đặn mỗi ngày để giảm đau, kích thích tiêu hóa.

Uống một ly nước mật ong- nghệ mỗi ngày chữa loét dạ dày

Uống một ly nước mật ong- nghệ mỗi ngày chữa loét dạ dày

d. Thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie.

Rau củ màu đỏ và xanh đậm nên được tăng cường trong khẩu phần ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất đã mất trước đó.

Chọn thức ăn đúng thôi chưa đủ, người bệnh nên bổ sung một số thói quen ăn uống đúng cách có lợi cho dạ dày:

- Ăn chậm nhai kỹ.

- Nên ăn vừa bụng, không ăn quá no. Có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Không để dạ dày trong trạng thái quá đói.

- Ăn đúng giờ giấc để acid dịch vị tiết ra theo đúng khung giờ cố định.  

- Hạn chế ăn cơm cùng với nước canh. Cơm chan canh khiến thức ăn không được nhai kỹ và làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

2. Chế độ ăn dành cho người đang điều trị viêm loét dạ dày

Điều trị viêm loét dạ dày bằng chế độ ăn đặc biệt. Cơn đau trong viêm loét dạ dày cấp tính thường làm người bệnh mệt mỏi và không có cảm giác thèm ăn. Nhưng một chế độ ăn được xây dựng dựa trên từng giai đoạn điều trị sẽ giúp người bệnh yên tâm, thoải mái hơn do áp lực tiêu hóa thức ăn đã được giảm đáng kể. Bệnh tiêu hóa này cần người bệnh tuân thủ điều trị để đạt được kết quả tốt.

a. Giai đoạn đầu

Khi mới bước vào điều trị viêm loét dạ dày, những cơn đau dữ dội cùng với triệu chứng buồn nôn thường khiến người bệnh không ăn uống được gì. Lúc này, những món ăn mềm như súp nghiền, cháo loãng sẽ là vị cứu tinh cho bạn. Lưu ý, mỗi lần ăn khoảng 100ml sau đó có thể tăng lên nếu cơn đau thuyên giảm.

b. Giai đoạn thứ 2

Thời gian chuyển đổi các loại thức ăn phù hợp với mức độ lành thương của mỗi người. Trong giai đoạn này, bạn có thể chuyển sang những đồ ăn cứng hơn như: Bánh quy, bánh mì, cơm nếp hay thịt cá...

c. Giai đoạn thứ 3

Dạ dày đã hồi phục tổn thương nhưng chưa hoàn toàn khỏe hẳn do đó bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn với 5-6 bữa mỗi ngày với những món ăn ninh nhừ, nấu mềm cho đến khi dạ dày ổn định hẳn.

 Nên ăn thức ăn lỏng để tránh gây áp lực quá mức lên dạ dày

 Nên ăn thức ăn lỏng để tránh gây áp lực quá mức lên dạ dày

Chế độ và thói quen ăn uống hợp lý không những có vai trò trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày mà còn hạn chế được nguy cơ tái phát bệnh. Ông bà ta có câu: “Có kiêng có lành”, có kiêng cữ thì bệnh mới mau hết và thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp chúng ta sống lâu sống khỏe.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày, bạn nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Mọi thông tin cần tư vấn, đặt lịch khám với bác sĩ, cơ sở y tế, vui lòng liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/03/2022 - Cập nhật 23/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Top 9 địa chỉ điều trị viêm loét dạ dày tốt nhất Hà Nội

Top 9 địa chỉ điều trị viêm loét dạ dày tốt nhất Hà Nội

Điều trị viêm loét dạ dày ở đâu uy tín đang là thắc mắc của đa số bệnh nhân và gia đình. Bài viết dưới đây,  IVIE - Bác sĩ ơi sẽ gửi đến bạn danh sách 9 bệnh...

21/07/2023

468 Lượt xem

14 Phút đọc

Sống khoa học - phương pháp điều trị bệnh dạ dày hữu hiệu...

Sống khoa học - phương pháp điều trị bệnh dạ dày hữu hiệu...

Bệnh dạ dày nguyên nhân dẫn đến chủ yếu do bia rượu, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,...tất cả đều là nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc bệnh tăng lên...

13/03/2022

553 Lượt xem

4 Phút đọc

Ợ chua, ợ hơi - dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bệnh dạ dày

Ợ chua, ợ hơi - dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bệnh dạ dày

Bệnh dạ dày: Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất cho thấy cơ thể đang có triệu chứng “đình công” chính là ợ hơi, ợ chua. Tình trạng này khiến người bệnh...

12/03/2022

885 Lượt xem

5 Phút đọc

Đau dạ dày - căn bệnh thế kỷ, liệu có thể trị dứt điểm?

Đau dạ dày - căn bệnh thế kỷ, liệu có thể trị dứt điểm?

Có rất nhiều phương pháp điều trị dạ dày kể cả tây và đông y. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng được áp dụng mà tùy thuộc vào đặc điểm và tình trạng...

12/03/2022

696 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG