Nội dung chính
  • 1. Một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn lao 
  • 2. Bệnh lao diễn biến qua hai giai đoạn: Nhiễm lao và bệnh lao
  • 3. Một số yếu tố thuận lợi dễ bị mắc bệnh lao
Nội dung chính
  • 1. Một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn lao 
  • 2. Bệnh lao diễn biến qua hai giai đoạn: Nhiễm lao và bệnh lao
  • 3. Một số yếu tố thuận lợi dễ bị mắc bệnh lao
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Diễn biến theo từng giai đoạn của thể bệnh lao, bạn đã biết?

Bệnh lao có nhiều thể bệnh, đặc biệt chiếm tỷ lệ cao là lao phổi, ngoài ra còn có các thể lao ngoài phổi khác. Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị kịp thời và hợp lý là nguyên tắc và tiêu chuẩn hàng đầu, mang lại hiệu quả điều trị cao. Vậy bệnh lao được chia làm mấy giai đoạn? Trong từng giai đoạn có những đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu nhé.
Nội dung chính
  • 1. Một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn lao 
  • 2. Bệnh lao diễn biến qua hai giai đoạn: Nhiễm lao và bệnh lao
  • 3. Một số yếu tố thuận lợi dễ bị mắc bệnh lao

1. Một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn lao 

Vi khuẩn lao có khả năng tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài

- Vi khuẩn lao có khả năng tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài

  • Ở điều kiện tự nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại 3- 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể bảo quản vi khuẩn trong nhiều năm. Trong đờm của bệnh nhân lao ở phòng tối, ẩm sau 3 tháng vi khuẩn lao vẫn tồn tại và giữ được độc lực. Dưới ánh sáng mặt trời vi khuẩn bị giết sau 1,5 giờ, ở 42 độ C vi khuẩn ngừng phát triển và chết sau 10 phút ở 100 độ C, với cồn 90 độ tồn tại được 3 phút, trong acid phenic 5% vi khuẩn sống được khoảng một chút.

- Vi khuẩn lao là loại vi khuẩn hiếu khí

  • Khi phát triển vi khuẩn cần đủ oxy vì vậy giải thích tại sao lao phổi là thể bệnh hay gặp nhiều nhất và số lượng vi khuẩn nhiều nhất trong hang lao có phế quản thông.

- Vi khuẩn lao sinh sản chậm

  • Trong điều kiện bình thường, trung bình 20 - 24 giờ/ 1 lần, nhưng có khi hàng tháng, thậm chí ‘’nằm vùng’’ ở tổn thương rất lâu, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể tái triển lại.

- Vi khuẩn lao có nhiều quần thể chuyển hóa khác nhau ở tổn thương

  • Có những quần thể vi khuẩn phát triển mạnh, nằm ngoài tế bào ( nhóm A); có những quần thể vi khuẩn phát triển chậm, từng đợt ( nhóm B ); có những vi khuẩn nằm trong tế bào ( nhóm C ). Những quần thể vi khuẩn này chịu tác dụng khác nhau tùy từng nhóm thuốc chống lao.

- Vi khuẩn lao có khả năng kháng thuốc

Bệnh lao gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, gây nên các biến chứng nếu không được chữa kịp thời và có thể lây truyền, bệnh có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Người bệnh có thể đặt khám với bác sĩ chữa lao phổi giỏi ở Hà Nội để được thăm khám và điều trị phù hợp.

2. Bệnh lao diễn biến qua hai giai đoạn: Nhiễm lao và bệnh lao

Bệnh lao diễn biến qua hai giai đoạn: Nhiễm lao và bệnh lao

a. Nhiễm lao

Vi khuẩn lao xâm nhập vào đến phế nang, các tế bào bảo vệ được huy động tới để tiêu diệt chúng. Sự tương tác giữa vi khuẩn và đại thực bào làm cho một số vi khuẩn bị giết. Nhưng một số vi khuẩn không bị tiêu diệt, tiếp tục phát triển nhân lên trong đại thực bào. Sự thay đổi về hình thể và chức năng của một số tế bào tại tổn thương dần dần hình thành nang lao. Trong đa số trường hợp tổn thương có thể tự hỏi và không có biểu hiện lâm sàng. Phản ứng da với Tuberculin bắt đầu dương tính từ tuần thứ 3, sau khi vi khuẩn xâm nhập cơ thể, nhưng miễn dịch đầy đủ của cơ thể chống lại bệnh lao phải sáu 2-3 tháng.

Như vậy, nhiễm lao là giai đoạn đầu tiên khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể tổn thương đặc hiệu( thường ở phổi). Đa số trường hợp không có biểu hiện lâm sàng, cơ thể hình thành dị ứng và miễn dịch chống lao.

b. Bệnh lao

- Bệnh lao có thể xảy ra rất sớm

Ngay trong giai đoạn nhiễm lao, trẻ càng nhỏ thì bệnh lao càng dễ xảy ra. Ở giai đoạn nhiễm lao vi khuẩn đã vào máu lan tràn tới các cơ quan gây tổn thương như màng não, xương khớp, hạch,... Vì vậy ở trẻ nhỏ hay gặp bệnh cảnh lao kê phổi kèm theo nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

- Nguồn gốc vi khuẩn gây bệnh lao

Hiện nay vẫn tồn tại ba giả thuyết về nguồn gốc vi khuẩn gây bệnh.

  • Thuyết nội sinh.
  • Thuyết ngoại sinh.
  • Thuyết nguồn gốc vi khuẩn cả nội sinh và ngoại sinh.

3. Một số yếu tố thuận lợi dễ bị mắc bệnh lao

Một số yếu tố thuận lợi dễ bị mắc bệnh lao

- Nguồn lây

Những người tiếp xúc với nguồn lây nhất là nguồn lây chính dễ có nguy cơ bị bệnh. Trẻ em càng nhỏ tiếp xúc với nguồn lây càng dễ bị bệnh hơn.

- Trẻ em chưa tiêm phòng lao bằng vaccin BCG

Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau về khả năng bảo vệ của vaccin BCG, nhưng hầu như các công trình đều đánh giá là tiêm vaccin BCG giúp cho trẻ em tránh được các thể lao nặng như lao kê, lao màng não,... Cần chú ý kĩ đến kỹ thuật tiêm và chất lượng của BCG mới đạt được hiệu quả mong muốn.

- Một số bệnh tạo điều kiện thuận lợi dễ mắc các bệnh lao

  • Trẻ em: suy dinh dưỡng, còi xương, giảm sức đề kháng của cơ thể ( sau bệnh do virus ) là điều kiện thuận lợi mắc bệnh lao.
  • Người lớn: một số bệnh tạo điều kiện cho bệnh lao dễ phát sinh và phát triển là bệnh đái tháo đường, bệnh bụi phổi, bệnh loét dạ dày- tá tràng…
  • Đại dịch HIV/AIDS: là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh lao ‘’quay trở lại’’. HIV đã tấn công vào tế bào TCD4, là tế bào ‘’Nhạc trưởng’’ chỉ huy đáp ứng miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn lao.
  • Phụ nữ ở thời kỳ thai nghén: bệnh lao dễ phát sinh và phát triển trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén và sau đẻ. Điều này giải thích là do thay đổi nội tiết của cơ thể mẹ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới bệnh lao
  • Yếu tố cơ địa: sự khác nhau về khả năng mắc bệnh lao giữa các dân tộc đã được y học nhận xét từ lâu. Sự khác nhau về kháng nguyên hòa hợp tổ chức HLA, về di truyền haptoglubulin, về các gen cảm thụ giữa người bệnh và người không mắc bệnh được nêu trên. Tuy nhiên cần phải tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.

 

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/11/2021 - Cập nhật 08/03/2023
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu: thể lao ngoài lồng ...

Lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu: thể lao ngoài lồng ...

Ngoài thể lao tổn thương ở phổi, thì lao còn có tổn thương ở nhiều bộ phận khác. Trong thể lao ngoài lồng ngực: lao trong ổ bụng, lao da, lao tiết niệu. Ở trẻ...

28/11/2021

1300 Lượt xem

5 Phút đọc

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Một số thể lao đặc biệt xuất hiện ở trẻ em

Ngoài những tổn thương ở ngoài lồng ngực, trong lồng ngực, trẻ còn xuất hiện một số thể lao đặc biệt: lao kê, lao bẩm sinh, lao ở trẻ nhiễm HIV/AIDS, lao kháng ...

28/11/2021

1089 Lượt xem

5 Phút đọc

Tư vấn và chăm sóc người bệnh lao có HIV/AIDS

Tư vấn và chăm sóc người bệnh lao có HIV/AIDS

Để điều trị bệnh lao cho người lao nhiễm HIV/AIDS ngoài việc sử dụng thuốc chống lao còn phải làm tốt công tác tư tưởng tư vấn và chăm sóc nguời bệnh toàn...

28/11/2021

1533 Lượt xem

4 Phút đọc

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Các phương pháp dự phòng đối với một số trường hợp người...

Trên biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh lao có HIV/AIDS thường là không điển hình và tiến triển thường khá nhanh chóng, dẫn đến nguy cơ tử vong...

28/11/2021

1326 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG