Rối loạn kinh nguyệt là bệnh lý thường gặp ở phái nữ. Căn bệnh này không chỉ mang lại những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể là nguy cơ tiềm ẩn và dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý nguy hiểm khác. Tuy nhiên có phải tất cả biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt đều cần đi khám và được điều trị hay không? iSofHcare sẽ giải đáp câu hỏi đó thông qua bài viết dưới đây. Bạn hãy theo dõi để tìm câu trả lời cùng chúng tôi nhé!
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt chính là sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt về số ngày kinh quá ngắn hoặc quá dài, số lượng kinh quá ít hoặc quá nhiều. Một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài khoảng 28 ngày nhưng cũng có thể dài hơn hoặc ngắn hơn ở mỗi người. Chu kỳ kinh nguyệt bao gồm các giai đoạn từ lúc nang trứng phát triển đến khi không được thụ tinh và hoàng thể bị thoái hoá, lớp niêm mạc tử cung bong ra gây chảy máu từ buồng tử cung ra âm đạo.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
2. Có những loại rối loạn kinh nguyệt nào?
Phân loại rối loạn kinh nguyệt dựa vào những thay đổi trong kỳ kinh nguyệt như số ngày kinh, số lượng kinh, số ngày của chu kỳ kinh mà người ta có thể chia rối loạn kinh nguyệt thành những loại như sau:
a. Kinh mau
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 24 ngày.
b. Kinh thưa
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 39 ngày.
Có những loại rối loạn kinh nguyệt nào?
c. Rong kinh, rong huyết
Gọi là rong kinh khi ngày kinh kéo dài lớn hơn 8 ngày. Rong kinh gây nhiều bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày.
d. Thiểu kinh (số lượng kinh nguyệt ít)
Số lượng máu kinh quá ít (chỉ khoảng 20ml) hoặc số ngày kinh chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ngày cũng là bất thường của kỳ kinh.
e. Cường kinh
Cường kinh là số lượng máu kinh nhiều bất thường. Thông thường lượng máu kinh mất trong những ngày kinh chỉ từ 50ml đến 150ml.
f. Kinh nguyệt không đều trong thời kỳ tiền mãn kinh
Độ tuổi mãn kinh là khoảng từ 40 đến 50 tuổi. Nếu mãn kinh trước độ tuổi này sẽ được gọi là mãn kinh sớm. Thời kỳ này các yếu tố nội tiết và hoocmon bị suy giảm, gây rối loạn nội tiết tố nữ và làm rối loạn kỳ kinh.
1900 3367 - Tổng đài tư vấn đặt lịch khám phụ khoa tại các bệnh viện, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để khám bệnh online với bác sĩ, xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
3. Rối loạn kinh nguyệt đem lại tác hại gì?
Rất nhiều người thường bỏ qua các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt vì cho rằng chúng không quá ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thế nhưng rối loạn kinh nguyệt có thể dẫn đến những tác hại lớn với cơ thể khi không được theo dõi và điều trị kịp thời. Một số tác hại có thể kể đến do rối loạn kinh nguyệt như sau:
a. Gây thiếu máu
Khi ngày kinh kéo dài quá nhiều ngày (rong kinh) hoặc số lượng máu mất trong ngày kinh quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Biểu hiện của thiếu máu là da xanh, niêm mạc nhợt, mệt mỏi, chóng mặt,... và cần được làm xét nghiệm máu để được chẩn đoán xác định. Thiếu máu có thể khiến suy nhược cơ thể, rối loạn nhịp tim, suy tim, suy thận, giảm hấp thu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, vv….
b. Gây nên các bệnh lý phụ khoa
Những ngày kinh khiến cho âm đạo luôn ẩm ướt và khó giữ vệ sinh. Vậy nên đây là thời điểm lý tưởng để các loại vi khuẩn hay vi nấm xâm nhiễm gây bệnh. Các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng, nhiễm nấm candida,... rất dễ bị mắc khi có rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt đem lại tác hại gì?
c. Ảnh hưởng tâm lý
Những ngày kinh thất thường khiến chị em phái nữ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Từ đó mất đi vẻ tự tin, năng động và gây ra tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, cáu giận, vv….
d. Bệnh lý nguy hiểm
Cần hết sức cảnh giác khi thấy rối loạn kinh nguyệt vì chúng có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, chửa ngoài tử cung,... Rối loạn kinh nguyệt khiến chu kỳ rụng trứng bất thường, cản trở tinh trùng gặp trứng và có thể dẫn đến vô sinh.
4. Khi nào cần đi khám rối loạn kinh nguyệt?
Ngay khi phát hiện các triệu chứng của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt bạn cần đến các bệnh viện, phòng khám phụ khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán điều trị. Các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân, đưa ra phác đồ điều trị bằng thuốc thích hợp và tư vấn thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh. Việc đi khám còn giúp bạn phát hiện hoặc loại trừ các bệnh lý nguy hiểm khác.
Khi nào cần đi khám rối loạn kinh nguyệt?
Bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần dù chưa có những biểu hiện bệnh lý. Có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định giúp phái nữ đảm bảo sức khỏe sinh sản. Hy vọng IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về bệnh lý rối loạn kinh nguyệt. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp và tư vấn!
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.