Nội dung chính
  • 1. Lý giải hiện tượng bị đau xương cụt ở nữ giới
  • 2. Cách chữa trị đau xương cụt ở nữ giới tại nhà
  • 3. Điều trị đau xương cụt tại các cơ sở y tế
  • 4. Một số bác sĩ khám cơ xương khớp nổi tiếng
Nội dung chính
  • 1. Lý giải hiện tượng bị đau xương cụt ở nữ giới
  • 2. Cách chữa trị đau xương cụt ở nữ giới tại nhà
  • 3. Điều trị đau xương cụt tại các cơ sở y tế
  • 4. Một số bác sĩ khám cơ xương khớp nổi tiếng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Không nên chủ quan khi bị đau xương cụt ở nữ giới: Cách chữa trị

Xương cụt là một bộ phận của cột sống. Việc bị đau xương cụt ở nữ giới có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo từng nguyên nhân mà sẽ có những biện pháp điều trị cụ thể. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của IVIE - Bác sĩ ơi để hiểu hơn về vấn đề này nhé.
Nội dung chính
  • 1. Lý giải hiện tượng bị đau xương cụt ở nữ giới
  • 2. Cách chữa trị đau xương cụt ở nữ giới tại nhà
  • 3. Điều trị đau xương cụt tại các cơ sở y tế
  • 4. Một số bác sĩ khám cơ xương khớp nổi tiếng

1. Lý giải hiện tượng bị đau xương cụt ở nữ giới

Xương cụt là phần xương nằm ngay dưới của xương cùng và cũng là bộ phận cuối cùng của cột sống. Kích thước của xương cụt nhỏ hơn so với xương cùng nhưng giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc. Về phương diện cấu tạo, xương cụt có từ 4 - 6 đốt sống cụt và dính liền với nhau, vị trí nằm dưới đốt sống thắt lưng thứ 5.

Khi chụp X quang, hình dáng xương cụt sẽ khác nhau tùy theo giới tính. Ở nữ giới thông thường xương cụt sẽ ngắn hơn nam giới và có cấu tạo xiên chéo nhằm tăng kích thước khoang chậu, phù hợp cho mục đích sinh sản ở nữ giới và để có không gian cho thai nhi phát triển trong tử cung.

Vị trí của xương cụt

Vị trí của xương cụt

Xương cụt có chức năng rất quan trọng với cơ thể của con người, những chức năng cụ thể của xương cụt gồm có:

  • Xương cụt giúp tạo sự cân bằng của cơ thể khi ngồi
  • Nhờ có xương cụt mà các cơ quan khác như gân, dây chằng xung quanh và cơ được cố định.
  • Hỗ trợ cân bằng các vận động của khớp để giúp khớp linh hoạt hơn.
  • Hỗ trợ các động tác đi đứng, ngồi cũng như giúp nâng đỡ, ổn định vùng cột sống của con người.

Khi xương cụt bị đau sẽ kéo theo sự đau nhức của toàn bộ cột sống, đau có thể lan sang vùng hông. Do có sự kết nối của xương cụt với các bộ phận khác của cơ thể.

Nguyên nhân nào khiến bị đau xương cụt ở nữ giới?

Nguyên nhân nào khiến bị đau xương cụt ở nữ giới?

Các dấu hiệu bị đau xương cụt ở nữ giới bắt đầu với tình trạng đau nhức xương cụt hoặc vùng xung quanh, sau đó lan rộng ra hậu môn, mông và vùng đùi. Những cơn đau có thể diễn ra liên tục hoặc thoáng qua. Trong một vài trường hợp cơn đau sẽ tăng lên, ví dụ:

  • Khi người bệnh vận động, thay đổi tư thế hoặc ngồi trong thời gian lâu
  • Quan hệ tình dục
  • Đi tiểu hoặc đại tiện bị đau hơn
  • Thỉnh thoảng có cảm giác tức nặng ở vùng cuối cột sống
  • Bên cạnh việc đau xương cụt có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, buồn rặn, đau bụng dưới,...

Những nguyên nhân khiến bị đau xương cụt ở nữ giới đó là:

  • Đau xương cụt do bị chấn thương: Chấn thương xương cụt có thể tạo nên bởi các thủ thuật sản khoa, sau đẻ hoặc do té ngã, chơi thể thao gây ra tình trạng đau xương cụt cấp tính.
  • Đau xương cụt do ngồi lâu: Những chị em phụ nữ làm việc tại văn phòng thường phải ngồi lâu gây nên tình trạng đau xương cụt.
  • Đau xương cụt do sinh lý:
    • Phụ nữ mang thai: Do khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi cùng với đó là áp lực do thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai thường có các triệu chứng đau phần xương cụt đặc biệt là khi ngồi hoặc nằm lâu.
    • Khi sinh nở: Trong quá trình sinh nở, những áp lực trong khi để có thể gây tác động đến khung chậu cũng như phần xương cụt. Trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể kéo dài sau khi đẻ.
    • Đau xương cụt do đặt vòng tránh thai: Đặt vòng là một phương pháp được nhiều chị em sử dụng để kế hoạch hoá gia đình. Tuy nhiên, các dụng cụ tránh thai có thể gây ra những con đau vùng xương cụt nếu như kích thước vòng không phù hợp hoặc vị trí vòng bị dịch chuyển.
    • Đau do chu kỳ kinh nguyệt: Tùy theo cơ địa, một số bạn nữ khi tới chu kỳ kinh nguyệt có thể gặp phải nhiều sự khó chịu như đau bụng dưới, đau xương cụt thậm chí có thể buồn nôn, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
    • Phụ nữ lớn tuổi: Do tuổi tác sẽ đi cùng với tình trạng lão hoá của cơ thể, đặc biệt đối với phụ nữ đã qua độ tuổi sinh nở, tử cung bị giãn và hạ thấp xuống có thể gây đau xương cụt.
  • Đau xương cụt do gặp các bệnh lý về sản phụ khoa như:
    • Viêm tấy sàn chậu: Khi mắc bệnh này, toàn bộ vùng xương cụt, cơ, dây chằng cùng với phần mềm sẽ bị sưng tấy gây đau nhức kèm với việc hạn chế sự vận động của cơ thể.
    • Viêm âm đạo: Viêm âm đạo có thể gây đau cho vùng xương cụt, kèm với đó là đau buốt khi quan hệ hoặc trước kỳ kinh nguyệt. Người viêm âm đạo sẽ kèm các biểu hiện như khí hư nhiều với màu sắc bất thường hoặc bị sốt nhẹ.
    • Viêm phần phụ: Khi bị bệnh này, người bệnh sẽ thường gặp triệu chứng là đau phần bụng dưới nhưng nhiều trường hợp sẽ kèm thêm đau xương cụt.
    • Vị trí tử cung bất thường: Tử cung thường hơi ngả về ở người bình thường. Còn trong các trường hợp có vị trí bất thường, tử cung có thể gây áp lực xuống xương cụt gây đau. Điều này có thể gây khó khăn cho nữ giới trong quá trình sinh nở.
    • Các khối u: Nếu có các khối u ở buồng trứng, tử cung đều có thể gây nên tình trạng đau chỗ xương cụt.
  • Bên cạnh đó những bệnh lý tại các cơ quan khác cũng có thể gây nên tình trạng bị đau xương cụt ở nữ giới như các bệnh lý sỏi thận, nhiễm khuẩn tiết niệu,... bệnh lý cơ xương khớp, thần kinh cơ, bệnh lý tuyến giáp.
  • Trong một số trường hợp không thể xác định được nguyên nhân trực tiếp gây đau xương cụt. Khí đó, bệnh sẽ được xếp vào nhóm đau xương cụt vô căn.

Mang thai làm tăng áp lực lên vùng xương chậu và xương cụt

Mang thai làm tăng áp lực lên vùng xương chậu và xương cụt

2. Cách chữa trị đau xương cụt ở nữ giới tại nhà

Các biện pháp điều trị đau xương cụt cho nữ giới tại nhà gồm có:

  • Người bị đau xương cụt không nên ngồi một chỗ trong thời gian dài. Trong khi ngồi cần tránh những bề mặt cứng, bạn có thể ngồi lên đệm hoặc gối có một lỗ ở giữa để ngăn xương cụt không tiếp xúc với mặt phẳng từ đo giảm áp lực cho xương. 
  • Luân phiên ngồi mỗi bên mông để không bị tăng trọng lượng lên xương cụt, khi ngồi người bệnh nên cúi nghiêng về phía trước.
  • Nếu bị đau xương cụt do chấn thương người bệnh có thể áp dụng chườm ấm hoặc chườm lạnh vào vùng xương cụt trong 15 - 20 phút và khoảng 4 lần một ngày.
  • Dùng thuốc chống viêm không steroid để giảm đau đồng thời cải thiện khả năng đi lại. Trong trường hợp người bệnh bị các vấn đề về thận, xuất huyết tiêu hoá hoặc dùng thuốc chống đông thì cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Trong vấn đề dinh dưỡng cần ăn nhiều chất xơ để tránh tình trạng táo bón.

Tập yoga đúng cách có thể giúp giảm đau xương cụt

Tập yoga đúng cách có thể giúp giảm đau xương cụt

3. Điều trị đau xương cụt tại các cơ sở y tế

Khi không chắc về lý do cụ thể dẫn đến tình trạng đau xương cụt, người bệnh cần tìm các sự trợ giúp từ bác sĩ và cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp. Các bác sĩ có thể chọn một hoặc phối hợp các phương pháp điều trị sau:

  • Dùng thuốc điều trị: Trong trường hợp nhẹ các bác sĩ có thể điều trị cho bệnh nhân bằng các loại thuốc giảm đau và chống viêm không steroid để làm giảm triệu chứng và các cơn đau nhức, cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Phương pháp vật lý trị liệu: Phương pháp này bao gồm các bài tập hít thở sâu và thư giãn khung xương chậu để giảm đau, siêu âm vật lý trị liệu, xung thần kinh nhằm mục đích giảm đau giãn cơ.
  • Tiêm corticoid: Một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể sử dụng thuốc corticosteroid, tiêm trực tiếp vào vùng xương cụt để giảm viêm và đau nhức. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật y học yêu cầu phải được thực hiện bởi bác sĩ tại cơ sở y tế để tránh những biến chứng nguy hiểm.
  • Phương pháp phẫu thuật: Trong một số nguyên nhân gây đau nhức do các bệnh lý cần đến phương pháp phẫu thuật để loại bỏ nguyên nhân thì mới cải thiện được tình trạng của người bệnh.

Tuy theo nguyên nhân đau xương cụt mà sẽ có biện pháp điều trị phù hợp

Tuy theo nguyên nhân đau xương cụt mà sẽ có biện pháp điều trị phù hợp

4. Một số bác sĩ khám cơ xương khớp nổi tiếng

Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Quốc Việt

  • Về kinh nghiệm công tác:
    • Bác sĩ Lê Quốc Việt có 35 năm kinh nghiệm khám và điều trị về các bệnh cơ xương khớp, bệnh truyền nhiễm, cụ thể như bệnh thoái hoá đa khớp, loãng xương, viêm khớp dạng thấp, đau dây thần kinh tọa, gout,.. 
    • Bác sĩ đã thực hiện nhiều phương pháp điều trị như tiêm khớp, hút dịch khớp, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. Bác sĩ từng công tác ở nhiều bệnh viện lớn như bệnh viện E Hà Nội. 
    • Hiện đang là giám đốc tổ hợp Y tế Mediplus. Vì vậy, hiện bác sĩ đang nhận đặt lịch khám ưu tiên tại Tổ hợp Y tế Mediplus.
  • Giá khám: 350.000
  • Tổng đài đặt lịch khám ưu tiên với bác sĩ cơ xương khớp: 1900 3367

1900 3367

Đặt lịch khám, điều trị đau xương cụt với Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Quốc Việt tại Tổ hợp Y tế Mediplus

 

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Ân

  • Về kinh nghiệm công tác:
    • Bác sĩ Trần Ngọc Ân là một trong những bác sĩ xương khớp giỏi tại Việt Nam với kinh nghiệm hơn 50 năm khám chữa bệnh và giữ nhiều vị trí quan trong ngành. Bác sĩ Ân tốt nghiệp đại học Y Hà Nội, sau đó học tập và làm việc tại Hungary, bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài “Viêm cột sống dính khớp". 
    • Bác sĩ Ân khám và điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp như bệnh Gout cấp và mãn tính, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh do thoái hoá khớp và cột sống cổ, thắt lưng, thoát vị địa đệm và thần kinh toạ, viêm khớp, loãng xương, nhức khớp, Lupus ban đỏ hệ thống,... 
    • Hiện bác sĩ đang công tác và nhận đặt lịch khám ưu tiên tại bệnh viện Đa khoa Hồng Phát, địa chỉ số 209, đường Lê Duẩn, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
  • Giá khám: 500.000
  • Tổng đài đặt lịch khám ưu tiên với bác sĩ cơ xương khớp: 1900 3367

1900 3367

Đặt lịch khám, điều trị đau xương cụt với Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Ngọc Ân tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

 

Phó Giáo Sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đoàn Văn Đệ

  • Về kinh nghiệm công tác:
    • Bác sĩ Đệ là một bác sĩ xương khớp giỏi với 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý liên quan tới tim, thận, khớp và nội tiết. Bác sĩ đã có nhiều đóng góp cho y học đặc biệt là trong lĩnh vực thấp khớp học. 
    • Bác sĩ là phó chủ tịch Hội thấp khớp học Việt Nam từ năm 2002 đến nay. Giảng viên bộ môn tim - thận - khớp - nội tiết tại bệnh viện Quân Y 103. Bác sĩ Đệ chuyên thăm khám và điều trị các vấn đề về khớp, nội tiết, tim mạch, thận cùng các bệnh tiêu hoá, gan mật. 
    • Hiện bác sĩ đang công tác và nhận đặt lịch khám ưu tiên tại bệnh viện Quốc tế Dolife, địa chỉ số 108, đường Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Giá khám: 300.000 - 500.000đ
  • Tổng đài đặt lịch khám ưu tiên với bác sĩ cơ xương khớp: 1900 3367

1900 3367

Đặt lịch khám, điều trị đau xương cụt với Phó Giáo Sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đoàn Văn Đệ tại Bệnh viện Quốc tế Dolife

 

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu

  • Về kinh nghiệm làm việc: 
    • Bác sĩ Lưu là bác sĩ xương khớp giỏi với tay nghề cao từng tốt nghiệp học viện Quân Y. Bác sĩ đã làm việc tại nhiều bệnh viện lớn như viện Quân Y 39, Căn cứ Hậu cần 30, Cục Vận tải, Tổng cục Hậu Cần, bệnh viện Trung ương quân đội 108, giữ chức vụ phó chủ tịch hội phục hồi chức năng Việt Nam. 
    • Bác sĩ Lưu có nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh thoái hoá cột sống lưng và cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm gân, suy tĩnh mạch chi dưới, đau lưng sau sinh,...
    • Hiện bác sĩ đang công tác và nhận đặt lịch khám ưu tiên tại Trung tâm Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Remedy, địa chỉ tầng 9, số 154, đường Nguyễn Thái Học, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
  • Giá khám: 300.000 - 500.000đ
  • Tổng đài đặt lịch khám ưu tiên với bác sĩ cơ xương khớp: 1900 3367

1900 3367

Nên thăm khám bác sĩ kịp thời khi tình trạng đau xương cụt nghiệm trọng

Nên thăm khám bác sĩ kịp thời khi tình trạng đau xương cụt nghiệm trọng

Đặt lịch khám, điều trị đau xương cụt với Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trọng Lưu tại Trung tâm Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Remedy

 

Trên đây là những thông tin để giúp bạn giải đáp khi gặp vấn đề bị đau xương cụt ở nữ giới. Hy vọng những kiến thức mà IVIE - Bác sĩ ơi đã tổng hợp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình khám và điều trị. Nếu bạn muốn đặt lịch thăm khám với các bác sĩ cơ xương khớp hàng đầu, hãy liên hệ App đặt lịch khám bệnh hoặc gọi số 1900.3367, đội ngũ nhân viên IVIE - Bác sĩ ơi giúp bạn chọn lịch khám phù hợp nhất nhé.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/04/2024 - Cập nhật 22/04/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

7 bệnh viện có bác sĩ khám đau cổ vai gáy tốt nhất tại Hà...

7 bệnh viện có bác sĩ khám đau cổ vai gáy tốt nhất tại Hà...

Những căn bệnh đau xương khớp thường gặp đa số ở mọi người, nhất là giới trẻ hoặc người làm văn phòng. Một trong những căn bệnh đau xương khớp là bệnh đau cổ...

26/04/2024

78 Lượt xem

8 Phút đọc

Đau xương bàn chân là bị bệnh gì? Cách trị đau

Đau xương bàn chân là bị bệnh gì? Cách trị đau

Các vấn đề về đau chân thường gặp bao gồm đau ngón chân, đau lòng bàn chân, đau gót chân và đau mu bàn chân gây. Bệnh lý này thường gây khó khăn trong việc di...

25/04/2024

68 Lượt xem

11 Phút đọc

Đau xương quai xanh là bị làm sao? Cách giảm đau dứt điểm

Đau xương quai xanh là bị làm sao? Cách giảm đau dứt điểm

Đau xương quai xanh là một vấn đề thường gặp và có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng bạn có biết tại sao lại xuất hiện vấn đề này...

25/04/2024

54 Lượt xem

6 Phút đọc

Cách trị đau xương mu khi mang thai

Cách trị đau xương mu khi mang thai

Đau xương mu khi mang thai không phải là tình trạng hiếm gặp ở mẹ bầu. Tình trạng đau xương mu trong quá trình mang thai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra....

25/04/2024

34 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG