Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu, triệu chứng đau xương chậu khi mang thai
  • 2. Nguyên nhân gây ra đau xương chậu khi mang thai
  • 3. Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không?
  • 4. Khi nào nên đi khám bác sĩ
  • 5. Cách trị đau xương chậu khi mang thai
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu, triệu chứng đau xương chậu khi mang thai
  • 2. Nguyên nhân gây ra đau xương chậu khi mang thai
  • 3. Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không?
  • 4. Khi nào nên đi khám bác sĩ
  • 5. Cách trị đau xương chậu khi mang thai
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dứt điểm đau xương chậu khi mang thai

Đau xương chậu khi mang thai ở nữ giới thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này gây cản trở trong quá trình vận động của các mẹ bầu. Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm tình trạng đau xương chậu khi mang thai? Mẹ bầu theo dõi bài viết sau đây để biết cách điều trị hiệu quả.
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu, triệu chứng đau xương chậu khi mang thai
  • 2. Nguyên nhân gây ra đau xương chậu khi mang thai
  • 3. Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không?
  • 4. Khi nào nên đi khám bác sĩ
  • 5. Cách trị đau xương chậu khi mang thai

1. Dấu hiệu, triệu chứng đau xương chậu khi mang thai

Triệu chứng đau xương chậu khi mang thai có thể xuất hiện từ rất sớm, ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ, và càng về cuối thai kỳ thì mức độ đau thường tăng lên.

  • Vị trí xuất hiện cơn đau thường nằm ở khớp cùng chậu, khớp mu, vùng hông và sau đó lan xuống đùi, thường kèm theo đau lưng.
  • Cơn đau thường xuất hiện liên tục, đau âm ỉ, tăng lên khi mẹ bầu thay đổi tư thế đột ngột. Khi đi lại, đi lên xuống cầu thang thì cơn đau cũng tăng theo, cơn đâu có thể làm mẹ bầu bị thức giấc vào ban đêm.
  • Mức độ đau có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp, từ cảm giác khó chịu cho đến mất cơ năng hoàn toàn, ảnh hưởng đến việc đi lại, hoạt động hàng ngày và thậm chí là hoạt động tình dục.

Mẹ bầu cần chú ý phân biệt giữa đau vùng chậu và đau do co thắt tử cung. Đau do co thắt tử cung thường xuất hiện dưới dạng cơn đau, vùng bụng cảm giác cứng, và nếu liên quan đến dọa sảy hoặc sảy thai, thường đi kèm với ra máu bất thường từ âm đạo.

2. Nguyên nhân gây ra đau xương chậu khi mang thai

Đau xương chậu khi mang có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là một vài nguyên nhân chính gây ra tình trạng này: 

  • Relaxin: Trong thai kỳ, cơ thể sản xuất hormone relaxin, làm cho các dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra, làm mất ổn định các khớp ở khung chậu, gây ra đau xương chậu khi mang thai.
  • Sự phát triển của thai nhi: Thai nhi lớn dần trong tử cung, tạo áp lực lên khung chậu và tăng thêm áp lực lên các khớp, gây ra đau xương chậu.
  • Tăng cân: Tăng cân trong thai kỳ làm tăng gánh nặng lên các khớp, gây ra tình trạng đau xương chậu.
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) cao: Có chỉ số BMI cao, thừa cân/béo phì trước khi mang thai cũng là một nguyên nhân gây đau xương chậu.
  • Thiếu hụt vitamin D và canxi: Thiếu hụt canxi và vitamin D có thể dẫn đến đau xương chậu do cơ thể cung cấp canxi từ xương ra để đáp ứng nhu cầu cho thai nhi.

Đau xương chậu khi mang thai có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

Đau xương chậu khi mang thai có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Mặc dù đau xương chậu khi mang thai có thể gây ra cảm giác không thoải mái, nhưng nó không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé.

Đau xương chậu khi mang thai không gây ra nguy hiểm nhưng khiến mẹ bầu thấy khó chịu

Đau xương chậu khi mang thai không gây ra nguy hiểm nhưng khiến mẹ bầu thấy khó chịu

Tuy nhiên, khi mang thai, phụ nữ sẽ có nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch chân cao hơn so với những người phụ nữ khác. Nếu bạn gặp hạn chế về khả năng vận động do đau, nguy cơ này sẽ tăng cao hơn. Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng loại vớ đặc biệt (vớ nén đàn hồi) và có thể cần tiêm heparin để giảm nguy cơ cục máu đông

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nếu bạn cảm thấy đau xương chậu ở mức độ nặng và kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ xương khớp. Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bạn và thai nhi, đánh giá tác động của đau xương chậu khi mang thai và tìm nguyên nhân gây ra. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của bạn, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

5. Cách trị đau xương chậu khi mang thai

Để giảm đau xương chậu khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp sau đây để có thể giảm cơn đau cho mình.

  • Tập yoga và thể dục nhẹ nhàng: Yoga và các bài tập như đi bộ, bơi lội giúp giảm đau vùng chậu khi mang thai. Tuy nhiên, cần tránh tập quá sức để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. 
  • Nghỉ ngơi đúng cách: Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để giảm áp lực lên xương chậu và dây chằng. Cách này có thể giảm đau hiệu quả, động thời giúp tâm trạng của mẹ bầu được tốt hơn.
  • Thay đổi tư thế và ngủ thoải mái: Thường xuyên thay đổi tư thế, sử dụng gối ôm khi ngủ để tạo cảm giác thoải mái. Nên hạn chế nằm ngủ với tư thể nằm ngửa nhiều.
  • Chú ý đến tư thế ngồi và không mang giày cao gót: Tránh ngồi xổm và đứng lâu, cũng như không mang giày cao gót để giảm áp lực lên xương chậu.
  • Tránh nâng vật nặng và thay đổi tư thế đột ngột: Hạn chế khiêng nhấc vật nặng và thay đổi tư thế đột ngột để giảm căng thẳng cho xương chậu.
  • Chăm sóc dinh dưỡng: Bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Nhiệt trị liệu và xoa bóp: Sử dụng nhiệt trị liệu bằng đèn hồng ngoại hoặc chườm ấm để giảm đau. Massage nhẹ nhàng vùng chậu cũng là biện pháp giảm đau hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc giảm đau phù hợp: Trong trường hợp đau nhiều, có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol, nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách khắc phục tình trạng đau xương chậu khi mang thai ở mẹ bầu

Cách khắc phục tình trạng đau xương chậu khi mang thai ở mẹ bầu

Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp. Mẹ bầu có thể liên hệ với số hotline: 1900.3367 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết về tình trạng sức khỏe hiện tại. 

1900 3367

Để thuận tiện hơn, mẹ bầu có thể tải app IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn chuyên sâu, đặt lịch khám nhanh chóng khi cho nhu cầu đến các phòng khám xương khớp để thăm khám và điều trị đau xương chậu khi mang thai. 

Trên đây là các thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng bị đau xương chậu khi mang thai. Nếu cơn đau kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng khác, mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chi tiết hơn. Để đặt lịch, bạn liên hệ App đặt lịch khám bệnh theo số: 1900.3367 để được hỗ trợ nhanh nhất.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/04/2024 - Cập nhật 25/04/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

7 bệnh viện có bác sĩ khám đau cổ vai gáy tốt nhất tại Hà...

7 bệnh viện có bác sĩ khám đau cổ vai gáy tốt nhất tại Hà...

Những căn bệnh đau xương khớp thường gặp đa số ở mọi người, nhất là giới trẻ hoặc người làm văn phòng. Một trong những căn bệnh đau xương khớp là bệnh đau cổ...

26/04/2024

102 Lượt xem

8 Phút đọc

Đau xương bàn chân là bị bệnh gì? Cách trị đau

Đau xương bàn chân là bị bệnh gì? Cách trị đau

Các vấn đề về đau chân thường gặp bao gồm đau ngón chân, đau lòng bàn chân, đau gót chân và đau mu bàn chân gây. Bệnh lý này thường gây khó khăn trong việc di...

25/04/2024

88 Lượt xem

11 Phút đọc

Đau xương quai xanh là bị làm sao? Cách giảm đau dứt điểm

Đau xương quai xanh là bị làm sao? Cách giảm đau dứt điểm

Đau xương quai xanh là một vấn đề thường gặp và có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng bạn có biết tại sao lại xuất hiện vấn đề này...

25/04/2024

60 Lượt xem

6 Phút đọc

Cách trị đau xương mu khi mang thai

Cách trị đau xương mu khi mang thai

Đau xương mu khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp ở mẹ bầu. Tình trạng đau xương mu trong quá trình mang thai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra....

25/04/2024

37 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG