Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu cơ bản để nhận biết thiếu máu
  • 2. Nguyên nhân bệnh gây thiếu máu
  • 3. Những lưu ý khi nghi ngờ thiếu máu
  • 4. Ăn uống như thế nào khi bị thiếu máu?
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu cơ bản để nhận biết thiếu máu
  • 2. Nguyên nhân bệnh gây thiếu máu
  • 3. Những lưu ý khi nghi ngờ thiếu máu
  • 4. Ăn uống như thế nào khi bị thiếu máu?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu là gì?

Tham vấn y khoa:
BSVũ Thị Trung Anh
Chuyên khoa Nội khoa
Khi cảm thấy mệt mỏi, da xanh sao nhợt nhạt người ta thường lo ngại rằng mình có thiếu máu hay không. Thiếu máu là một hội chứng do nhiều nguyên nhân bệnh gây nên. Nếu cơ thể thiếu máu lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tim và nhiều cơ quan khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về nhận biết thiếu máu để kịp thời phát hiện và xử trí.
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu cơ bản để nhận biết thiếu máu
  • 2. Nguyên nhân bệnh gây thiếu máu
  • 3. Những lưu ý khi nghi ngờ thiếu máu
  • 4. Ăn uống như thế nào khi bị thiếu máu?

1. Dấu hiệu cơ bản để nhận biết thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu của bạn trong máu, đó là những tế bào vận chuyển oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. 

Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm công thức máu để đưa ra chẩn đoán xác định thiếu máu đối với người trưởng thành khi:

  • Hemoglobin < 13g/dl (130g/l) ở nam giới
  • Hemoglobin < 12g/dl (120 g/l) ở nữ giới
  • Hemoglobin < 11g/dl (110 g/l) ở phụ nữ có thai.

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu

Triệu chứng của thiếu máu 

  • Thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, hay bị hoa mắt chóng mặt nhất là khi thay đổi tư thế như đang ngồi đứng dậy nhanh
  • Cảm thấy khó thở nhẹ khi gắng sức làm việc, cũng có thể nặng hơn khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi
  • Hồi hộp đánh trống ngực: tim đập nhanh, tức ngực.
  • Hay bị đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tính tình bất thường, dễ nổi cáu vô cớ, sức lao động kém.

Khi thiếu máu bạn sẽ tự khám thấy:

  • Da xanh xao hơn
  • Niêm mạc lưỡi, mắt, lòng bàn tay trắng nhợt (có thể so sánh với người bình thường khác
  • Thiếu máu lâu ngày, cơ thể có thay đổi như rụng tóc nhiều, móng tay giòn, mỏng dễ gãy, lõm xuống, có khía (như hình)
  • Hãy chú ý màu sắc phân của bạn có nát, không thành khuôn, đen xì như bã cà phê hoặc có máu đi kèm. Đó là dấu hiệu đường tiêu hóa có thể đang chảy máu.
  • Chú ý màu sắc nước tiểu có đỏ không
  • Nếu là nữ chú ý xem có rong kinh, kỳ kinh nguyệt kéo dài không, ra máu âm đạo bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt không.

Một số dấu hiệu thiếu máu

Một số dấu hiệu thiếu máu

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý và dự phòng các bệnh nội khoa khác để tránh biến chứng nặng nề của bệnh.

2. Nguyên nhân bệnh gây thiếu máu

Nguyên nhân thiếu máu thường hay gặp là:

Người lớn

Trẻ em

Thiếu sắt

Thiếu sắt

Bệnh mạn tính, viêm nhiễm

Viêm cấp

Bệnh thận

Bệnh thalassemia

Thiếu B12

Hồng cầu hình liềm

Thiếu máu tự miễn

Hồng cầu hình cầu

Hồng cầu hình cầu

Thiếu enzyme

Rối loạn sinh tủy

Lơ xê mi

Suy tủy

Bệnh loạn sinh hồng cầu hình liềm

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Những lưu ý khi nghi ngờ thiếu máu

  • Chú ý xem có những dấu hiệu đang chảy máu cấp tính như tiểu ra máu, đại tiện phân đen, phân máu, nôn máu, ho máu… những trường hợp như vậy phải đến bệnh viện cấp cứu cầm máu kịp thời 
  • Những trường hợp còn lại tuy có thể mất một lượng máu nhất định nhưng cơ thể đã thích nghi với việc thiếu máu lâu ngày, có thể đi khám thường quy chuyên khoa huyết học để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
  • Chú ý nghỉ ngơi, không hoạt động gắng sức hoặc thay đổi tư thế đột ngột có thể gây ngất.
  • Chú ý khi dùng các chế phẩm chứa sắt có thể gây đi ngoài phân đen dễ nhầm với dấu hiệu chảy máu đường tiêu hóa. Một số thuốc kháng sinh rifampicin (thuốc điều trị lao), ibuprofen có thể gây nước tiểu đỏ.

4. Ăn uống như thế nào khi bị thiếu máu?

Nguyên nhân thiếu máu hay gặp là thiếu sắt, nên việc dinh dưỡng rất quan trọng trong bệnh thiếu máu này.

  • Nên ăn thực phẩm giàu sắt như: các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm …), đậu Hà Lan, rau xanh lá, hải sản, trái cây khô (như nho khô và mơ), ngũ cốc, bánh mì.
  • Nên ăn thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thụ sắt như: bông cải xanh, dưa, bưởi, kiwi, cam, quýt, cà chua…
  • Hạn chế dùng thực phẩm chứa chất gây giảm hấp thu sắt như: sữa, lòng trắng trứng gà, thực phẩm chứa tanin như cà phê, trà.

Thực phẩm giàu chất sắt

Thực phẩm giàu chất sắt

Tuy vậy, khi được chẩn đoán thiếu máu do các nguyên nhân khác ngoài thiếu sắt và được truyền máu nhiều lần cần có sự tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ điều

trị vì do bệnh và quá trình điều trị có thể gây ứ sắt trong cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Cấp cứu chảy máu đường tiêu hóa

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/09/2022 - Cập nhật 14/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu là gì?

Dấu hiệu nhận biết thiếu máu là gì?

Khi cảm thấy mệt mỏi, da xanh sao nhợt nhạt người ta thường lo ngại rằng mình có thiếu máu hay không. Thiếu máu là một hội chứng do nhiều nguyên nhân bệnh gây...

10/09/2022

1375 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG