Trong quá trình chăm sóc trẻ, có nhiều trường hợp cha mẹ phát hiện trên lưỡi con có nổi những hạt đỏ, các vết này có thể khiến trẻ đau đớn, bỏ ăn, quấy khóc. Vậy lưỡi trẻ bị nổi hạt đỏ là bị bệnh gì và cách xử lý tình trạng này ra sao, các phụ huynh hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của IVIE- Bác sĩ ơi nhé!
1. Lưỡi trẻ bị nổi hạt đỏ là bị bệnh gì?
Lưỡi nằm ở trong khoang miệng, là nơi giúp chúng ta tiếp nhận, cảm nhận hương vị món ăn, đồng thời góp vai trò quan trọng trong việc nhai nuốt, bú, nói của trẻ. Thông thường, lưỡi của em bé khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt hay đậm, mềm mại, bề mặt lưỡi phủ một lớp trắng mỏng, trong đó là khoảng 5000 gai lưỡi nhỏ, còn được gọi là nhú lưỡi. Ở lưỡi cũng chứa rất nhiều tế bào thần kinh, giúp truyền thông tin đến não bộ một cách nhanh chóng.

Lưỡi trẻ là nơi có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ
Trong trường hợp bất thường, lưỡi trẻ có thể nổi những hạt đỏ, kèm theo các triệu chứng khác. Tình trạng lưỡi trẻ bị nổi hạt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi bệnh lại có những dấu hiệu khác nhau:
- Nhiệt miệng: Đây là một bệnh phổ biến, biểu hiện đặc trưng là những chấm đỏ, vết loét xuất hiện trên môi, lưỡi. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và có thể xuất hiện ở trẻ em, khiến trẻ đau rát, khó chịu, khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện.

Lưỡi bị nhiệt gây đau rát khó chịu
- Dị ứng: Khi trẻ bị dị ứng, có thể xuất hiện những nốt đỏ ở trên da và cả trên lưỡi. Nguyên nhân của dị ứng có thể đến từ thức ăn hay các loại thuốc.
- Viêm họng: Khi trẻ bị viêm họng, trẻ sẽ xuất hiện tình trạng sưng đỏ họng, có thể nổi những mụn đỏ ở lưỡi, một số trường hợp còn sưng hạch cổ kèm bựa trắng, kèm theo mệt mỏi, sốt cao. Nếu tình trạng viêm họng kéo dài quá lâu chuyển sang mạn tính, bệnh nhân còn có thể bị ho khan, ho có đờm, sổ mũi, ngứa họng…
- Nhiễm nấm: Khi răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, trẻ có thể bị nhiễm nấm, gây ra tình trạng lưỡi trẻ bị nổi hạt đỏ, gây ngứa, rát và giảm vị giác….

Lưỡi nhiễm nấm xuất hiện các vệt trắng và nổi hạt đỏ
- Nhiễm ký sinh trùng hoặc vi nấm: Nếu gặp phải tình trạng này, bên cạnh việc lưỡi trẻ bị nổi hạt đỏ, trẻ còn có thể bị khô họng, rát, ngứa họng…
Trên đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị nổi hạt đỏ ở lưỡi. Tuy nhiên, những triệu chứng thường dễ bị nhầm lẫn dẫn đến điều trị không khỏi, không dứt điểm. Vì vậy, khi trẻ gặp tình trạng này, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh, nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị phù hợp, hiệu quả.
2. Lưỡi trẻ nổi hạt đỏ có nguy hiểm không?
Thông thường, lưỡi trẻ nổi hạt đỏ mà không kèm theo dấu hiệu gì khác thì có thể trẻ chỉ bị nhiệt miệng. Nhiệt miệng thường không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của trẻ mà chỉ gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt và có thể tự khỏi sau 4,5 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng các nốt đỏ ở lưỡi xuất hiện lâu hơn, kéo dài không khỏi và có nhiều biểu hiện bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
3. Khi nào cần đi khám bác sĩ
Lưỡi là bộ phận quan trọng, biểu hiện một phần tình trạng sức khỏe của trẻ nhưng lại thường bị cha mẹ bỏ qua, ít để ý đến. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ xem có dấu hiệu bất thường không. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở lưỡi sau đây:
Lưỡi bị thay đổi màu sắc:
- Lưỡi nhợt nhạt: Lưỡi có màu nhợt nhạt có thể là biểu hiện của suy nhược cơ thể, thiếu máu, thiếu sắt.

Lưỡi trẻ bị nhợt nhạt thường do tình trạng thiếu máu, thiếu sắt
- Lưỡi có màu đỏ hoặc vàng, nhớt: Đây là tình trạng lưỡi bị viêm hoặc trẻ bị sốt ban đỏ, suy tim.
- Lưỡi màu đen: thông thường tình trạng lưỡi màu đen không gây nguy hiểm cho trẻ và có thể được cải thiện nếu loại bỏ được các yếu tố tác động. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do vi khuẩn hay do thuốc…
- Lưỡi màu tím: Khi trẻ lưu thông máu kém, lưỡi thường có màu tím, là dấu hiệu trẻ mắc bệnh liên quan đến tim mạch.
Lưỡi bị thay đổi cấu trúc bề mặt:
- Lưỡi không còn mềm mại mà khô, nứt nẻ.
- Lưỡi mất đi lớp màu trắng trên bề mặt.
- Các gai lưỡi (nhú lưỡi) bị mất đi hoặc bị teo.
- Lưỡi xuất hiện lông do keratin bị tích tụ trên lưỡi. Trường hợp này là do điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, sử dụng dung dịch nước súc miệng chứa peroxide.
- Lưỡi xuất hiện các vết viêm, loét.
- Lưỡi có các mảng màu đỏ: do nhiễm nấm hoặc là biểu hiện của bệnh hồng sản.
4. Cách xử lý lưỡi trẻ nổi hạt đỏ nhanh chóng
Trong trường hợp lưỡi trẻ bị nổi hạt đỏ do nhiệt miệng, cha mẹ có thể tìm cách xử lý tại nhà, giúp trẻ giảm sự khó chịu và vết nhiệt nhanh lành hơn.
Cách trị nhiệt miệng là lưỡi nổi đốm đỏ ở trẻ
Khi trẻ bị nhiệt miệng nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các cách dân gian đơn giản dưới đây:
- Cha mẹ nên cho trẻ ăn từ từ từng chút một, tránh ép trẻ ăn quá nhiều một lúc mà nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Cho trẻ ăn đồ nguội, hạn chế gia vị, đặc biệt là các loại gia vị mặn, cay, chua.
- Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung thêm các loại rau củ, trái cây mát và chứa hàm lượng vitamin A,C cao như: cà chua, bưởi, cam, cà rốt…

Các loại thực phẩm giàu vitamin A giúp trẻ bổ sung dinh dưỡng
- Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ để tránh mệt mỏi.
- Bổ sung thêm cho trẻ các loại vitamin.
- Bố mẹ giúp trẻ vệ sinh răng miệng thật tốt, chải răng nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương lên vết nhiệt, đồng thời pha muối với nước ấm cho trẻ súc miệng sau mỗi bữa ăn để sát trùng miệng, họng.
Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dân gian đơn giản giúp chữa nhiệt miệng như: bôi mật ong, uống nước ép cà chua, uống nước sắn dây…
- Đối với mật ong, cha mẹ có thể dùng bông tăm bôi trực tiếp vào vết loét, trong mật ong có thành phần ức chế, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại cho miệng nên sẽ giúp vết nhiệt nhanh lành hơn. Mật ong có thể giúp nhiệt miệng lành nhanh hơn
- Nước ép cà chua chứa nhiều vitamin A, uống 1-2 ly nước ép cà chua mỗi ngày giúp trẻ giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng.
- Uống nước sắn dây: Sắn dây luôn được biết đến là loại thực phẩm có tính mát, giúp giải nhiệt trong những ngày hè oi nóng. Khi trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ có thể pha sắn dây cho trẻ 1-2 ly mỗi ngày, có tác dụng vừa dịu vết loét, giảm sự khó chịu cho trẻ, vừa nhanh lành vết loét.
- Uống nước củ cải: Củ cải cũng là loại thực phẩm tốt chứa nhiều vitamin A,C, đồng thời có tính mát. Đối với củ cải, cha mẹ có thể ép lấy nước và pha loãng, cho trẻ uống hoặc súc miệng 2-3 lần mỗi ngày.
Áp dụng các cách trên, tình trạng nốt nhiệt của trẻ có thể được cải thiện đáng kể và sẽ khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài không cải thiện hoặc gây ra quá nhiều bất tiện trong cuộc sống của trẻ, kèm theo các triệu chứng bất thường khác, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để cho trẻ được điều trị hoặc phát hiện các bệnh lý khác, tránh trường hợp trẻ bỏ ăn, sút cân, quấy khóc. Các cha mẹ nên đưa trẻ đi khám lưỡi tại các cơ sở y tế uy tín hoặc có thể đặt lịch khám trên ứng dụng. Hiểu được tâm lý của các bậc phụ huynh có con nhỏ không muốn chờ đợi, xếp hàng, IVIE- Bác sĩ ơi đã cho ra tính năng đặt lịch khám qua ứng dụng, giúp các bạn có thể đặt bệnh viện, giờ khám tại các bệnh viện uy tín như Việt Đức, Thu Cúc, Bệnh viện E…..
Trên đây là thông tin về tình trạng lưỡi trẻ bị nổi hạt đỏ và cách xử lý tại nhà cho các bậc phụ huynh tham khảo. IVIE- Bác sĩ ơi luôn mong muốn đem đến những dịch vụ với chất lượng tốt nhất, những thông tin hữu ích nhất giúp nâng cao sức khỏe toàn dân.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.