Nội dung chính
  • 1. Hẹp môn vị là gì?
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến hẹp môn vị
  • 3. Đối tượng có nguy cơ hẹp môn vị cao
  • 4. Cách phòng ngừa hẹp môn vị 
Nội dung chính
  • 1. Hẹp môn vị là gì?
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến hẹp môn vị
  • 3. Đối tượng có nguy cơ hẹp môn vị cao
  • 4. Cách phòng ngừa hẹp môn vị 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những điều cần biết để phòng ngừa hẹp môn vị hiệu quả

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Hẹp môn vị là tình trạng thường gặp ở đường tiêu hóa, nó khiến người bệnh ăn uống không ngon, đau bụng, trào ngược dạ dày. Những triệu chứng này dễ làm cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Ẩn chứa nhiều tác hại là vậy nhưng không có nhiều người biết rõ về hẹp môn vị và cách phòng ngừa nó. Chính điều này đã dẫn đến số lượng người bị hẹp môn vị ngày càng tăng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để bổ sung cho mình đầy đủ kiến thức để phòng ngừa hẹp môn vị hiệu quả. 
Nội dung chính
  • 1. Hẹp môn vị là gì?
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến hẹp môn vị
  • 3. Đối tượng có nguy cơ hẹp môn vị cao
  • 4. Cách phòng ngừa hẹp môn vị 

1. Hẹp môn vị là gì?

Hẹp môn vị là tình trạng van cơ co thắt lại và cản trở thức ăn từ dạ dày đẩy vào tá tràng. Môn vị là một van cơ dày nối dạ dày với tá tràng, ngăn không cho thức ăn quay ngược từ tá tràng lên dạ dày. Tình trạng nặng có thể dẫn đến tắc nghẽn và thức ăn bị ứ lại ở dạ dày. Chính điều này dẫn đến những triệu chứng biểu hiện như trào ngược, ợ chua, nôn ói. Hẹp môn vị lâu ngày sẽ làm bệnh nhân không ăn uống được nhiều dẫn đến thiếu chất, suy nhược cơ thể.  Người bệnh cần lưu ý triệu chứng cơ thể để thực hiện nội soi thăm khám cùng bác sĩ để tránh biến chứng xảy ra.

Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 

1900 3367

Bệnh nhân có những triệu chứng biểu hiện như trào ngược, ợ chua, nôn ói.

Bệnh nhân có những triệu chứng biểu hiện như trào ngược, ợ chua, nôn ói.

2. Nguyên nhân dẫn đến hẹp môn vị

Nguyên nhân hẹp môn vị. thực chất là do các bệnh lý của đường tiêu hóa. Tắc nghẽn môn vị là hậu quả của các bệnh từ lành tính đến ác tính. Hiện nay, người ta chia thành 2 nhóm nguyên nhân như sau:

a. Nguyên nhân lành tính

Đây là nhóm nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến co thắt môn vị. Những bệnh lành tính khá phổ biến có thể kể đến như:

Loét dạ dày - tá tràng: Có tới 26% dân số Việt Nam bị loét dạ dày - tá tràng và  đây là nguyên nhân dẫn đến hẹp môn vị cao nhất. Tắc cấp tính thường xuất hiện sau tình trạng viêm và phù nề ở môn vị. Tắc mạn tính dần hình thành sau tình trạng xơ hóa và tạo sẹo.

Vị trí các ổ loét có thể ở vùng môn vị hoặc đoạn đầu của tá tràng. 

Vị trí các ổ loét có thể ở vùng môn vị hoặc đoạn đầu của tá tràng. 

Polyp dạ dày: Polyp to ở vùng môn vị có thể gây hẹp và chèn vào một phần được tiêu hóa. 

Bỏng: Do uống nhầm phải các chất kiềm, toan mà niêm mạc dạ dày dễ có nguy cơ bị bỏng. Từ đó các vết bỏng hình thành sẹo và gây chít hẹp lòng môn vị. 

Bất thường bẩm sinh: Hẹp phì đại môn vị ở trẻ nhũ nhi là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em. 

Tắc nghẽn do sỏi mật: Đây là nguyên nhân thường ít gặp nhưng vẫn có khả năng gây tắc nghẽn môn vị.

Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 

1900 3367

b. Nguyên nhân ác tính

Theo nghiên cứu gần đây, nhiều bằng chứng cho thấy hẹp môn vị có thể do bệnh ác tính đường tiêu hóa. Ung thư dạ dày là nguyên nhân phổ biến nhất. Vị trí ung thư thường là các khối u ở môn vị, hang vị. Ngoài ra, các khối u ở tá tràng, đường mật, tụy,... cũng có thể gây hẹp tắc tại môn vị nhưng ở giai đoạn muộn.

Vị trí ung thư thường là các khối u ở môn vị, hang vị.

Vị trí ung thư thường là các khối u ở môn vị, hang vị.

3. Đối tượng có nguy cơ hẹp môn vị cao

Ai cũng có khả năng bị hẹp môn vị. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm nguy cơ co thắt môn vị tăng cao. Mọi người cũng cần biết đến những kiến thức này để có biện pháp phòng ngừa phù hợp nhất. Những đối tượng có nguy cơ cao bị nghẽn môn vị là:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có tỷ lệ bị hẹp môn vị khá cao. Nếu mẹ dùng kháng sinh trong thời điểm sắp sinh nở thì nguy cơ bị của trẻ sẽ tăng lên. Đặc biệt, trẻ sinh đầu lòng thường có xu hướng bị bệnh cao hơn những trẻ sinh sau. 
  • Giới tính: Tình trạng này thường xảy ra ở nam nhiều hơn là nữ.
  • Bệnh nhân có tiền sử bị viêm loét dạ dày-tá tràng hoặc các bệnh lý của dạ dày, quanh dạ dày. 
  • Bệnh nhân có tiền sử dùng một số kháng sinh (VD: erythromycin làm tăng khả năng hẹp môn vị)

4. Cách phòng ngừa hẹp môn vị 

Phòng ngừa hẹp môn vị là lưu ý một tình trạng của đường tiêu hóa và có nguyên nhân chủ yếu là loét dạ dày - tá tràng. Do đó, để phòng ngừa tình trạng này, mọi nên chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý. Một số lưu ý mọi người cần nhớ là:

  • Không ăn nhiều đồ ăn quá cay nóng dễ gây viêm loét dạ dày - tá tràng như đồ chiên xào, dưa muối, cà muối, chanh,....

Không ăn nhiều đồ ăn quá cay nóng dễ gây viêm loét dạ dày - tá tràng

Không ăn nhiều đồ ăn quá cay nóng dễ gây viêm loét dạ dày - tá tràng

  • Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ, không được ăn vội vàng. 
  • Không nên làm việc, vận động nặng nhọc ngày sau khi ăn no. 
  • Hạn chế dùng các đồ dùng kích thích như thuốc lá, rượu, các loại caffein,...
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh mọi căng thẳng. 
  • Có chế độ ngủ nghỉ phù hợp, không được làm việc quá sức. 
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng kháng sinh trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc đang cho con bú. 
  • Nếu bạn đã hoặc đang mắc các bệnh lý về dạ dày và đường tiêu hóa thì bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ. Bạn nên đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. 

Qua bài viết, chúng ta có thể thấy phòng ngừa hẹp môn vị không quá khó. Bạn chỉ cần tạo cho mình một lối sống và thói quen ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, bạn vẫn không thể quá chủ quan với tình trạng bệnh lý này. Nếu thấy thường xuyên có những triệu chứng như trào ngược dạ dày, nôn ói, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi qua hotline 1900 3367 để được hỗ trợ và kết nối đến bệnh viện có chuyên môn về tiêu hóa uy tín. 

1900 3367

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bật mí cách điều trị hẹp môn vị dạ dày dứt điểm

Ngày nay, số lượng người bị hẹp môn vị ngày càng cao với những triệu chứng điển hình là đau bụng và nôn. Những cơn đau bụng, nôn liên tiếp kéo dài khiến bệnh...

Icon thời gian
16/03/2022
998 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Đừng chủ quan với những triệu chứng hẹp môn vị dạ dày

Hẹp môn vị là một hội chứng gây cản trở thức ăn và dịch dạ dày lưu thông xuống tá tràng. So với các bệnh về đường tiêu hóa khác thì hẹp môn vị ít được mọi...

Icon thời gian
15/03/2022
682 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Những điều cần biết để phòng ngừa hẹp môn vị hiệu quả

Hẹp môn vị là tình trạng thường gặp ở đường tiêu hóa, nó khiến người bệnh ăn uống không ngon, đau bụng, trào ngược dạ dày. Những triệu chứng này dễ làm cơ thể...

Icon thời gian
15/03/2022
1047 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG