Hẹp môn vị là một hội chứng gây cản trở thức ăn và dịch dạ dày lưu thông xuống tá tràng. So với các bệnh về đường tiêu hóa khác thì hẹp môn vị ít được mọi người chú ý. Tuy vậy, tình trạng không chừa một ai và dễ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng suy kiệt. Do đó, các bác sĩ Tiêu hóa luôn đưa ra lời khuyên là không nên chủ quan với những triệu chứng hẹp môn vị dạ dày.
1. Các dấu hiệu nhận biết của hẹp môn vị
Hẹp môn vị là hậu quả của nhiều bệnh lý tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp phì đại môn vị,... Hội chứng này thường có ba giai đoạn tiến triển. Các triệu chứng hẹp môn vị điển hình thường là đau bụng trên rốn và nôn. Tuy nhiên, ứng với mỗi giai đoạn thường sẽ có những biểu hiện khác nhau. Người bệnh cần thực hiện thăm khám và nội soi cùng bác sĩ chuyên môn để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline
1900 3367

Bệnh nhân có những triệu chứng biểu hiện như trào ngược, ợ chua, nôn ói.
Cụ thể là:
a. Giai đoạn đầu
Trong giai đoạn đầu, môn vị bị hẹp làm tắc nghẽn thức ăn. Dạ dày đã phải tăng trương lực cơ, tăng nhu động để thắng lực cản và đẩy thức ăn đi qua môn vị. Do đó, bệnh nhân sẽ thường bị đau nhiều sau bữa ăn. Thức ăn ứ đọng tại dạ dày dẫn đến người bệnh luôn có cảm giác đầy bụng và buồn nôn. Các dấu hiệu ở giai đoạn này thường khá nhẹ và ít có ảnh hưởng đến người bệnh.
b. Giai đoạn sau
Khi dạ dày phải làm việc hết công suất để đẩy thức ăn vào tá tràng, trương lực cơ cũng yếu dần đi. Bệnh nhân thường có triệu chứng hẹp môn vị đặc trưng là đau khoảng 2-3 giờ sau bữa ăn. Càng về sau, cơn đau sẽ xuất hiện càng xa bữa ăn. Người bệnh đau thành từng cơn và liên tiếp nhau.
Bên cạnh đó, những cơn buồn nôn, nôn cũng xuất hiện nhiều hơn và quấy rầy đến người bệnh. Chất nôn ra thường là dịch ứ đọng của dạ dày, có màu xanh đen, có lẫn thức ăn. Sau khi nôn được thì bệnh nhân sẽ thấy dễ chịu và giảm đau. Đôi khi, vì quá khó chịu mà họ còn phải tự mình móc họng cho nôn ra. Đau, buồn nôn, nôn liên tiếp nhau làm cơ thể mệt mỏi, người bệnh không dám ăn mặc dù thấy đói. Bệnh nhân sẽ thường ỏ trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược va gầy sút cân.
c. Giai đoạn muộn
Vào thời điểm này, dạ dày đã mất hoàn toàn trương lực cơ, giãn to và không co bóp nữa. Bệnh nhân vẫn thấy đau vùng trên rốn nhưng chỉ âm ỉ liên tục. Số lần nôn cũng được giảm bớt. Tuy nhiên, mỗi lần nôn thì lại nôn số lượng nhiều. Chất nôn có thể có thức ăn của 2-3 ngày trước. Dịch nôn thường có màu đen dễ nhầm với nôn máu khiến người bệnh hoang mang. Mỗi lần nôn với số lượng nhiều sẽ dẫn tới mất nước và điện giải. Nếu tinh ý, người nhà có thể phát hiện dấu hiệu rốn phồng, dưới rốn thì lõm xuống. Đây là triệu chứng hẹp môn vị giai đoạn muộn thường có.
Ở giai đoạn này, thể trạng người bệnh sẽ suy kiệt rất nhanh. Bệnh nhân có dấu hiệu mất nước rõ rệt với các biểu hiện như vẻ mặt hốc hác, da khô, nhăn nheo,... Đặc biệt, nếu hẹp môn vị do ung thư thì cơ thể có thể xuất hiện dấu hiệu của thiếu máu như da, niêm mạc nhợt. Người bệnh cần được cấp cứu, bồi phụ nước, điện giải kịp thời.
Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline
1900 3367
2. Chẩn đoán hẹp môn vị như thế nào?
Triệu chứng hẹp môn vị biểu hiện ra bên ngoài giúp chẩn đoán bệnh tiêu hóa này khá đơn giản. Tuy nhiên, bác sĩ còn cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến hẹp môn vị để đưa ra những biện pháp điều trị hiệu quả. Do đó, bệnh nhân đến khám thường được chỉ định đi làm một số cận lâm sàng phù hợp. Một số phương pháp thường dùng là:
a. Chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang
Bệnh nhân được uống một loại thuốc cản quang, giúp hình ảnh lên phim Xquang trông rõ ràng hơn. Nguyên tắc chụp thường là phải chụp ngay sau khi uống thuốc. Sau đó, bệnh nhân sẽ được chụp lại sau 15 phút, 30 phút, 45 phút, 1 giờ, 2 giờ,... để xem mức độ ứ đọng của thuốc. Từ đó có thể xác định được giai đoạn tiến triển và nguyên nhân gây hẹp môn vị.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính có thuốc cản quang để tìm nguyên nhân hẹp môn vị ở ngoài đường tiêu hóa.
b. Nội soi dạ dày
Đây là phương pháp được khá nhiều người biết đến. Người bệnh đến khám với các triệu chứng hẹp môn vị sẽ được cho đi nội soi dạ dày. Bác sĩ sẽ đưa 1 ống có gắn camera đi từ miệng qua thực quản rồi vào đến dạ dày. Trong hẹp môn vị, khi soi sẽ thấy dạ dày giãn to, ứ đọng. Hơn nữa, nhờ nội soi mà bác sĩ chẩn đoán chính xác hẹp môn vị là do loét hay do ung thư. Lưu ý, trước khi nội soi phải rửa dạ dày.

Trong hẹp môn vị, khi soi sẽ thấy dạ dày giãn to, ứ đọng.
c. Các xét nghiệm sinh hóa máu
Do bệnh nhân có nôn nên dễ dẫn đến các tình trạng như mất nước, mất điện giải. Do đó, để kiểm tra toàn diện, người bệnh cần được làm những xét nghiệm như:
- Tổng phân tích máu toàn phần để xác định tình trạng mất máu.
- Điện giải đồ để xác định mức độ rối loạn điện giải do tình trạng nôn gây ra. Thông thường, nồng độ Na+, K+, Cl- trong cơ thể sẽ giảm.
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP - nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày-tá tràng hàng đầu.

Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP
Hy vọng bài viết đã giúp bạn nhận ra được các triệu chứng hẹp môn vị nguy hiểm. Nếu các dấu hiệu này không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng và làm cơ thể suy kiệt. Do đó, bạn nên đến khám tại cơ sở y tế gần nhất khi thấy các biểu hiện như đau trên rốn, nôn nhiều. IVIE - Bác sĩ ơi là dịch vụ liên kết được các bệnh viện Trung ương hàng đầu tin tưởng và hợp tác, liên hệ với chúng tôi qua hotline 19003367. Chúng tôi cam kết sẽ là cầu nối, giúp bạn đặt lịch và đến khám với các chuyên gia về Tiêu hóa chất lượng nhất.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.