Việc xảy ra hiện tượng da đầu bị đỏ, ngứa có thể chỉ do sự bất cẩn trong vệ sinh da đầu hoặc do da kích ứng với các hóa chất trong sản phẩm chăm sóc tóc, da đầu. Tuy nhiên, đây cũng có khả năng là những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý trên da như nấm, vảy nến, gàu,... Nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh để có liệu trình điều trị phù hợp là việc vô cùng cần thiết.
1. Dấu hiệu da đầu bị đỏ, ngứa
Da đầu bị đỏ, ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý da liễu. Đặc điểm đặc trưng của hiện tượng này là sự xuất hiện đốm đỏ trên da đầu, có thể kèm theo cảm giác châm chích, ngứa da đầu. Nhiều trường hợp còn thấy khô da đầu, ngứa, tróc vảy trắng liên tục như gàu mặc dù người bệnh gội đầu thường xuyên.
Tình trạng nổi mẩn đỏ trên da đầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Bệnh có thể xuất hiện do tác động từ bên ngoài như các chất gây kích ứng, bụi bẩn,... hoặc do di truyền, cơ địa của người bệnh.
Hầu hết các bệnh lý trên da đầu là bệnh mãn tính, một số người bệnh bất chợt bùng phát nhưng một số bệnh lại phát triển mạnh theo mùa. Vì vậy khi có hiện tượng nghi ngờ, bệnh nhân cần nhanh chóng đến tìm bác sĩ chuyên môn để được tư vấn về cách điều trị phù hợp nhất.
Da đầu bị đỏ là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý da liễu mãn tính
2. Nguyên nhân khiến da đầu bị đỏ, ngứa
Lý do hàng đầu gây tình trạng da đầu bị đỏ, ngứa là vệ sinh vùng da đầu chưa sạch, chưa đúng cách. Bên cạnh đó có nhiều yếu tố tác động khác, những yếu tố này có thể cùng nhau gây nên các bệnh lý trên da đầu mà biểu hiện đặc trưng là nổi mẩn đỏ, ngứa trên da đầu.
Các bệnh lý trên da đầu khiến da đầu bị đỏ, ngứa thường là bệnh mãn tính, người bệnh gần như phải chung sống cả đời với nó. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh, nhưng những bệnh lý này gây khó chịu ở đầu, mất thẩm mỹ. Dưới đây là một số bệnh lý gây da đầu bị đỏ, ngứa thường gặp:
Viêm da tiết bã tại da đầu
Đây là một dạng bệnh viêm da hình thành do vi khuẩn nấm có tên là Malassezia. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là xuất hiện nốt đỏ hồng, các mảng da dày, bong tróc từng mảng, tóc bết, nhờn dính.
Đây là bệnh lý mãn tính, xuất hiện nhiều lần trong năm, mỗi lần kéo dài từ 1 - 2 tuần, thậm chí lâu hơn. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và tâm lý của người bệnh.
Nấm da đầu
Bệnh nấm da đầu có thể hình thành do nhiều loại nấm khác nhau như Microsporum hay Trichophyton, những vi khuẩn nấm này xâm nhập và tấn công vào tế bào da, nang tóc gây viêm. Một số triệu chứng tiêu biểu của bệnh là rụng tóc, ngứa dữ dội càng gãi thì da đầu càng đỏ, tình trạng kích ứng càng nặng hơn, xuất hiện nhiều mảng gàu trắng đục tự bong ra cả khi không gãi.
Vảy nến da đầu
Da đầu bị đỏ, ngứa cũng là dấu hiệu của bệnh vảy nến da đầu. Bệnh này xuất hiện do cơ địa hoặc do sự rối loạn bất thường của hệ miễn dịch khiến các tế bào da phát triển quá mức rồi tích tụ thành mảng trên da đầu. Các dấu hiệu hiện như có vảy trắng ở vành tai, trán, lông mày, các vảy trắng thường bong tróc, gây tổn thương da, da đầu khô, ngứa dù gội liên tục.
Biểu hiện đặc trưng của vảy nến da đầu là da đầu bị đỏ, xuất hiện vảy trắng
Dị ứng
Xuất hiện đốm đỏ trên da đầu là tình trạng thường gặp khi da đầu tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như hóa chất độc hại trong dầu gội, dầu xả, dầu dưỡng tóc, nước không sạch. Bên cạnh đó, việc ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, trứng,.. hoặc uống phải nước ô nhiễm cũng có thể gây dị ứng, nổi mẩn đỏ trên da đầu và các vùng da khác trên cơ thể.
Da đầu bị đỏ, ngứa là biểu hiện của khá nhiều bệnh lý trên da, bên cạnh những bệnh kể trên tình trạng này có thể là triệu chứng của viêm da dị ứng, mày đay, á sừng hoặc các bệnh lý về gan mật,... Vì vậy, để sớm nắm rõ nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
3. Da đầu bị đỏ có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Tình trạng da đầu bị đỏ, ngứa do nhiều bệnh lý về da gây nên tuy nhiên đa phần các bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng tình trạng này gây khó chịu, mất thẩm mỹ làm ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và tâm lý của người bệnh, khiến người bệnh mặc cảm, tự ti về vẻ ngoài của mình.
Sự ngứa ngáy, khó chịu có thể khiến người bệnh gãi, tác động đến những nốt đỏ trên da đầu khiến những tổn thương trên da thêm nặng hơn, có thể dẫn tới các biến chứng như nhiễm trùng, vết thương lở loét, chảy dịch mủ vàng. Thậm chí tổn thương da đầu có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây nguy hiểm do vùng đầu và hai bên thái dương có chứa nhiều dây thần kinh quan trọng.
Vậy lúc nào thì người bệnh nên đến tìm bác sĩ để được điều trị kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm trên? Da đầu bị đỏ có thể do các bệnh da liễu mãn tính vì vậy cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để nhận tư vấn chi tiết.
Khi da đầu bị đỏ, ngứa đồng thời xuất hiện tình trạng đau nhức, có nhiều vảy trên da đầu, ngứa ngáy dữ dội ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt,... lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để chấm dứt tình trạng da đầu bị đỏ, ngứa
Bạn có thể đến mọi cơ sở khám da liễu gần nhất để được những chuyên gia có chuyên môn tư vấn. Dưới đây là một số cơ sở khám da liễu uy tín tại Hà Nội mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy và đặt lịch khám.
-
Tổ hợp y tế MEDIPLUS: 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội. Chi phí khám da liễu: 300,000 đồng
-
Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Thanh Chân: Số 6 Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hòa Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi phí khám da liễu: 250,000 đồng.
-
Phòng khám đa khoa Medelab Số 86 - 88 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội. Chi phí khám da liễu: 150,000 đồng.
-
Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc: 4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội. Chi phí khám da liễu: 200,000đ
-
Bệnh viện E: 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Chi phí khám da liễu: 200,000đ
-
Cùng nhiều cơ sở y tế khám chữa bệnh da liễu uy tín khác.
4. Cách điều trị da đầu bị đỏ, ngứa nhanh chóng, hiệu quả
Da đầu bị đỏ ngứa gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của người bệnh, vì vậy việc tìm ra phương pháp chấm dứt tình trạng này là một việc rất cần thiết.
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Một số mẹo dân gian với nguyên liệu gần gũi từ tự nhiên, cách làm đơn giản có thể dễ dàng áp dụng giúp giảm xuất hiện đốm đỏ trên da đầu.
Gội đầu bằng bồ kết
Bồ kết là loại nguyên liệu khá dễ kiếm, rẻ tiền mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Gội đầu bằng bồ kết giúp duy trì mái tóc mềm mại, chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc. Đặc biệt hơn dùng nước sắc bồ kết còn giúp trị các bệnh lý da đầu như viêm da đầu tiết bã nhờn, nấm da đầu,... những hung thủ gây nên tình trạng da đầu bị đỏ.
Gội đầu bằng bồ kết giúp trị các bệnh lý da đầu như viêm da đầu tiết bã nhờn, nấm da đầu
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn có thể dùng nguyên quả bồ kết đun với nước sôi để gội đầu hoặc dùng bồ kết kết hợp với hương nhu, 2 nguyên liệu này đều có tác dụng kháng khuẩn giúp ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm.
Bước 1: Lấy 2 - 3 quả bồ kết khô, rang thơm, đập vụn.
-
Bước 2: Rửa sạch 1 nắm lá hương nhu tươi.
-
Bước 3: Đun bồ kết và hương nhu với nước sạch, để sôi trong vòng 10 - 20 phút.
-
Bước 4: Bỏ bã, đem pha loãng nước sắc với nước và dùng để gội đầu.
Ủ tóc bằng dầu dừa
Phương pháp ủ tóc bằng dầu dừa không chỉ giúp giảm tình trạng da đầu bị đỏ mà còn có thể giúp da đầu thêm khỏe mạnh, tóc chắc khỏe suôn mượt.
Dầu dừa từ lâu đã được biết đến là một loại nguyên liệu tự nhiên cung cấp nhiều dưỡng chất giúp làm đẹp da và tóc. Bên trong dầu dừa có chứa lượng lớn acid lauric có tác dụng diệt khuẩn và làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Để giảm tình trạng da đầu bị đỏ, người bệnh có thể thoa dầu dừa lên tóc sau khi gội đầu, ủ trong 15 - 20 phút sau đó xả sạch bằng nước. Kiên trì một thời gian tình trạng này sẽ được cải thiện hiệu quả.
Ủ tóc bằng dầu dừa giúp giảm tình trạng da đầu bị đỏ
Gội đầu bằng tinh dầu tràm trà
Hiện nay không hề thiếu các sản phẩm chăm sóc tóc và da có chứa tinh dầu tràm trà, thậm chí việc mua tinh dầu tràm trà nguyên chất cũng không quá khó. Hiệu quả chăm sóc tóc và da đầu mà tinh dầu tràm trà mang lại cũng rất nhiều như chống vảy gàu, chống oxy hóa và kháng khuẩn, giảm viêm, hạn chế tiết dầu, kích thích mọc tóc. Vì vậy, tinh dầu tràm trà là nguyên liệu điều trị tình trạng da đầu đỏ ngứa rất hiệu quả.
Tuy nhiên, khi sử dụng tinh dầu tràm trà nguyên chất bạn cần lưu ý bởi vì loại tinh dầu này có thể gây bỏng, ngứa ngáy nếu thoa trực tiếp lên da đầu. Vì vậy, để tránh hiện tượng kích ứng bạn có thể thêm tinh dầu tràm trà vào dầu gội và dùng để gội đầu.
Lấy một lượng dầu gội ra lòng bàn tay rồi thêm 2 - 3 giọt tinh dầu tràm trà, trộn đều. Mát xa đều hỗn hợp lên tóc ướt rồi để yên 3 - 5 phút, sau đó xả sạch bằng nước.
Lưu ý tránh thêm trực tiếp tinh dầu vào cả chai dầu gội đầu vì khi để lâu có thể làm giảm hiệu quả của tinh dầu tràm trà và ở trường hợp hy hữu nếu bạn bị dị ứng tinh dầu tràm trà bạn có thể phải bỏ phí cả một chai dầu gội.
Tinh dầu tràm trà giảm tình trạng da đầu bị đỏ, ngứa rất hiệu quả
Các phương pháp trên chỉ có tác dụng làm giảm tình trạng xuất hiện đốm đỏ trên dau đầu và làm dịu cảm giác ngứa ngáy chứ không hề có tác dụng thay thế các phương pháp điều trị. Đây chỉ có thể xem như là mẹo nhỏ hỗ trợ điều trị chứ không có khả năng trị dứt bệnh
Bác sĩ da liễu điều trị da đầu bị ngứa
Tùy thuộc vào nguyên nhân và diễn biến của bệnh sau khi được thăm khám cụ thể, bác sĩ dựa vào các thông tin thu được để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Một số thuốc thường được bác sĩ kê có thể kể đến:
-
Kem bôi dưỡng ẩm dạng thuốc mỡ có khả năng chống viêm, làm dịu cảm giác ngứa ngáy, tổn thương trên da: Corticosteroid, Calcineurin, Betnovate,...
-
Dầu gội chuyên dụng giúp diệt vi nấm, vi khuẩn, vảy nến: Selenium, Ketoconazole
-
Dạng thuốc uống trị nấm da đầu như: Griseofulvin, Terbinafin.
Các thuốc này dùng lâu hoặc không đúng cách có thể mang lại nhiều tác dụng phụ khó lường vì vậy cần tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng mà bác sĩ tư vấn.
Sử dụng dầu gội chuyên dụng giúp diệt vi nấm, vi khuẩn, vảy nến theo khuyến cáo của bác sĩ
Bạn có thể khám da liễu online ngay tại nhà trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi. Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online sẽ xem tình trạng da, hỏi về lối sống, sinh hoạt, từ đó chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị, chăm sóc phù hợp. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc trực tuyến ngay trên ứng dụng.
Tải app
5. Cách phòng ngừa các bệnh về da đầu
Phần lớn các bệnh lý về da đầu đều xuất hiện do việc chăm sóc da đầu không được thực hiện tốt và đúng cách. Giữ vệ sinh da đầu chính là chìa khóa chính trong việc phòng ngừa các bệnh lý da liễu xảy ra.
-
Tắm gội sạch sẽ, đều đặn và sử dụng loại dầu gội phù hợp, không gây kích ứng.
-
Hạn chế sử dụng hóa chất tẩy, nhuộm, tạo kiểu tóc vì những hóa chất này dễ gây kích ứng, tổn thương da đầu.
-
Giữ da đầu thông thoáng, hạn chế sử dụng mũ, khăn trùm đầu quá lâu gây bí bách, thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm phát triển.
-
Sau khi gội đầu cần sấy khô tóc, không để tóc ướt đi ngủ.
-
Không sử dụng chung đồ vật như mũ, khăn trùm, lược, dây buộc tóc,... với những người da đầu bị đỏ, bị nấm để tránh lây nhiễm.
Chăm sóc tóc, da đầu đúng là phương pháp phòng ngừa da đầu bị đỏ hiệu quả nhất
Da đầu bị đỏ và ngứa là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý da liễu khác nhau, vì vậy hãy đến tìm gặp các chuyên gia để được nắm rõ tình trạng bệnh và liệu trình điều trị bệnh chi tiết và phù hợp nhất. Với bài viết trên, hy vọng IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp những thông tin cơ bản và hữu ích cho bạn giúp hiểu về triệu chứng da đầu bị đỏ và ngứa cùng các nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này.