Cũng giống như bệnh tiểu đường, bệnh bướu giáp thuộc nhóm bệnh nội tiết và tỷ lệ người mắc thuộc nhóm bệnh này đang tăng lên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Có nhiều thắc mắc xoay quanh căn bệnh này, trong đó vấn đề được mọi người quan tâm nhiều nhất là: Bướu giáp có lây không? Nếu bạn cũng có chung câu hỏi trên, cùng ISOFHCARE đi tìm đáp án qua bài viết dưới đây.
1. Bướu giáp là tên gọi chung của nhiều bệnh
Bướu giáp hay còn gọi là bướu cổ đặc trưng bởi một khối sưng lồi ở vùng dưới thấp của cổ và chúng di động theo nhịp nuốt. Bệnh bướu giáp không gây đau, nếu kích thước khối sưng lớn có thể chèn ép vào thực quản, đường hầu họng gây khó nuốt, khó thở. Bệnh bao gồm có 3 dạng chính:
a. Bướu giáp đơn thuần
Bướu giáp đơn thuần là một loại bướu lành tính, không do viêm, không do u gây nên. Trong bướu giáp đơn thuần, nồng độ hormon giáp không có sự biến đổi, giống với tình trạng của bình giáp, được biểu hiện dưới 2 hình thức và chúng đều lành tính:
- Bướu giáp lan tỏa
- Bướu giáp nhân.
b. Bướu giáp do cường giáp
Bướu cổ cường giáp là một bệnh lý của tuyến giáp, trong đó hormone giáp được phóng thích với một lượng lớn hơn so với bình thường. Đây cũng là một dạng bướu cổ lành tính, hiệu quả điều trị cao khi kết hợp điều trị nội khoa (dùng thuốc kháng giáp tổng hợp) và ngoại khoa (phẫu thuật cắt giáp).
c. Bướu giáp ác tính (ung thư giáp)
Ung thư tuyến giáp là dạng bướu cổ ác tính, bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trung niên và lớn tuổi. Phương pháp điều trị khi bị ung thư tuyến giáp là nạo vét hạch, cắt eo giáp, thùy giáp và liệu pháp hormon giáp thay thế.
2. Bướu giáp có lây không?
Theo ý kiến của chuyên gia bệnh về tuyến giáp, bướu giáp không lây trực tiếp từ người này sang người khác. Nhưng bướu cổ có tính địa phương. Bạn biết không, nguyên nhân chính của bướu là do sự thiếu hụt Iod trong chế độ ăn uống hằng ngày. Ở một vùng nào đó, ví dụ như vùng núi chẳng hạn, người dân cùng sử dụng chung một nguồn nước, có ít cơ hội tiếp xúc với các loại thực phẩm giàu Iod như: Cá biển, cua ghẹ, hải tảo… thì vùng đó sẽ có nhiều người mắc bệnh.
Bệnh bướu cổ còn có một phần tính di truyền, đó là bệnh do gen lặn quy định và di truyền theo dòng gái. Nhưng điều này vẫn còn gây nên nhiều sự tranh cãi trong y học bởi vì một số đặc điểm của bệnh bướu giáp khá trùng khớp với đặc điểm của bệnh di truyền:
- Bệnh xảy ra chủ yếu ở nữ giới (trùng với bệnh di truyền gen lặn, theo dòng nữ).
- Chế độ ăn uống giống nhau:
Các thành viên trong gia đình có chế độ ăn uống khá giống nhau, chẳng hạn như ăn thiếu lượng I ốt cần thiết đều có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ. Khi đó, nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh, những người còn lại cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
3. Bướu giáp có phải là một bệnh khó chữa?
Điều trị bướu giáp tùy thuộc vào mức độ chèn ép, triệu chứng chèn ép và nguy cơ ung thư trên mỗi bệnh nhân. Đa số bướu giáp là lành tính, không cần điều trị đặc hiệu và theo dõi định kỳ bằng siêu âm để đánh giá kích thước và tính chất của thành phần trong bướu.
Phác đồ điều trị bướu giáp còn có sự khác nhau rõ rệt giữa bướu lành tính là u tuyến giáp.
a. Bướu cổ lành tính
- Trường hợp bướu giáp nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng: Chỉ cần theo dõi định kỳ bằng khám lâm sàng kết hợp với siêu âm tuyến giáp để đánh giá độ lớn. Sự phát triển tuyến giáp tùy theo cơ địa của mỗi người bệnh, một số trường hợp bướu giáp ổn định trong nhiều năm.
- Trong trường hợp bướu có kích thước lớn gây khó thở, khó nuốt cần phải kết hợp điều trị nội khoa và can thiệp ngoại khoa.
- Điều trị nội khoa bằng: Thuốc ức chế TSH tuyến yên với thyroxin làm giảm thể tích tuyến giáp khoảng 60% các trường hợp được chỉ định trong trường hợp bướu không quá lớn và ở những người trẻ tuổi.
- Điều trị với Iod phóng xạ (I131) nhằm làm giảm thể tích bướu được áp dụng đối với những người mắc bệnh lớn tuổi, có kích thước bướu lớn và không thể tiến hành phẫu thuật.
- Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật cắt bỏ giáp) được chỉ định trong trường hợp: Điều trị nội khoa thất bại, bướu giáp lớn có dấu hiệu chèn ép các cơ quan và tổ chức vùng cổ, bướu cổ gây biến chứng cường giáp
Cùng với kỹ thuật y học hiện đại và tay nghề của bác sĩ nội tiết, mổ tuyến giáp tiến hành mổ hở hoặc mổ nội soi, do đó không để lại sẹo, mức độ thẩm mỹ cao hơn và vẫn đảm bảo tỉ lệ phục hồi bệnh cao.
b. Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp hay gặp nhất là ung thư biểu mô tuyến giáp. Đây là loại u thể biệt hóa cao nên khả năng đáp ứng với điều trị cũng cao hơn, tiên lượng bệnh tốt hơn. Điều trị bằng cách cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp kết hợp với nạo vét hạch cổ là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Bên cạnh đó, điều trị bằng Iod phóng xạ 131 là phương pháp điều trị bổ trợ giúp tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại hoặc những tổn thương di căn xa.
Người bị ung thư giáp sau khi phẫu thuật phải tái khám định kỳ để theo dõi thường xuyên phòng những biến chứng đáng tiếc tiếc xảy ra. Thêm vào đó, phải tuân thủ nghiêm ngặt lời dặn về chế độ ăn uống, sinh hoạt của bác sĩ chủ trị.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin thật sự có ích. Ngay khi có các dấu hiệu kể trên, xin hãy liên hệ với chúng tôi qua website: IVIE - Bác sĩ ơi hoặc tải app IVIE - Bác sĩ ơi để được kết nối với các bác sĩ tốt nhất.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.