Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu đau cần đến bệnh viện?
  • 2. Làm gì khi có xuất hiện đau?
  • 3. Những thuốc giảm đau thường dùng và những lưu ý đi kèm.
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu đau cần đến bệnh viện?
  • 2. Làm gì khi có xuất hiện đau?
  • 3. Những thuốc giảm đau thường dùng và những lưu ý đi kèm.
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Chống đau và lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau

Đau là triệu chứng thường gặp nhất, nó giúp cho cơ thể người phản ứng lại với các tác nhân có hại nhưng cũng làm chính bản thân chúng ta vô cùng khó chịu. Nhưng đa số mọi người sẽ tự dùng thuốc giảm đau, vậy dùng thuốc giảm đau có nguy hiểm không và dùng loại gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này..
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu đau cần đến bệnh viện?
  • 2. Làm gì khi có xuất hiện đau?
  • 3. Những thuốc giảm đau thường dùng và những lưu ý đi kèm.

1. Dấu hiệu đau cần đến bệnh viện?

Có những dấu hiệu của đau cần sự can thiệp kịp thời của y tế không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên cần đến cơ sở y tế ngay khi gặp các dấu hiệu.

  • Mức độ đau: đau dữ dội, đau như dao đâm, đau thắt lại, đau tăng dần
  • Vị trí đau: ngực trái, dưới xương ức có thể lan ra sau lưng lên vai trái đây là dấu hiệu có thể của bệnh lý mạch vành. Đau bụng hố chậu phải có thể là dấu hiệu đau của viêm ruột thừa. Đau dữ dội vùng thượng vị như trong viêm tụy cấp
  • Thời gian đau: đau khớp có thể kéo dài nhiều hơn 1- 2 tuần, nhưng những cơn đau bụng, đau đầu kéo dài 1-2 ngày là những dấu hiệu cần chú ý.
  • Các dấu hiệu đi kèm: sốt, có yếu liệt tay chân, không đánh hơi, không đi ngoài được nặng hơn nữa ý thức chậm hơn, không tỉnh táo, nói nhảm, khó thở...

Mức độ đau mà người bệnh cảm nhận và thể hiện

Mức độ đau mà người bệnh cảm nhận và thể hiện

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý và dự phòng các bệnh nội khoa khác để tránh biến chứng nặng nề của bệnh.

2. Làm gì khi có xuất hiện đau?

- Hãy luôn nhớ rằng đau là phản ứng của cơ thể, nên cần tìm và điều trị nguyên nhân 

- Cần chú ý những dấu hiệu đau bệnh lý cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời, đừng cố chịu đựng và để kéo dài có thể sẽ gây những biến chứng không thể hồi phục được.

- Dùng túi chườm ấm, giữ ấm vùng bụng bị đau cũng là một phương pháp hiệu quả để làm giảm cơn đau bụng do rối loạn tiêu hóa, hoặc đau bụng kinh

- Tắm nước ấm có thể tốt cho tình trạng ảnh hưởng đến cơ, gân và xương của bạn, chẳng hạn như đau thắt lưng và đau khớp

- Chườm lạnh giúp giảm sưng đau trong những trường hợp tổn thương gân, dây chằng, khớp và bầm tím do chấn thương

Điều trị thuốc giảm đau

Điều trị thuốc giảm đau

- Điều trị thuốc giảm đau theo bậc:

  • Thuốc giảm đau bậc một: cho đau nhẹ, trung bình như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid
  • Thuốc giảm đau bậc hai: paracetamol kết hợp với codein hoặc tramadol cho cơn đau mức độ vừa, nhiều.
  • Thuốc giảm đau bậc ba:  Morphin mạnh, cho những đau nặng, dùng kéo dài có thể gây nghiện thuốc.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Những thuốc giảm đau thường dùng và những lưu ý đi kèm.

Các thuốc giảm đau hay được dùng là:

Paracetamol với các biệt dược, dạng đi kèm như là dạng sủi Efferalgan, Panadol sủi, dạng viên hoặc dạng đặt hậu môn cho trẻ em, hoặc kết hợp với biệt dược khác như kết hợp với codein, tramadol, clorpheniramin ví dụ Ultracet, Tiffy,…Lưu ý: 

  • Paracetamol chỉ có tác dụng sau khi uống từ 15 - 30 phút và tác dụng tối đa từ 3 đến 4 giờ. Vì vậy, hai lần sử dụng thuốc nên sử dụng cách nhau ít nhất 4 - 6 giờ
  • Liều dùng mỗi lần là 10-15 mg/kg với trẻ nhỏ và 500- 1000 mg với người lớn. Nên uống xa bữa ăn 1h để tránh giảm hấp thu của thuốc.
  • Không dùng quá 4g trong 24h đối với người lớn và không quá 75 mg/kg trong vòng 24 giờ
  • Tăng độc tính trên gan nếu sử dụng mà uống bia rượu. 
  • Khi có bệnh lý gan mật cần dùng thuốc dưới sự kê đơn và giám sát của bác sĩ vì nó có thể làm tiến triển xấu, trầm trọng hơn bệnh lý của gan.
  • Cần thận trọng khi sử dụng ở những người bị bệnh Phenylceton niệu

Paracetamol là thuốc giảm đau thông dụng nhất

Paracetamol là thuốc giảm đau thông dụng nhất

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thường hay dùng như inbuprofen, aspirin, meloxicam (Mobic), celecoxib (Celebrex),…Cần lưu ý như:

  • Thuốc có thể gây viêm, loét, chảy máu dạ dày. Cần phải uống thuốc lúc no, hạn chế dùng thuốc cho bệnh nhân loét hoặc có tiền sử loét dạ dày hoành tá tràng. Trong trường hợp cần thiết phải dùng các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Không dùng phối hợp các thuốc NSAID với nhau vì làm tăng độc tính của nhau. Không dùng cùng với các chống đông, nhất là loại vitamin K (dicumarol, warfarin), vì làm tăng tác dụng chống đông của thuốc gây chảy máu

Ngoài ra còn một số thuốc giảm đau giãn cơ trơn như Buscopan tác dụng trong giảm đau đường tiêu hóa, thuốc giãn cơ vân và cơ trơn mạch máu như eperison (Myonal) hoặc thuốc giảm đau thần kinh như pregabalin (Lyrica), gabapentin (Neurontin). Những loại thuốc này cần được uống theo đơn của bác sĩ tùy tình trạng bệnh, thuốc có thể gây tác dụng phụ như an thần, buồn ngủ, chóng mặt và hạ huyết áp tư thế.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/09/2022 - Cập nhật 28/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chống đau và lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau

Chống đau và lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau

Đau là triệu chứng thường gặp nhất, nó giúp cho cơ thể người phản ứng lại với các tác nhân có hại nhưng cũng làm chính bản thân chúng ta vô cùng khó chịu....

28/09/2022

801 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG