Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm của bướu giáp keo
  • 2. Biến chứng của bướu giáp keo 
  • 3. Cách phòng tránh các biến chứng của bướu giáp keo
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm của bướu giáp keo
  • 2. Biến chứng của bướu giáp keo 
  • 3. Cách phòng tránh các biến chứng của bướu giáp keo
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đừng để bướu giáp keo biến chứng thành những bệnh lý nguy hiểm

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Bướu giáp keo thuộc loại bướu giáp đơn thuần, đa số đều là lành tính. Biết được điều này, tâm lý của khá nhiều người bệnh thường chủ quan, cho rằng nó sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng sự thật có phải thế không? Hãy tìm hiểu bài viết dưới để biết những nguy hiểm tưởng chừng như không tồn tại của bướu giáp keo!
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm của bướu giáp keo
  • 2. Biến chứng của bướu giáp keo 
  • 3. Cách phòng tránh các biến chứng của bướu giáp keo

1. Đặc điểm của bướu giáp keo

Bướu giáp keo là tình trạng tuyến giáp phình to, trong đó có những bọc nhỏ chứa đầy chất keo. Các bọc chất keo có thể có kích thước từ vài milimet đến vài centimet. Tình trạng phình to này thường chỉ được phát hiện qua khám sức khỏe hoặc siêu âm. 

Bướu giáp keo thường có 2 loại:

  • U nang giáp phức: Đây là dạng u nang giả khá phổ biến, chiếm tới 30%. Nang được hình thành sau một vài quá trình như thoái hóa, hoại tử, chảy máu từ nhân ở tuyến giáp. Dịch keo trong nang có thể là máu, dịch hoặc một vài mảnh tuyến giáp vỡ, hoại tử trong lòng nang. 
  • U nang giáp đơn: Loại này là một u nang thực sử của tuyết giáp. Tuy nhiên tình trạng này rất hiếm xảy ra. Ở dạng này, dịch keo lỏng, vách nang nhẵn có tổ chức tuyến giáp bình thường bao xung quanh. 

Đặc điểm của bướu giáp keo

2. Biến chứng của bướu giáp keo 

Phần lớn bướu giáp keo chỉ là dạng nang keo lành tính. Tuy nhiên khu vực tuyến giáp có rất nhiều tổ chức xung quanh. Khi các nang phát triển làm tuyến giáp quá to sẽ gây chèn ép ra xung quanh. Những hậu quả có thể gặp phải như sau: 

a. Chèn thực quản

Thực quản là ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Nếu bướu giáp to chèn vào thực quản sẽ dẫn đến tình trạng khó nuốt, ăn hay bị nghẹn, thậm chí còn nôn hết những thứ đã ăn. Việc ăn uống bị ảnh hưởng có thể làm bệnh nhân có cảm thấy đói suốt ngày. Khi cơ thể không được cung cấp đủ chất dễ dẫn đến mệt mỏi kéo dài, làm giảm hiệu suất làm việc. 

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

b. Chèn khí quản

Vùng cổ có tuyến giáp có rất nhiều tổ chức đi qua, trong đó có khí quản. Khí quản bị bướu giáp keo chèn ép khiến chất lượng thông khí bị giảm sút. Oxy là khí cần thiết cho mọi bộ phận trên cơ thể. Nếu sự thông khí giảm, thể tích khí oxy theo máu nuôi cơ thể cũng giảm dần về chất lượng. Việc trao đổi khí gián đoạn không chỉ gây nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp tăng cao mà hoạt động của những cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. 

c. Chèn dây thần kinh 

Đi qua vùng cổ có dây thần kinh thanh quản quặt ngược. Nếu bị chèn đẩy, dây thần kinh sẽ gây biến đổi giọng nói của người bệnh. Khi đó sẽ xuất hiện tình trạng nói khó hoặc nói khàn, nói giọng đôi. Điều này thực sự gây bất lợi cho người bệnh trong giao tiếp. 

d. Chèn tĩnh mạch cảnh 

Bướu giáp keo có thể chèn phải tĩnh mạch cảnh ở phần cổ, cản trở lưu thông máu giữa vùng đầu mặt và tim. Khi máu không thể lưu thông qua đường chình thì chúng sẽ len lỏi tìm những con đường đi khác. Hệ quả dẫn đến là xuất hiện tuần hoàn bàng hệ ở cổ, ngực và hiện tượng phù áo khoác. Bệnh nhân sẽ không phù toàn thân mà chủ yếu tập trung vào vùng mặt, cổ, lồng ngực và hai tay.

e. Vỡ nang keo

Nang keo quá to có thể làm vỏ nang nứt và vỡ. Dịch keo sẽ vỡ và gây bẩn ra tuyến giáp và vùng xung quanh. Tình trạng không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng. Để nặng sẽ dẫn đến nhiễm trùng toàn thân, thường rất khó xử lý và dễ gây nguy hiểm tính mạng. 

3. Cách phòng tránh các biến chứng của bướu giáp keo

Chúng ta cần phát hiện bướu giáp keo sớm, kịp thời trước khi để chúng phát triển và gây nên biến chứng. Nếu bướu giáp đã to, bạn hoàn toàn có thể tự phát hiện tại nhà. Lời khuyên ở đây là mọi người nên đi khám tổng quát định kỳ để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường. 

Sau khi đã phát hiện bướu giáp, bước tiếp theo là ngăn chặn và điều trị dứt điểm loại bướu này. Có một vài cách điều trị phổ biến hiện nay như: 

a. Bổ sung Iod

Đây là phương pháp có thể áp dụng cho người mắc bướu giáp do thiếu Iod. Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân áp dụng từ 6 tháng trở lên. Cách này rất hiệu quả nhằm thu nhỏ những nang keo sau khi dùng thuốc. Bạn nên thận trọng khi dùng thuốc bởi quá liều có thể dẫn đến biến chứng cường giáp. Hãy tuân thủ theo các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. 

Bổ sung IOD

b. Sử dụng hormon tuyến giáp

Mục đích của phương pháp này là làm cho tuyến giáp nhỏ lại, được áp dụng cho bệnh nhân bướu giáp keo do thiếu hụt hormon tuyến giáp. Trong thời gian điều trị, người bệnh nên đi khám định kỳ và tuân theo sự điều chỉnh thuốc của bác sĩ. Các loại thuốc sử dụng hormone tuyến giáp có một số tác dụng phụ như hồi hộp, tăng mồ hôi, sụt cân,... Người có tiền sử bệnh về tim, cường giáp, loãng xương không nên dùng thuốc này. 

c. Phẫu thuật bướu giáp

Phẫu thuật bướu giáp

Phẫu thuật bướu giáp keo là phương pháp ít được bác sĩ khuyên dùng bởi nó có thể ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tuyến giáp. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp được chỉ định phẫu thuật như người bệnh nuốt nghẹn, nói khàn, bướu giáp nghi ngờ ung thư,...

Tưởng chừng bướu giáp keo là lành tính nhưng nó lại ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng. Bạn không nên chủ quan với bất cứ bất thường nào trên cơ thể mình. Hãy đi khám tổng quát định kỳ 6 tháng/lần là tốt nhất. Nếu muốn tìm cơ sở khám bệnh chất lượng, bạn hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi. 

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
4.9/5 - (22 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh bướu nhân giáp hiệu quả ngay hôm...

Theo thống kê những năm gần đây số lượng người mắc bệnh về tuyến giáp ngày càng tăng, đặc biệt là bướu nhân giáp. Bướu nhân giáp là thuật ngữ được dùng để chỉ...

Icon thời gian
31/08/2021
4926 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Giải đáp thắc mắc bướu giáp có lây không?

Cũng giống như bệnh tiểu đường, bệnh bướu giáp thuộc nhóm bệnh nội tiết và tỷ lệ người mắc thuộc nhóm bệnh này đang tăng lên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến...

Icon thời gian
30/08/2021
4501 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Tìm hiểu tình trạng bướu giáp và thai kỳ trong giai đoạn...

Người phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ bình thường có những thay đổi về mặt sinh lý và hormon nội tiết tố nữ dẫn đến sự thay đổi chức năng tuyến giáp. Vậy làm...

Icon thời gian
30/08/2021
1031 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

Đừng để bướu giáp keo biến chứng thành những bệnh lý nguy...

Bướu giáp keo thuộc loại bướu giáp đơn thuần, đa số đều là lành tính. Biết được điều này, tâm lý của khá nhiều người bệnh thường chủ quan, cho rằng nó sẽ không ...

Icon thời gian
30/08/2021
11185 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG