Nội dung chính
  • 2. Chế độ ăn cho người bị loét dạ dày tá tràng
  • 3. Những thực phẩm không nên sử dụng
Nội dung chính
  • 2. Chế độ ăn cho người bị loét dạ dày tá tràng
  • 3. Những thực phẩm không nên sử dụng
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Chế độ ăn cho người loét dạ dày tá tràng luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi tỷ lệ tái phát của loét và nguy cơ biến chứng tăng cao có liên quan mật thiết tới chế độ ăn uống. Vậy loét dạ dày tá tràng nên ăn? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của ISOFHCARE.
Nội dung chính
  • 2. Chế độ ăn cho người bị loét dạ dày tá tràng
  • 3. Những thực phẩm không nên sử dụng

1. Dấu hiệu nhận biết loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính nhưng tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi trung niên. Bởi đây là thời điểm con người tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, stress căng thẳng, nhiễm H.pylori…

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Stress căng thẳng.

Stress căng thẳng.

Những người bị loét dạ dày tá tràng thường có các biểu hiện như:

- Đau bụng vùng thượng vị. Đau âm ỉ tăng dần, có hoặc không liên quan tới bữa ăn. Đau thường có tính chất chu kỳ và tăng lên khi có các yếu tố thuận lợi như rượu bia, thuốc lá…

- Cảm giác đầy bụng, chướng hơi.

- Ợ hơi, Ợ chua.

- Chán ăn, sụt cân.

- Một số ít trường hợp có dấu hiệu nôn ra máu tươi hoặc máu đỏ bầm. Đây là một biến chứng của loét dạ dày tá tràng nguy hiểm.

Buồn nôn, nôn.

Buồn nôn, nôn.

2. Chế độ ăn cho người bị loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Chế độ ăn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong việc điều trị loét dạ dày tá tràng. Nó có thể là yếu tố thuận lợi làm tiến triển loét nhanh hơn nếu sử dụng các thực phẩm không hợp lý. Vì vậy cẩm nang dinh dưỡng cho người loét dạ dày dưới đây là điều mà bạn không nên bỏ qua.

a. Thực phẩm nên ăn

Với những người loét dạ dày tá tràng nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên chứa nhiều vitamin, khoáng chất để giúp chữa lành các tổn thương sẵn có.

  • Rau xanh

Đối với các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung và viêm loét dạ dày nói riêng thì rau xanh là thực phẩm không thể thiếu. Không chỉ bổ sung vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể mà rau xanh có là chất xơ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Với những người bị loét dạ dày tá tràng thường có cảm giác đầy hơi, khó tiêu thì rau xanh là liều thuốc tốt nhất giúp bạn giải quyết mọi vấn đề. Bạn nên sử dụng các loại rau theo mùa để đảm bảo tươi ngon và không có chất bảo quản.

Một số loại rau tốt cho sức khỏe mà bạn có thể tham khảo như rau cải, súp lơ xanh, rau khoai lang…

  • Trái cây tươi

Bổ sung trái cây tươi hằng ngày mang lại rất lợi ích cho sức khỏe của bạn. Đối với người loét dạ dày tá tràng nên sử dụng các loại trái cây có vị ngọt thanh như chuối, đu đủ, táo, dừa tươi… Theo các nghiên cứu, những loại trái cây này có chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa. Cùng với đó rất nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm có khả năng ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn HP.

Sử dụng trái cây thường xuyên có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm nguy cơ mắc trào ngược dạ dày và bảo vệ niêm mạc khỏi các tổn thương. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin, khoáng chất cao đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể.

Tìm hiểu thêm về các bệnh lý tiêu hóa khác.

Tuy nhiên khi sử dụng trái cây cần lưu ý những vấn đề sau như loại bỏ hạt để tránh tính trạng khó tiêu, táo bón.

Tuy nhiên khi sử dụng trái cây cần lưu ý những vấn đề sau như loại bỏ hạt để tránh tính trạng khó tiêu, táo bón.

Các loại nước dừa hay nước ép trái cây cũng nên dùng điều độ. Không nên sử dụng quá nhiều nếu không sẽ phản tác dụng điều trị.

  • Sữa chua lên men

Sữa chua lên men là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người bị loét dạ dày tá tràng. Bởi trong sữa chua có rất nhiều probiotic, enzyme có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, sữa chua rất dễ ăn, thơm ngon, có khả năng kích thích sự thèm ăn của cơ thể. Đây là phản ứng có lợi vì ở những người loét dạ dày luôn có cảm giác chán ăn.

1900 3367

  • Bánh mì

Bánh mì là nhóm thực phẩm đường bột, ít chất béo và dễ tiêu hóa. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy bánh mì có thể trung hòa bớt dịch vi acid của dạ dày. Điều này rất dễ thấy khi bạn đang xuất hiện những cơn đau thượng vị do loét dạ dày thì việc sử dụng bánh mì có thể làm giảm nhẹ triệu chứng này. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng bánh mì với một số gia vị cay hoặc topping khó tiêu thụ.

  • Canh/ soup

Để làm giảm bớt áp lực tiêu hóa cho dạ dày các bác sĩ luôn khuyên người bệnh ăn thức ăn nhẹ như canh/soup trong thời gian đầu điều trị. Bởi việc sử dụng các loại thức ăn đặc khiến dạ dày phải tăng cường co bóp để tiêu thụ. Điều này sẽ khiến các tổn thương cũ tiến triển nặng hơn. Đồng thời lượng nước trong canh/soup có thể làm trung hòa bớt dịch vị dạ dày và làm giảm nhẹ các triệu chứng của loét dạ dày tá tràng.

  • Trà thảo mộc

Trà thảo mộc là một vị thuốc đông y có tác dụng điều trị làm giảm các triệu chứng của loét dạ dày tá tràng. Đa số các loại thảo mộc đều có tính an toàn cao bởi các nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên. Đặc biệt trà thảo mộc chiết xuất từ hoa giúp điều hòa hệ tiêu hóa, giảm chứng đầy bụng, khó tiêu hiệu quả.

  • Gừng

Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, giải độc. Vì vậy gừng được xem là vị thuốc không thể thiếu khi điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Gừng giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng. Đặc biệt khi kết hợp với mật ong tạo nên thức uống có tác dụng giảm đau thượng vị cực kỳ hiệu quả.

  • Chất béo tốt cho sức khỏe

Những người loét dạ dày tá tràng cần phải hạn chế các chất béo xấu hay chất béo bão hòa. Vì chúng làm tăng áp lực cho dạ dày và gây tình trạng khó tiêu, chướng bụng. Vì vậy người bệnh nên chuyển qua sử dụng các chất béo tốt cho sức khỏe như dầu oliu, các loại dầu ép từ thực vật…

Tìm hiểu thêm về:  Loét dạ dày - bệnh lý đường tiêu hóa gây nguy hiểm cho sức khoẻ

3. Những thực phẩm không nên sử dụng

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh chúng ta có thể biết được những loại thực phẩm không nên sử dụng ở người loét dạ dày tá tràng. Bên cạnh đó, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống để dạ dày hoạt động tốt hơn. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn tham khảo:

- Không nên sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe, đồ uống có ga…

- Hạn chế thực phẩm, gia vị có tính cay, chua…

- Không nên sử dụng các thực phẩm giàu chất béo xấu như mỡ động vật, món ăn chiên xào nhiều lần.

- Thức ăn nên được thái nhỏ, nấu kỹ để giúp dạ dày tiêu hóa dễ hơn.

- Ăn chậm, nhai kỹ.

- Không nên để dạ dày rỗng vì có thể gây tăng co bóp dẫn tới tiết dịch acid nhiều hơn và gây ra những cơn đau thượng vị. Vì vậy có thể sử dụng thêm một số bữa phụ trong ngày nhưng không được ăn đêm.

Trên đây là một số lời khuyên dinh dưỡng dành cho người loét dạ dày mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích nhất trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.  

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 24/02/2022 - Cập nhật 26/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Chế độ ăn cho người loét dạ dày tá tràng luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi tỷ lệ tái phát của loét và nguy cơ biến chứng tăng cao có liên quan...

Icon thời gian
24/02/2022
586 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc
TOP 7+ nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng

TOP 7+ nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là sự ăn mòn đoạn niêm mạc đường tiêu hoá ở dạ dày hoặc tá tràng. Tình trạng này xảy ra do sự mất cân bằng giữa nhóm các yếu tố bảo vệ và...

Icon thời gian
20/02/2022
1080 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc
Phương pháp làm giảm triệu chứng loét dạ dày tá tràng tại...

Phương pháp làm giảm triệu chứng loét dạ dày tá tràng tại...

Lạm dụng thuốc giảm đau là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng phổ biến ở nước ta. Việc sử dụng thuốc tây không đúng cách còn gây ra rất nhiều ...

Icon thời gian
20/02/2022
719 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
8+ triệu chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

8+ triệu chứng thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng không điển hình. Đa phần các triệu chứng mơ hồ, khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Nhưng lại dễ chẩn đoán nhầm với một số...

Icon thời gian
20/02/2022
984 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG