Nội dung chính
  • 1. Những ai nên xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày? 
  • 2. Các chỉ số xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày 
Nội dung chính
  • 1. Những ai nên xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày? 
  • 2. Các chỉ số xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Khi nào nên xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày?

Theo thống kê, mỗi năm có tới 600.000 – 700.000 ca ung thư dạ dày mới được phát hiện. Đây là bệnh lý ung thư hay gặp nhất trong số các bệnh ung thư đường tiêu hoá. Xét nghiệm máu tầm soát ung thư được nhiều người quan tâm và thắc mắc. Vậy có những xét nghiệm máu nào giúp tầm soát ung thư dạ dày? Những ai nên xét nghiệm tầm soát? 
Nội dung chính
  • 1. Những ai nên xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày? 
  • 2. Các chỉ số xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày 

1. Những ai nên xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày? 

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày và nên được tầm soát thường xuyên, định kỳ là:

  • Người cao tuổi (đặc biệt là nam giới) trên 50 tuổi

Người cao tuổi (đặc biệt là nam giới) trên 50 tuổi: nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày.

Người cao tuổi (đặc biệt là nam giới) trên 50 tuổi: nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày.

  • Những người bị nhiễm khuẩn HP 
  • Người mắc một trong số các bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày thể teo, viêm dạ dày mạn tính có HP, polyp dạ dày, đã cắt một phần dạ dày, thiếu máu ác tính… 
  • Những người có tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày, người mắc các hội chứng như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Peutz-Jeghers, hội chứng đa polyp có tính chất gia đình, hội chứng đại trực tràng không polyp có tính chất di truyền… 
  • Người có nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh lý ung thư dạ dày cao hơn. 
  • Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường phóng xạ, làm việc trong ngành cao su, ngành than…
  • Những người có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm mặn, cay, đồ hun khói, uống nhiều rượu bia, thuốc lá…

Vì vậy, theo khuyến cáo nên chủ động xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày khoảng 1 – 2 năm một lần (tối đa 2 năm 1 lần). Với những nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao thì thời gian có thể ngắn hơn: từ 6 tháng – 1 năm một lần. 

2. Các chỉ số xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày 

a. Xét nghiệm CA 72-4

CA 72-4 là một kháng nguyên carbohydrate (hay còn gọi là kháng nguyên ung thư – Carcinogen Antigen).

Giá trị bình thường của CA 72-4 trong máu là < 6U/mL. 

CA 72-4 tăng cao trong trường hợp người bệnh mắc một số loại ung thư như: ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư tuỵ, ung thư buồng trứng, ung thư vú. Ở người hoàn toàn khỏe mạnh, khi xét nghiệm máu có thể CA 72-4 trong 7.8% trường hợp. Ngoài ra, CA 72-4 còn tăng ở những người không bị ung thư: tăng theo độ tuổi, tăng ở những người nhiễm HP, tăng trong polyp dạ dày, bệnh nhân loét dạ dày. 

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày bằng chỉ số CA 72-4 là không cao, chỉ bằng 0.18%. Tăng CA 72-4 từ 16 – 70% trong ung thư dạ dày,t hường tăng cao ở giai đoạn muộn khi ung thư có xâm lấn và di căn. Vì vậy, theo Hiệp hội phòng chống ung thư Nhật Bản, không sử dụng chỉ số này trong phát hiện bệnh ung thư dạ dày giai đoạn sớm. 

Những người bị nhiễm khuẩn HP 

Những người bị nhiễm khuẩn HP: cần thực hiền tầm soát ung thư dạ dày.

Xét nghiệm CA 72-4 có tác dụng tiên lượng và theo dõi đáp ứng điều trị trong trường hợp ung thư dạ dày có chỉ số xét nghiệm tăng. 

b. Xét nghiệm pepsinogen I, pepsinogen I/II

Pepsinogen là một protein bao gồm 375 gốc acid amin, có khối lượng phân tử khoảng 42.000 Da. 

Trong cơ thể, Pepsinogen tồn tại dưới hai dạng là Pepsinogen I và Pepsinogen II do tế bào chính của niêm mạc bài tiết. Hai loại này đều giảm khi có viêm teo niêm mạc dạ dày. 

Ung thư dạ dày có hai thể: 

  • Thể không phải tâm vị có liên quan tới nhiễm HP (Helicobacter Pylori) dẫn tới viêm teo niêm mạc dạ dày sẽ làm giảm Pepsinogen I và Pepsinogen I/II trong máu. Đây là thể hay gặp.
  • Thể ít gặp hơn là ung thư tâm vị dạ dày. 

Giá trị bình thường của Pepsinogen I trong máu là > 70 ng/mL, của tỷ lệ Pepsinogen I/II là > 3.

Nếu nồng độ Pepsinogen I < 70 ng/mL và tỷ lệ Pepsinogen I/II ≤ 3 được gọi là dương tính. Đây là ngưỡng mà một số quốc gia, đặc biệt Nhật Bản dùng để chỉ niêm mạc dạ dày bị viêm teo và có nguy cơ dẫn tới ung thư dạ dày không phải tâm vị nhưng cũng không có nghĩa là bị ung thư dạ dày. 

Xét nghiệm này có thể áp dụng ở cộng đồng nhằm sàng lọc nguy cơ viêm teo niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán khác như nội soi dạ dày. 

c. Xét nghiệm CEA

CEA – Carcinoembryonic antigen là kháng nguyên ung thư bào thai, có bản chất glycoprotein có trọng lượng 180.000 Da.  

Ở người bình thường, chỉ số CEA trong máu là < 5ng//mL. 

CEA là kháng nguyên ung thư những có thể tăng trong những trường hợp bệnh lành tính như: viêm gan, xơ gan, tắc mật, tổn thương gan do rượu, viêm tuỵ, suy giáp, polyp đại tràng, viêm ruột và người hút thuốc lá. 

CEA tăng trong các bệnh ung thư đường tiêu hoá như: ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư ruột non, ung thư tuỵ, ung thư đường mật,… hay các bệnh ung thư ngoài đường tiêu hoá như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư hệ tiết niệu, ung thư võng mạc, ung thư xương. 

Trong giai đoạn sớm của bệnh ung thư dạ dày, CEA thường không tăng hoặc tăng ít, chủ yếu tăng trong giai đoạn muộn. Vì vậy, xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày không được chỉ định khuyến cáo với chỉ số CEA. Xét nghiệm CEA chủ yếu dùng để theo dõi điều trị. 

Ung tư dạ dày.

Ung tư dạ dày.

d. Xét nghiệm CA 19-9 

CA 19-9 (carbohydrate antigen 19-9) là một Oligosaccharide, trọng lượng 36.000 Da. Ở người bình thường, CA 19-9 trong máu là < 37 U/mL.

Chỉ số này có thể tăng trong các bệnh lành tính như loét dạ dày tá tràng, viêm tụy cấp, viêm tuỵ mạn, viêm ruột, xơ gan, viêm đường gan mật, tắc mật. 

Hay trong các trường hợp ung thư như: ung thư thực quản, ung tư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư đường mật… chỉ số này cũng tăng cao. 

Nhờ các xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày, bệnh có thể được phát hiện từ sớm ngay cả khi người bệnh chưa có triệu chứng gì. Việc phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn, bệnh nhân có cơ hội sống cao hơn. Vì vậy, bạn và gia đình nên làm định kỳ hàng năm để biết được tình trạng sức khoẻ của mình. 

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Mọi chi tiết cần tư vấn, đặt lịch khám – xét nghiệm, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/04/2022 - Cập nhật 24/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Khi nào nên xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày?

Khi nào nên xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày?

Theo thống kê, mỗi năm có tới 600.000 – 700.000 ca ung thư dạ dày mới được phát hiện. Đây là bệnh lý ung thư hay gặp nhất trong số các bệnh ung thư đường tiêu...

24/04/2022

916 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG