Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và dễ mắc phải ở cả trẻ em và người lớn. Nó gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không điều trị và chăm sóc tốt. Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn rằng liệu trẻ bị thủy đậu có nên tắm không? Trẻ sơ sinh bị thủy đậu nên tắm lá gì? IVIE – Bác sĩ ơi sẽ cùng các bạn đi tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới này nhé!
Khi trẻ bị thủy đậu có nên tắm không?
Việc chăm sóc trong và sau khi bị thủy đậu là điều rất quan trọng. Vì vậy, cha mẹ cần nắm được những vấn đề liên quan đến chăm sóc trẻ em bị thủy đậu.
Trả lời thắc mắc “trẻ bị thủy đậu có nên tắm không?”
Theo các chuyên gia y khoa cho biết, trẻ mắc bệnh thủy đậu cần được tắm gội, vệ sinh cơ thể thường xuyên. Điều này làm giảm các cơn ngứa và sự khó chịu trên da. Giúp người bệnh tránh được tình trạng bội nhiễm hoặc nhiễm trùng nặng.

Có nên tắm không khi trẻ bị thủy đậu?
Vào mùa nắng nóng, việc sử dụng quạt để tạo không khí thoáng mát là an toàn và không gây bệnh nặng hơn. Trong giai đoạn mắc bệnh, nên hạn chế tiếp xúc với người khác và tránh những nơi đông người.
Một số quan niệm dân gian cho rằng, người mắc bệnh thủy đậu không nên tắm. Vì khi tiếp xúc với nước sẽ làm cho vết thương lâu lành và có thể làm người bệnh nhiễm hàn. Đây hoàn toàn là quan niệm không đúng và không có căn cứ khoa học.
Trẻ bị thủy đậu khi tắm có lợi ích gì?
Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, việc giữ vệ sinh cơ thể và những vùng da tổn thương đúng cách giữ vai trò rất quan trọng. Điều này cũng giúp hỗ trợ trong việc hồi phục của người bệnh.
- Làm cơn ngứa dịu đi, giảm khó chịu
Thường xuyên vệ sinh cơ thể bằng nước ấm và sạch sẽ làm dịu cơn ngứa, cũng như làm sạch da hiệu quả.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng, giữ vệ sinh cho da
Trẻ mắc bệnh thủy đậu thường đi kèm với triệu chứng sốt nên cơ thể dễ đổ mồ hôi. Nếu không được tắm gội, vệ sinh cơ thể sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Tăng khả năng nhiễm trùng và sự khó chịu cho người bệnh.

Tắm giúp trẻ dịu đi cơn ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng
- Làm cho cơ thể dễ chịu, thoải mái, mát mẻ hơn
Việc tắm gội không chỉ giúp đánh bay vi khuẩn trên da, ngăn ngừa bệnh lây lan qua các vùng da. Mà còn khiến người bệnh cảm thấy mát mẻ, tinh thần thư giãn thoải mái, đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Tắm lá cho trẻ bị thủy đậu có sao không?
Bên cạnh những băn khoăn về việc trẻ bị thủy đậu có nên tắm không. Thì nhiều bậc phụ huynh còn thắc mắc tắm lá cho trẻ có sao không? Tắm lá giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu của người bệnh, cũng như các nốt phát ban mụn nước. Chúng ta có thể kết hợp tắm với các loại lá thảo dược để thanh nhiệt, kháng viêm, hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể.

Trẻ bị thủy đậu tắm lá có sao không?
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị thủy đậu tắm lá gì là điều rất quan trọng. Bởi vì, da của trẻ còn non và mỏng, hơn nữa đang bị tổn thương. Không thể tùy tiện tắm các loại lá không rõ nguồn gốc cũng như công dụng của chúng.
7 lá tắm trị thủy đậu cho trẻ an toàn, hiệu quả
Tắm nước lá được coi là phương pháp dân gian hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu. Dưới đây là top những lá tắm thảo dược tốt cho người bị thủy đậu mà phụ huynh nên tham khảo:
- Tắm lá khế cho trẻ bị thủy đậu
Lá khế có tính hàn, thường được dùng trong các bài thuốc trị mụn nhọt. Vì vậy, khi trẻ bị thủy đậu hay rôm sảy, người ta thường lấy lá khế đun nước tắm cho bé.

Tắm nước lá khế có công dụng rất tốt cho người bị thủy đậu
- Tắm lá chè xanh cho trẻ bị thủy đậu
Từ lâu đã biết đến lá chè xanh với công dụng sát khuẩn, nhanh lành vết thương, chống viêm. Do trong lá chè có chứa thành phần chất chống oxy hóa và có tính kháng khuẩn tốt. Vì thế, cha mẹ có thể nấu nước lá chè xanh tắm cho trẻ khi bị thủy đậu.
- Thủy đậu tắm lá mướp đắng
Dù là lá hay quả mướp đắng đều đem lại nhiều lợi ích cho con người. Theo đông y, mướp đắng có tính mát, giúp tiêu viêm, trừ phiền. Do đó, thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa các bệnh về mụn nhọt, nóng trong người, đau mắt đỏ,…
Bên cạnh đó, mướp đắng cũng có tính giảm mụn, kháng viêm nên sẽ mang lại hiệu quả tốt cho trẻ bị bệnh thủy đậu.
Thường thì lá lốt được biết đến trong các món ăn. Nhưng bên cạnh đó, lá lốt cũng có thể dùng để nấu nước tắm, ngâm chân hay xông hơi. Khi trẻ bị thủy đậu, tắm bằng nước lá lốt giúp cho trẻ cảm thấy đỡ ngứa ngáy, dễ chịu và có khả năng giảm viêm.
- Tắm lá trầu không cho trẻ bị thủy đậu
Trầu không chứa nhiều tinh dầu, có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt nên thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ lở. Ở trẻ bị thủy đậu, dùng lá trầu không để đun nước tắm có thể giúp sát khuẩn, giảm ngứa, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Tắm lá trầu không cho trẻ bị thủy đậu có công dụng gì?
Lưu ý khi tắm cho trẻ bị thủy đậu
Mặc dù trẻ bị thủy đậu nên tắm nhưng chúng ta vẫn phải lưu ý một số điều sau:
- Tuyệt đối không được tắm bằng nước lạnh
Đây là một trong những lưu ý đầu tiên và quan trọng đối với người mắc bệnh thủy đậu. Tuyệt không tắm bằng nước lạnh vì có thể khiến cơ thể bị cảm lạnh.
- Tắm nhanh, không được tắm lâu
Nên tắm nhanh và lau người thật khô sau khi tắm xong. Không nên ngâm mình quá lâu trong nước vì rất dễ bị cảm lạnh. Đồng thời, khi tắm quá lâu cũng làm mạch máu co lại, có thể làm bệnh trở nặng hơn.
- Tắm ở nơi kín gió, vệ sinh sạch sẽ
Cần tắm ở nơi kín gió và vệ sinh sạch sẽ để tránh cảm lạnh và nhiễm trùng vết thương trên da.
- Không tắm bằng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh
Một số loại xà phòng thông thường có chất tẩy rửa cực mạnh. Nếu sử dụng để tắm cho người bị thủy đậu thì rất dễ gây kích ứng da, nhiễm trùng, khô da. Vì vậy, tắm khi bị thủy đậu nên ưu tiên sử dụng các loại xà phòng dịu nhẹ.
IVIE – Bác sĩ ơi mong rằng, với những chia sẻ ở bài viết trên đã giúp cho cha mẹ trả lời được câu hỏi “trẻ bị thủy đậu có nên tắm không”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc cần được tư vấn vui lòng đặt câu hỏi ở mục hỏi đáp miễn phí với bác sĩ hoặc liên hệ hotline 1900 3367 để được hỗ trợ nhanh nhất.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.