Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước có sao không?
  • 2. Các triệu chứng chính xác của bệnh tay chân miệng ở trẻ
  • 3. Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước
Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước có sao không?
  • 2. Các triệu chứng chính xác của bệnh tay chân miệng ở trẻ
  • 3. Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Lý giải trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước có sao không?

Tay chân miệng là một bệnh lý có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em 5 tuổi. Căn bệnh này có nguy cơ biến chứng cao ở trẻ 3 tuổi. Bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau. Vậy trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước thì có nguy hiểm không? Làm sao để điều trị cho bé? Tham khảo bài viết dưới đây của IVIE - Bác sĩ ơi để biết thêm thông tin.
Nội dung chính
  • 1. Trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước có sao không?
  • 2. Các triệu chứng chính xác của bệnh tay chân miệng ở trẻ
  • 3. Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước

1. Trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước có sao không?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em, đây là bệnh nhiễm trùng, thường do virus Coxsackievirus gây ra. Đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của các nốt mụn nước trên tay, chân, miệng và đôi khi ở cả mông.

Mụn nước là biểu hiện đặc trưng của bệnh tay chân miệng

Mụn nước là biểu hiện đặc trưng của bệnh tay chân miệng

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước. Dưới đây là những lý do cụ thể để giải thích cho hiện tượng này:

Giai đoạn đầu của bệnh

Ở giai đoạn đầu của bệnh tay chân miệng, trẻ thường chỉ xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu như: Sốt, mệt mỏi, đau họng và chán căn. Ở giai đoạn này, trẻ chưa xuất hiện các nốt mụn nước đặc trưng, có thể vài ngày sau thì các nốt mụn này mới phát triển và nổi trên da bé. 

  • Biểu hiện bệnh nhẹ

Một số trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng ở dạng nhẹ, với các triệu chứng phát ban hoặc nổi mụn nước không rõ ràng hoặc rất ít. Hệ miễn dịch của trẻ có thể phản ứng nhanh chóng, kiểm soát virus trước khi các triệu chứng của bệnh phát triển đầy đủ.

  • Biểu hiện không điển hình

Không phải trẻ nhỏ nào bị tay chân miệng cũng đều có các biểu hiện điển hình của bệnh. Một số bé chỉ biểu hiện các triệu chứng như: Sốt, đau họng, và loét miệng mà không có mụn nước ở tay và chân. Trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán nếu chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài.

  • Khả năng miễn dịch của trẻ tốt

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước có thể là do khả năng miễn dịch của trẻ tốt, có thể đối phó với virus hiệu quả hơn. Hệ miễn dịch của trẻ tốt có thể ngăn chặn sự lây lan của virus và hạn chế gây ra các triệu chứng nặng.

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước có thể do khả năng miễn dịch của bé tốt

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước có thể do khả năng miễn dịch của bé tốt

  • Trẻ không phải bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm họng, cảm cúm hoặc nhiễm trùng khác do có triệu chứng tương tự. Ba mẹ nên cho đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín, để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn. Đồng thời, các bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm hỗ trợ để xác định chính xác tình trạng của trẻ, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

2. Các triệu chứng chính xác của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, trẻ thường sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, sốt và phát ban. Tùy thuộc vào loại virus gây bệnh mà các nốt mụn nước trên da bé sẽ có những triệu chứng khác nhau: 

  • Mụn nước hình bầu dục, nhỏ, màu trắng, xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng. Trẻ sẽ cảm thấy đau miệng và cổ họng, gây khó khăn trong việc ăn uống.
  • Nốt ban màu đỏ, vảy nâu, thường xuất hiện ở mặt ngoài của cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân, quanh miệng, mông trên và hiếm khi trong miệng. Trong trường hợp này, trẻ vẫn có thể ăn uống bình thường.

Khi bị tay chân miệng, trẻ thường nổi mụn, ho, sốt, đau họng và mệt mỏi

Khi bị tay chân miệng, trẻ thường nổi mụn, ho, sốt, đau họng và mệt mỏi

Khi tới giai đoạn khởi phát của bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ có thêm các triệu chứng như sau: Viêm loét miệng, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy, chảy nước bọt nhiều ở miệng, bé hay quấy khóc. Các nốt mụn bắt đầu lây lan sang nhiều khu vực khác trên cơ thể của trẻ nhỏ. 

“ Nếu trẻ có các triệu chứng nghi ngờ bị bệnh tay chân miệng nhưng không có mụn nước, vẫn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng khác và quyết định các bước tiếp theo cần thiết.”

Nếu phụ huynh chưa có thời gian đưa bé đi khám khi trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước, thì có thể đặt lịch khám Nhi online qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi. Đây là ứng dụng y tế được tích hợp nhiều tính năng hữu ích, có các ưu điểm nổi bật như sau: 

  • Khám bệnh cho bé tại nhà, không tốn nhiều thời gian chờ đợi tại bệnh viện. Phụ huynh sẽ được tư vấn trực tuyến bởi các bác sĩ có chuyên môn lâu năm. 
  • Đội ngũ bác sĩ khám Nhi online đều có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn giỏi, nổi bật là các bác sĩ: Thạc sĩ. BSNT Nguyễn Sỹ Đức với hơn 10 năm kinh nghiệm; Thạc sĩ. BSNT Đỗ Anh Tuấn có 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý Nhi khoa; Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Duyên với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc, đang công tác tại Bệnh viện Nhi trung ương. 

Khám Nhi online tại ứng dụng y tế IVIE - Bác sĩ ơi

Khám Nhi online tại ứng dụng y tế IVIE - Bác sĩ ơi

Đặt lịch tư vấn trực tuyến trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước với bác sĩ nhi uy tín

 

3. Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước

Mặc dù bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị, việc chăm sóc và hỗ trợ đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh và ngăn chặn sự lây lan. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước.

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đủ chất. Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu để tránh đau khi nuốt và chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước để cân bằng điện giải và bù nước mất do sốt hoặc nôn.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Giữ vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
  • Tách riêng đồ dùng cá nhân của trẻ, vệ sinh và sát khuẩn cẩn thận, phơi dưới ánh mặt trời.
  • Hạn chế tiếp xúc của trẻ với người khác và sát khuẩn sau khi tiếp xúc.
  • Bố mẹ cần rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi chăm sóc trẻ.
  • Theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của trẻ và báo ngay cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường hoặc bệnh trở nặng.

Mụn nước là biểu hiện đặc trưng của bệnh tay chân miệng. Nếu trẻ bị tay chân miệng nhưng không nổi mụn nước, phụ huynh vẫn nên cho bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác hơn. Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng khác và có thể thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 15/07/2024 - Cập nhật 15/07/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
112 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
281 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
177 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
443 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG