Nội dung chính
  • 1. Quá trình tái tạo của xương diễn ra như thế nào?
  • 2. Phân loại loãng xương
  • 3. Triệu chứng điển hình của bệnh loãng xương
Nội dung chính
  • 1. Quá trình tái tạo của xương diễn ra như thế nào?
  • 2. Phân loại loãng xương
  • 3. Triệu chứng điển hình của bệnh loãng xương
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Loãng xương và những triệu chứng điển hình

Loãng xương là căn bệnh tiến triển âm thầm và trong giai đoạn đầu chúng không có những triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên triệu chứng loãng xương điển hình biểu hiện ngày càng rõ khi bệnh ở giai đoạn nặng. Vậy cần lưu ý những gì để phát hiện bệnh  loãng xương sớm nhất có thể? Cùng ISOFHCARE theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Quá trình tái tạo của xương diễn ra như thế nào?
  • 2. Phân loại loãng xương
  • 3. Triệu chứng điển hình của bệnh loãng xương

1. Quá trình tái tạo của xương diễn ra như thế nào?

Loãng xương là căn bệnh xương khớp không còn quá xa lại và là bệnh lý gây biến chứng và hậu quả nặng nề đến người bệnh.

Xương liên tục được thay đổi, xương mới được tạo ra được gọi là quá trình tái tạo xương, xương cũ bị hủy đi hay là sự thay thế xương.

Một chu kỳ thay thế xương cần khoảng 2 đến 3 tháng. Khi còn trẻ, cơ thể tạo xương mới nhanh hơn sự hủy xương cũ từ đó khối xương của tăng lên.

Ở tuổi 30, khối xương đạt đến tối đa (peak bone mass in mid - 30s).

Ở tuổi 30, khối xương đạt đến tối đa (peak bone mass in mid - 30s).

Theo nghiên cứu, ở giai đoạn mãn kinh, khi nồng độ estrogen thấp xuống, xương ở phụ nữ bị mất đi một cách đột ngột. Mặc dù có nhiều cơ chế đóng góp vào sự mất xương, nhưng nguyên nhân hàng đầu ở phụ nữ là sự giảm sản xuất estrogen trong thời kỳ mãn kinh. Vì thế phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh loãng xương cao hơn so với nam giới.

Nguy cơ phát triển loãng xương phụ thuộc vào khối xương (bone mass) đạt được vào giữa độ tuổi 25 đến 35 tuổi và cách mất xương nhanh chóng sau đó. Không đủ vitamin D và calcium trong chế độ ăn hằng ngày sẽ dẫn đến khối xương tối đa (peak bone mass) thấp và sự mất xương nhanh lên sau này.

2. Phân loại loãng xương

Theo nguyên nhân, loãng xương được chia làm hai loại là loãng xương nguyên phát và thứ phát:

a. Loãng xương nguyên phát

Là loại loãng xương với căn nguyên là tuổi tác và hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ và không tìm thấy nguyên nhân nào khác. Cơ chế là do quá trình lão hóa của tạo cốt bào gây nên tình trạng mất cân bằng giữa huỷ xương và tạo xương, kết quả là thiểu sản xương.

Loãng xương nguyên phát được chia thành 2 type

  • Loãng xương type 1 (hay loãng xương sau mãn kinh): Thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 50 – 55, đã mãn kinh và tổn thương mất chất khoáng ở xương xốp là chủ yếu. Việc giảm nội tiết tố oestrogen là nguyên nhân chính gây ra tình trạng loãng xương này, ngoài ra còn có sự giảm tiết hormon tuyến cận giáp trạng, tăng thải calci niệu, suy giảm hoạt động của enzym 25-OH-vitamin D1-hydroxylase. 
  • Loãng xương type 2 (hay loãng xương tuổi già): Liên quan tới tuổi và tình trạng mất cân bằng tạo xương, cơ chế chủ yếu là tình trạng giảm hấp thu canxi, giảm chức năng tạo cốt bào dẫn tới cường cận giáp thứ phát. Loại loãng xương này xuất hiện ở cả 2 giới nam và nữ, độ tuổi khoảng trên 70, điển hình là mất chất khoáng toàn thể cả ở xương xốp (xương bó) và xương đặc (xương vỏ). Thường là bệnh nhân hay bị gãy cổ xương đùi.

b. Loãng xương thứ phát

Là loại loãng xương tìm thấy được nguyên nhân liên quan đến một số bệnh mạn tính và sử dụng thuốc.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây loãng xương thứ phát, ví dụ:

  • Bệnh nội tiết: Cường giáp, đái tháo đường, bệnh to đầu chi...
  • Bệnh tiêu hóa: Cắt dạ dày, thiếu dinh dưỡng, bệnh gan mạn tính.
  • Bệnh khớp: Viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống...
  • Bệnh ung thư: Kahler...
  • Bệnh di truyền: bệnh nhiễm sắc tố sắt...
  • Những trường hợp sử dụng corticoid, heparin, dùng lợi tiểu kéo dài…

1900 3367: tổng đài đặt khám IVIE - Bác sĩ ơi nhanh chóng, thuận tiện.

1900 3367

3. Triệu chứng điển hình của bệnh loãng xương

Xương đùi, xương cổ tay, xương cột sống sẽ có tỉ lệ loãng xương nhanh chóng hơn so với các bộ phận khác. Lý giải nguyên nhân về tình trạng loãng xương thường gặp ở người cao tuổi, các chuyên gia cho rằng ở giai đoạn đó, quá trình chuyển hóa xương bắt đầu gặp nhiều tác nhân tiêu cực gây rối loạn và dẫn đến suy yếu.

Những vùng xương chịu áp lực lớn của cơ thể thường sẽ có biểu hiện đau nhức rõ ràng hơn.

Những vùng xương chịu áp lực lớn của cơ thể thường sẽ có biểu hiện đau nhức rõ ràng hơn.

Thông thường triệu chứng loãng xương xuất hiện khi bắt đầu có biến chứng, cụ thể:

- Hình thành những cơn đau nhức xương khớp dữ dội, đặc biệt là đau lưng mức độ cấp tính và mãn tính.

- Cột sống bệnh nhân có thể bị biến dạng với những biểu hiện như: cột sống bị vẹo, gù, các đốt sống có thể bị gãy gây giảm chiều cao.

- Loãng xương gây ảnh hưởng trực tiếp đến lồng ngực và các thân đốt sống, nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp có thể khiến bệnh nhân có triệu chứng đau ngực, khó thở,...

- Một trong những triệu chứng nghiêm trọng của loãng xương đó là tình trạng gãy xương khi gặp các chấn thương nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương. Triệu chứng này thường phổ biến tại đầu dưới của xương quay, cổ xương đùi, đốt sống,...

- Những vùng xương chịu áp lực lớn của cơ thể thường sẽ có biểu hiện đau nhức rõ ràng hơn. Các cơn đau thường dai dẳng, kéo dài, lặp đi lặp lại và không có dấu hiệu thuyên giảm. Đồng thời đau dữ dội hơn khi hoạt động, mang vác các vật nặng.

Hình thành những cơn đau nhức xương khớp dữ dội

Hình thành những cơn đau nhức xương khớp dữ dội.

- Ngoài ra, triệu chứng loãng xương còn biểu hiện kèm các biểu hiện như giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, cao huyết áp, khó khăn trong thực hiện các tư thế như cúi, gập người,...

Trong giai đoạn sớm của sự mất xương, thông thường những triệu chứng loãng xương không biểu hiện cho đến khi gãy xương. Theo kết quả thống kê của một số tổ chức y tế thế giới, tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ châu Á thường ở mức rất cao, thậm chí nhiều trường hợp mật độ xương ở mức thấp hơn so với mức trung bình. Do đó, qua bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi đã cho các bạn thông tin về bệnh để sớm nhận biết các dấu hiệu điển hình và tiến hành thăm khám bác sĩ xương khớp để can thiệp để làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/03/2022 - Cập nhật 07/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng...

Vì sao tỷ lệ người già loãng xương lại chiếm con số đáng...

Tại Việt Nam, tình trạng người mắc bệnh loãng xương hiện nay đã vượt mức báo động. Ước tính có hơn 2,8 triệu người bị loãng xương trong đó phụ nữ chiếm đến 76% ...

22/03/2022

1603 Lượt xem

4 Phút đọc

Thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng

Thuốc điều trị loãng xương thường được sử dụng

Loãng xương được biết đến là căn bệnh chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ và suy giảm cấu trúc xương. Vậy loãng xương uống thuốc gì và điều trị như thế nào?...

22/03/2022

1669 Lượt xem

5 Phút đọc

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Mất bao lâu để bệnh nhân điều trị loãng xương?

Loãng xương được biết đến với cái tên khoa học là Osteoporosis, đây là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương dẫn đến tổn thương độc hắc của xương đưa đến...

21/03/2022

1877 Lượt xem

5 Phút đọc

Những đối tượng dễ rơi vào "cuốn sổ tử thần" của bệnh loãng ...

Những đối tượng dễ rơi vào "cuốn sổ tử thần" của bệnh loãng ...

Loãng xương là bệnh xương chuyển hóa tiến triển làm giảm mật độ xương (khối lượng xương trên một đơn vị thể tích), kèm suy giảm cấu trúc xương. Xương yếu dẫn...

21/03/2022

1153 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG