Nội dung chính
  • Da mặt trẻ nổi mạch máu là gì?
  • Cách xử lý khi da mặt trẻ nổi mạch máu
Nội dung chính
  • Da mặt trẻ nổi mạch máu là gì?
  • Cách xử lý khi da mặt trẻ nổi mạch máu
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Da mặt trẻ nổi mạch máu là bị gì? Cách xử lý nhanh chóng

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Da ở trẻ có những đặc điểm cấu trúc, sinh lý khác với người trưởng thành do đó da trẻ em dễ tổn thương hơn. Mức độ nhiễm khuẩn ở da cũng cao hơn, khả năng hấp thu thuốc trên da lớn hơn người trưởng thành. Da mặt trẻ nổi mạch máu là một tình trạng mạch máu bị tổn thương do vậy cha mẹ cần theo dõi kỹ những dấu hiệu của bệnh xuất hiện trên bé.
Nội dung chính
  • Da mặt trẻ nổi mạch máu là gì?
  • Cách xử lý khi da mặt trẻ nổi mạch máu

Da mặt trẻ nổi mạch máu là gì?

Cha mẹ khi quan sát kỹ vùng da mặt trẻ nổi mạch máu, giãn mao mạch sẽ có thấy những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên nếu không thấy những dấu hiệu bất thường nào thì cha mẹ không cần quá lo lắng, thay vào đó hãy tập trung vào việc chăm sóc trẻ, lưu ý tới những sản phẩm sử dụng trực tiếp hoặc tiếp xúc với da của bé.

Những dấu hiệu bất thường cho thấy trẻ bị nổi mạch máu

Những dấu hiệu bất thường cho thấy trẻ bị nổi mạch máu

Trẻ bị giãn mao mạch

Với những trẻ bị giãn mao mạch khi quan sát vùng da bị giãn mao mạch sẽ thấy những dấu hiệu như: chảy máu cam hàng ngày, những vết đường ren màu đ, chấm đỏ quanh môi, mặt, đầu, lưỡi… Trẻ có dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt, khó thở, đau đầu và co giật lúc này cần đưa bé tới bệnh viện ngay để được khám và chẩn đoán điều trị bệnh.

Trẻ bị xuất huyết dưới da

Xuất huyết dưới da ở trẻ em không phải là bệnh lý hiếm gặp, thường xuất hiện trên da trẻ theo 2 dạng:

  • Loại 1: Đốm tròn kích thước nhỏ: Những đốm nhỏ kích thước 3mm trở lên, màu đỏ, tím hoặc nâu. Loại này dễ nhầm với phát ban.
  • Loại 2: Bầm tím theo từng mảng: Xuất hiện những mảng bầm tím dưới da hoặc màu xanh đen, kích thước từ 10mm trở lên. Tại vị trí bầm tím ấn tay không nhạt màu.

Xuất huyết dưới da có thể là biểu hiện của bệnh lý

Xuất huyết dưới da có thể là biểu hiện của bệnh lý

Trường hợp xuất hiện xuất huyết ở tứ chi, thân, mặt, đầu là nguyên nhân liên quan tới bệnh lý thiếu tiểu cầu. Một số triệu chứng đi kèm khi xuất hiện xuất huyết:

  • Sưng và đau tứ chi, vùng da xuất huyết.
  • Có vết thương hở máu chảy nhiều hơn bình thường.
  • Thấy máu xuất hiện ở nướu răng, mũi, phân hoặc nước tiểu.

Trẻ bị u mạch máu

U mạch máu do sự tăng trưởng lành tính tế bào nội mạc mạch máu trên da, những khối u này xuất hiện ở mọi nơi trên da thậm chí là nội tạng. U mạch máu được chia làm 2 loại đó là:

  • Loại 1: U tế bào nội mạc mạch máu: Loại u này lành tính, thường xuất hiện ngay sau khi em bé được sinh ra phát triển nhanh tại giai đoạn nhũ nhi.  Loại u này thường chủ yếu gặp ở trẻ nữ, nguy cơ mắc cao hơn những bé trai gấp 3 tới 5 lần. Có tới 25% trường hợp mắc u tế bào nội mạc mạch máu thoái triển khi trẻ 5 - 7 tuổi. 
  • Loại 2: U dị dạng mạch máu: Cũng giống như u tế bào nội mạc mạch máu, loại u này xuất hiện ngay khi bé được sinh ra tuy nhiên tốc độ phát triển chậm hơn. Thường sẽ tồn tại và phát triển tới khi bé trưởng thành.

U mạch máu có màu hồng xuất hiện từng mảng

U mạch máu có màu hồng xuất hiện từng mảng

U mạch máu ở trẻ thường có dạng nốt ruồi son sau đó lớn dần theo sự phát triển của cơ thể tạo thành mảng da sần sùi, nhô lên bề mặt da màu hồng đậm. Một số hình dạng khác của u mạch máu như: U dạng phẳng, u thể nang, u dưới da, u máu xương, u máu động mạch…

Cách xử lý khi da mặt trẻ nổi mạch máu

Trẻ thường có những dấu hiệu bất thường trên da, tuy nhiên nếu cha mẹ không để ý có thể sẽ không nhận thấy được những bất thường này. Do vậy trong quá trình chăm sóc bé tại nhà nếu cha mẹ thấy xuất hiện những biểu hiện như:

  • Khối u bị vỡ và lở loét, những khối u này có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Gặp vấn đề về thị giác, hô hấp thính giác, chán ăn…
  • Những khối u này phát triển với tốc độ nhanh.

Đưa trẻ đi khám khi thấy có những dấu hiệu bất thường trên da

Đưa trẻ đi khám khi thấy có những dấu hiệu bất thường trên da

Khám nhi khoa cho trẻ tại IVIE – Bác sĩ ơi

IVIE – Bác sĩ ơi là ứng dụng đặt lịch khám linh động, giúp thuận tiện cho cha mẹ nhanh chóng được kết nối với những y bác sĩ chuyên môn cao tại những bệnh viện lớn, mà không cần di chuyển. Gợi ý những bệnh viện khám nhi khoa có kết nối với IVIE – Bác sĩ ơi:

Bệnh viện Nhi TW

  • Địa chỉ: Tọa lạc tại 18/879 – La Thành – Đống Đa – TP Hà Nội.
  • Thời gian khám bệnh: 7h00 – 16h30 (Nghỉ trưa 12h – 13h30).
  • Chi phí khám bệnh: 400.000 VNĐ – 500.000 VNĐ
  • Những bác sĩ: Ths. BSNT Nguyễn Sỹ Đức, Ths. BSNT Đỗ Anh Tuấn, Ths. BS Nguyễn Duyên…

Bệnh viện E

  • Địa chỉ: Tọa lạc tại 87, 89 – đường Trần Cung  - Nghĩa Tân – Cầu Giấy – TP Hà Nội.
  • Thời gian khám: 7h00 – 16h30 (Nghỉ trưa 12h – 13h30).
  • Chi phí khám bệnh: 200.000 VNĐ – 450.000 VNĐ  

Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc

  • Địa chỉ:  Tại số 286 – đường Thuỵ Khuê – Tây Hồ - TP Hà Nội.
  • Thời gian khám: 7h00 – 17h00 (Nghỉ trưa 12h – 13h30).  
  • Chi phí khám bệnh: Từ 150.000 VNĐ – 350.000 VNĐ.

Tải app IVIE - Bác sĩ ơi để trải nghiệm những dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Tải app IVIE - Bác sĩ ơi để trải nghiệm những dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Hướng dẫn đặt lịch khám trên ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi nhanh gọn

Phần trang chủ “chọn bệnh viện” => Sau đó tìm kiếm bệnh viện để thăm khám, chọn bác sĩ khám, triệu chứng bệnh => Chọn dịch vụ theo yêu cầu, ấn đặt khám bệnh=> Tiến hành lựa chọn thời gian khám, tại bước này nhập thông tin triệu chứng bệnh giúp bác sĩ nắm được tình trạng  => Chọn tiếp tục => Lựa chọn cách thức thanh toán và đặt khám.

Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp về tình trạng da mặt trẻ nổi mạch máu cũng như những gợi ý các bệnh viện uy tín giàu kinh nghiệm. Nếu còn có những thắc mắc gì về trẻ nổi mạch máu trên da cần giải đáp thêm vui lòng đặt câu hỏi ở hỏi đáp miễn phí với bác sĩ hoặc hotline: 1900.3367 để được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

1900 3367

Đặt lịch tư vấn trực tuyến da mặt trẻ nổi mạch máu với bác sĩ nhi uy tín


Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
527 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
1902 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
1211 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
2871 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG