Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng đau một bên đầu gối là thế nào?
  • 2. Đau 1 bên đầu gối có bị sao không? Nguyên nhân gây đau
  • 3. Khi nào đau đầu gối 1 bên nên đi khám bác sĩ
  • 4. Cách giảm đau khi bị đau một bên đầu gối
  • 5. Cách trị dứt điểm đau đầu gối
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng đau một bên đầu gối là thế nào?
  • 2. Đau 1 bên đầu gối có bị sao không? Nguyên nhân gây đau
  • 3. Khi nào đau đầu gối 1 bên nên đi khám bác sĩ
  • 4. Cách giảm đau khi bị đau một bên đầu gối
  • 5. Cách trị dứt điểm đau đầu gối
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đau 1 bên đầu gối có bị sao không? Cách giảm đau

Đau 1 bên đầu gối thường khá phổ biến, gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Vậy đây là triệu chứng của những bệnh gì? Tình trạng có nguy hiểm không và cách chữa trị như thế nào? Hãy giải đáp với IVIE - Bác sĩ ơi nhé.
Nội dung chính
  • 1. Triệu chứng đau một bên đầu gối là thế nào?
  • 2. Đau 1 bên đầu gối có bị sao không? Nguyên nhân gây đau
  • 3. Khi nào đau đầu gối 1 bên nên đi khám bác sĩ
  • 4. Cách giảm đau khi bị đau một bên đầu gối
  • 5. Cách trị dứt điểm đau đầu gối

1. Triệu chứng đau một bên đầu gối là thế nào?

Khớp gối là một bộ phận có vị trí tiếp giáp giữa 3 phần xương bao gồm phần dưới của xương lồi cầu đùi, phía trên của xương mâm chày và mặt sau của xương bánh chè. Do có cấu tạo phức tạp, chịu áp lực lớn trên toàn bộ trọng lượng cơ thể. Khớp gối cũng là một trong những khớp có tần suất hoạt động cao nhất nên dễ bị tổn thương.

Cấu tạo khớp gối

Cấu tạo khớp gối

Đau 1 bên đầu gối là dấu hiệu cho thấy việc xuất hiện những tổn thương ở vùng xung quanh khớp gối, có thể xuất phát từ các mô mềm, gân, sụn, bộ phận dây chằng hoặc túi hoạt dịch.

Những triệu chứng thường xuất hiện khi khớp gối gặp các tổn thương gồm có:

  • Đau nhức khớp gối liên tục
  • Bề ngoài có dấu hiệu sưng có thể quan sát được bằng mắt
  • Đầu gối bị đỏ và chạm vào cảm thấy nóng ấm
  • Khớp bị cứng lại
  • Phát ra tiếng lạo xạo trong khớp gối
  • Khớp gối bị dị dạng cõng hoặc lõm
  • Giảm hoặc mất cảm giác ở đầu gối
  • Mất khả năng duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối lại
  • Kèm theo một số triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh,...

Những nguyên nhân làm đau 1 bên khớp gối là gì?

Những nguyên nhân làm đau 1 bên khớp gối là gì?

2. Đau 1 bên đầu gối có bị sao không? Nguyên nhân gây đau

Đau 1 bên đầu gối là bệnh lý thường gặp ở nhiều người do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng này để lâu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến những hậu quả nặng nề khác. Những nguyên nhân dẫn đến đau một bên khớp gối gồm có:

- Chấn thương đầu gối: Những chấn thương đầu gối có thể ảnh hưởng tới gân hoặc các túi hoạt dịch bao quanh khớp gối, xương, sụn và dây chằng hình thành khớp. Các chấn thương bao gồm:

  • Chấn thương dây chằng: Là hiện tượng dây chằng chéo trước bị rách, đây là dây nối xương chày với xương đùi. Chấn thương này thường phổ biến ở những người chơi bóng rổ, bóng đá hoặc các môn thể thao yêu cầu thay đổi hướng đột ngột.

Đau khớp gối do tổn thương dây chằng

Đau khớp gối do tổn thương dây chằng

  • Rách sụn chêm: Đây là một phần sụn có độ dẻo dai, có chức năng giảm xóc giữa xương chày và xương đùi. Nếu đầu gối bị trẹo sang một bên do lực tác động vào đột ngột sẽ làm phần sụn chêm bị rách hoặc kẹt trong khớp.
  • Gãy xương: Các xương ở đầu gối và cả xương bánh chè có thể gãy do tai nạn đặc biệt là những người bị loãng xương có thể gãy xương chỉ do bước sai tư thế.
  • Viêm gân bánh chè: Đây là tình trạng kích ứng một hoặc nhiều gân với các mô sợi dày gắn cơ với xương. Tình trạng này xảy ra khi bị chấn thương gân xương bánh chè. Những người có cường độ luyện tập mạnh như chạy bộ, đi xe đạp, tham gia nhiều các hoạt động nhảy có nguy cơ bị viêm gân bánh chè cao.

- Trật khớp chè đùi: Là tình trạng xương bánh chè trượt khỏi vị trí ban đầu, lệch ra bên ngoài đầu gối do trẹo hoặc bị lực tác động mạnh gây đau và sưng đầu gối.

- Viêm bao hoạt dịch đầu gối: Bao hoạt dịch đầu gối là các túi dịch nhỏ nằm ở trên khớp, đệm ở bên ngoài khớp gối để gân và dây chằng hoạt động nhẹ nhàng trên khớp. Khi đầu gối hoạt động quá mức, chấn thương té ngã có thể gây viêm bao hoạt dịch, dẫn đến sưng và đau đầu gối dữ dội.

Do những bệnh lý về đầu gối:

  • Bệnh Osgood-Schlatter: Bệnh này khá phổ biến ở thanh thiếu niên, gây sưng đau bên dưới khớp gối, vị trí kết nối giữa gân từ xương bánh chè đến ống chân. Khi tập thể dục quá sức và kích thích một điểm ở đầu gối có thể khiến vùng này bị đau.
  • Thoái hoá khớp gối: Đây là bệnh viêm khớp phổ biến nhất, thường gặp ở người sau 50 tuổi. Tình trạng này xảy ra khi sụn đầu gối bị thoái hoá theo thời gian dẫn đến khớp gối bị đau và sưng lên khi cử động.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý mãn tính, tình trạng tự miễn dịch của cơ thể ảnh hưởng đến các khớp trong đó có khớp gối. Tùy từng tình trạng mà mức độ nặng nhẹ của mỗi người sẽ khác nhau.
  • Bệnh Gout và bệnh giả Gout: Bệnh do các tinh thể axit uric tích tụ trong khớp dẫn đến tình trạng đau khớp gối là bệnh Gout. Bên cạnh đó, các tinh thể chứa canxi phát triển trong dịch khớp cũng gây ra những dấu hiệu tương tự được gọi là bệnh giả Gout. Khi đó, các khớp gối sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
  • Viêm khớp nhiễm trùng: Nếu bị đau đầu gối mà không gặp phải bất kỳ các chấn thương nào trước đó thì có thể là đau do nhiễm trùng khớp. Dấu hiệu của bệnh này là khớp sưng đỏ, đau và sốt, bệnh gây ảnh hưởng rộng rãi cho sụn đầu gối. Do đó, khi bị bệnh này cần đến gặp ngay bác sĩ nhanh chóng.
  • Hội chứng đau xương bánh chè là thuật ngữ để đề cập đến cơn đau phát sinh giữa xương bánh chè và xương đùi hay gặp ở các vận động viên, người trẻ tuổi có xương bánh chè lệch trục.

Viêm khớp gối gây đau tại khớp

Viêm khớp gối gây đau tại khớp

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tăng đau đầu gối:

  • Thừa cân béo phì: Khi cân nặng quá mức sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối, ngay cả khi đi bộ hoặc lên xuống cầu thang. Bên cạnh đó, bệnh sẽ tăng nguy cơ thoái hoá khớp gối do quá trình phân huỷ sụn khớp bị đẩy nhanh.
  • Cơ bắp yếu và thiếu linh hoạt: Vấn đề này gây tăng nguy cơ chấn thương đầu gối.
  • Người làm trong những nghề nghiệp đặc thù hoặc chơi các môn thể thao có xu hướng hoạt động khớp gối liên tục như bóng rổ, chạy bộ, xây dựng, làm nông,...
  • Người từng bị chấn thương đầu gối thì sẽ có nguy cơ cao bị chấn thương lần nữa.

3. Khi nào đau đầu gối 1 bên nên đi khám bác sĩ

Ngay khi nhận thấy có các triệu chứng như bị đau, khó di chuyển, sưng khớp gối,...bạn cần phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua hỏi thăm tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng kết hợp với chẩn đoán hình ảnh và tìm ra nguyên nhân bệnh chính xác nhất từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

4. Cách giảm đau khi bị đau một bên đầu gối

Khi bị các triệu chứng đau nhức khớp gối, mọi người không nên sử dụng các biện pháp mẹo trong nhân gian hoặc tiêm thuốc vào khớp, nếu dùng sai cách tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn thậm chí dẫn đến các nguy cơ bị hoại tử khớp, yếu các chi và liệt toàn thân.

Để đảm bảo an toàn và mau chóng phục hồi, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi có thể giúp các cơn đau khớp gối giảm bớt, nhờ vậy các mô khớp có thời gian hồi phục, giảm nguy cơ đau và tổn thương. Tuy nhiên nghỉ ngơi không có nghĩa là nằm một chỗ dẫn đến cứng cơ và làm yếu cơ.
  • Tập các bài tập giảm đau đầu gối: Sau khi các mô khớp đã dần phôi phục, bạn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng cho đầu gối. Những bài tập này có khả năng tăng cường sức mạnh cho cơ bắp từ đó hạn chế đau nhức đầu gối. Các bài tập cần thực hiện theo chuyên gia xương khớp để không bị chấn thương.

Bài tập về giảm đau khớp gối

Bài tập về giảm đau khớp gối

  • Chườm nóng và chườm lạnh: Đây là biện pháp rất tốt cho các cơn đau khớp gối, giúp giảm đau nhanh chóng và làm chậm tốc độ viêm, giảm nguy cơ sưng tấy cũng như tổn thương mô, thích hợp cho những con đau do chấn thương sau 48 giờ. Chườm sẽ có tác dụng với những cơn đau cơ và đau xương khớp mãn tính nhưng không thể áp dụng trọng trường hợp có vết thương hở, viêm da,...
  • Chú ý tư thế vận động hợp lý: Tư thế vận động sẽ giúp bạn giảm đau khớp gối hiệu quả. Một số tư thế vận động đúng đó là ngồi thẳng lưng tránh nghiêng sang 2 bên, không ngồi quá lâu làm cứng khớp, có thể kê thêm gối tăng chiều cao để tạo sự thoải mái khi ngồi, mang các loại giày hỗ trợ tư thế hoạt động phù hợp.

5. Cách trị dứt điểm đau đầu gối

Nếu đau đầu gối nghiêm trọng hơn thì bạn cần đi đến khám bác sĩ, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thông qua chẩn đoán hình ảnh để kết luận bệnh. Các bước thăm khám bác sĩ gồm có:

  • Khám lâm sàng để xác định vùng đau, thông tin về cơn đau như thời gian bắt đầu, thời gian đau nhất trong ngày, có vết sưng đỏ và bầm tím không, xuất hiện khi nào, kiểm tra khả năng di chuyển của bệnh nhân,....
  • Chẩn đoán hình ảnh bằng các biện pháp như chụp X quang (để phát hiện gãy xương, thoái hoá khớp), chụp CT (để quan sát cấu trúc và tình trạng khớp rõ), chụp MRI (phát hiện chấn thương mô mềm như dây chằng, gân, sụn và cơ), siêu âm (tái tạo hình ảnh cấu trúc mô mềm quanh đầu gối để đánh giá tổn thương).
  • Xét nghiệm máu hoặc chọc hút dịch khớp gối trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ là đau đầu gối do viêm hoặc nhiễm trùng.

Các biện pháp được sử dụng trong điều trị gồm có:

  • Dùng thuốc theo chỉ định: Thuốc thường có công dụng giảm đau và điều trị các vấn đề cốt lõi gây đau đầu gối. Thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng để điều trị đau đầu gối do viêm khớp, viêm bao hoạt dịch và viêm gân. Cùng các loại thuốc khác như thuốc chống thấp khớp, thuốc kháng sinh cho bệnh nhân nhiễm trùng hoặc steroid cho bệnh nhân bị Gout.
  • Vật lý trị liệu: Biện pháp này tập trung vào việc tăng cường các cơ xung quanh đầu gối để khớp ổn định. Người bệnh có thể thực hiện các yêu cầu, các bài tập điều chỉnh hướng chuyển động để tạo ảnh hưởng lên đầu gối và các bài tập tăng tính linh hoạt và thăng bằng. Sử dụng đệm lót vòm chêm vào một bên chân để phân tán áp lực tác động lên đầu gối bị bởi viêm khớp hoặc sử dụng các nẹp để bảo vệ và nâng đỡ khớp gối.
  • Tiêm thuốc: Trong một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc trực tiếp vào khớp như thuốc corticoid để giảm triệu chứng đau trong vài tháng, axit hyaluronic giúp bôi trơn khớp tự nhiên để cải thiện khả năng vận động và giảm đau, huyết tương giàu tiểu cầu có tác dụng giảm viêm thúc đẩy quá trình chữa lành.
  • Phẫu thuật: Bao gồm một số hình thức như:
    • Phẫu thuật nội soi sử dụng để loại bỏ các chất lỏng lẻo trong khớp gối, loại bỏ hoặc sửa chữa sụn bị hư hỏng và tái tạo dây chằng bị rách.
    • Thay khớp gối bán phần: Phương pháp này áp dụng khi bị tổn thương nặng ở đầu gối, thay thế phần tổn thương bằng bộ phận nhân tạo từ kim loại và nhựa.
    • Thay khớp gối toàn phần: Phần xương và sụn bị hỏng sẽ được cắt bỏ hoàn toàn khỏi xương đùi, mặt dưới của xương bánh chè cũng được loại bỏ. Sau đó, bộ phận khớp nhân tạo làm từ hợp kim và nhựa cao cấp phủ polyme sẽ được thay vào.
    • Đục xương sửa trục: Nhằm loại bỏ phần xương bị tổn thương ra khỏi xương đùi hoặc xương chày, để khớp gối được hồi phục. Biện pháp này có thể giúp bệnh nhân tránh việc thay khớp gối hoàn toàn.

Điều trị đau khớp gối bằng phẫu thuật

Điều trị đau khớp gối bằng phẫu thuật

Một số bác sĩ nổi tiếng chuyên trị các bệnh về đau 1 bên đầu gối đó là:

Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Quốc Việt 

  • Bác sĩ Lê Quốc Việt có 35 năm công tác và điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp giỏi như các bệnh thoái hoá khớp gối, loãng xương, viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, Gout,...Bác sĩ đã thực hiện nhiều biện pháp điều trị như tiêm khớp, hút dịch khớp, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu,...Bác sĩ đã từng làm việc tại Bệnh viện E Hà Nội và giữ nhiều vị trí quan trọng.
  • Hiện tại bác sĩ Việt đang công tác tại Phòng khám Mediplus. Khách hàng có thể đặt lịch khám với bác sĩ Việt qua số hotline 1900.3367.

1900 3367

Đặt lịch khám, điều trị các bệnh về đau 1 bên đầu gối với BSCKII Lê Quốc Việt tại Phòng khám MEDIPLUS

 

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Ân 

  • Bác sĩ Trần Ngọc Ân là một trong những bác sĩ xương khớp giỏi tại Việt Nam với kinh nghiệm chữa bệnh hơn 50 năm, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành. Điểm mạnh chuyên môn của bác sĩ là khám và điều trị các bệnh lý phổ biến như bệnh Gout cấp và mãn tính, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp và cột sống cổ, thắt lưng, thoát vị địa đệm và thần kinh toạ, loãng xương, nhức khớp, Lupus ban đỏ hệ thống,...
  • Hiện tại bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát. Khách hàng có thể đặt lịch khám với bác sĩ Ân qua số hotline 1900.3367.

1900 3367

Đặt lịch khám, điều trị các bệnh về đau 1 bên đầu gối với Giáo sư Trần Ngọc Ân tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

 

Phó Giáo Sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đoàn Văn Đệ

  • Bác sĩ Đệ là một bác sĩ xương khớp giỏi với gần 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh liên quan đến tim, thận, khớp và nội tiết. Bác sĩ đã có nhiều đóng góp quan trọng trong y học đặc biệt là lĩnh vực thấp khớp học. Bác sĩ từng công tác tại bệnh viện Quân Y 103 với nhiều chức vụ quan trọng. Bác sĩ đã thăm khám và điều trị hàng ngàn bệnh nhân về các bệnh khớp, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho bệnh nhân.
  • Hiện tại bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Quốc tế Dolife. Khách hàng có thể đặt lịch khám với bác sĩ Ân qua số hotline 1900.3367.

1900 3367

Đặt lịch khám, điều trị các bệnh về đau 1 bên đầu gối với BS Đoàn Văn Đệ tại Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu

  • Bác sĩ Lưu là một bác sĩ xương khớp giỏi với tay nghề cao, bác sĩ có kinh nghiệm điều trị các bệnh như thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm gân, suy tĩnh mạch chi dưới, đau lưng sau sinh,... Hiện nay bác sĩ đang là Phó chủ tịch hội Phục hồi chức năng Việt Nam.
  • Hiện tại bác sĩ đang công tác tại Trung tâm vật lý trị liệu Remedy. Khách hàng có thể đặt lịch khám với bác sĩ Ân qua số hotline 1900.3367.

1900 3367

Đặt lịch khám, điều trị các bệnh về đau 1 bên đầu gối với Bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu tại Trung tâm Vật lý trị liệu năng Remedy

 

Trên đây là những thông tin về những nguyên nhân, triệu chứng của đau 1 bên đầu gối. Hy vọng những kiến thức về bệnh lý liên quan đến vấn đề đau đầu gối mà IVIE - Bác sĩ ơi đã tổng hợp sẽ giúp ích cho bạn khi có những biểu hiện trên. Nếu bạn muốn đặt lịch thăm khám đau đầu gối với các bác sĩ uy tín, hãy liên hệ App đặt lịch khám bệnh hoặc gọi số 1900.3367 sẽ được hỗ trợ chi tiết.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 06/05/2024 - Cập nhật 06/05/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ bị đau đầu gối về đêm, mẹ cần làm gì?

Trẻ bị đau đầu gối về đêm, mẹ cần làm gì?

Trẻ bị đau đầu gối về đêm thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bậc phụ huynh cần nắm rõ nguyên nhân khiến trẻ em hay kêu đau đầu gối để có biện ...

17/05/2024

13 Lượt xem

9 Phút đọc

12+ Cách trị đau đầu gối tại nhà không tốn kém

12+ Cách trị đau đầu gối tại nhà không tốn kém

Đau đầu gối có thể được điều trị bằng nhiều cách thức đơn giản tại nhà, tuy nhiên nếu tình trạng cơn đau chuyển biến nặng thì nên đi thăm khám bác sĩ để được...

17/05/2024

14 Lượt xem

10 Phút đọc

Khám khớp háng, Review bảng giá và quy trình tại 6 Bệnh viện

Khám khớp háng, Review bảng giá và quy trình tại 6 Bệnh viện

Đau khớp háng với biểu hiện đau ở vùng hông và háng, bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thoái hóa khớp, viêm khớp hoặc chấn thương. Vì...

17/05/2024

26 Lượt xem

9 Phút đọc

Nguyên nhân gây đau vai gáy bên phải và cách chữa trị

Nguyên nhân gây đau vai gáy bên phải và cách chữa trị

Đau vai gáy bên phải có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có hướng điều trị hiệu quả hơn. Trong bài viết hôm ...

17/05/2024

18 Lượt xem

11 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG