Nội dung chính
  • 1. Da bé bị nổi sần như da gà là bị gì?
  • 2. Mẹ nên làm gì khi da trẻ bị nổi sần như da gà
  • 3. Khi nào nên đưa trẻ đi khám
Nội dung chính
  • 1. Da bé bị nổi sần như da gà là bị gì?
  • 2. Mẹ nên làm gì khi da trẻ bị nổi sần như da gà
  • 3. Khi nào nên đưa trẻ đi khám
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mẹ nên làm gì khi da trẻ bị nổi sần như da gà?

Khi thấy da trẻ bị nổi sần như da gà tuy phổ biến và thường không nghiêm trọng, nhưng việc hiểu rõ và biết cách chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ tránh được sự khó chịu và những biến chứng không mong muốn. Vậy mẹ nên làm gì khi da em bé bị khô sần như da gà? Dưới đây là những thông tin cần thiết và hướng dẫn cụ thể từ Khám sản phụ khoa Hà Nội để mẹ có thể yên tâm chăm sóc làn da của bé.
Nội dung chính
  • 1. Da bé bị nổi sần như da gà là bị gì?
  • 2. Mẹ nên làm gì khi da trẻ bị nổi sần như da gà
  • 3. Khi nào nên đưa trẻ đi khám

1. Da bé bị nổi sần như da gà là bị gì?

Da trẻ bị nổi sần như da gà hay còn được gọi là sởn da gà hoặc nổi da ốc, là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này ở trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Da bé bị nổi sần như da gà là dấu hiệu của mụn

Da em bé bị khô sần, nổi các hạt li ti như da gà có thể là dấu hiệu của nhiều loại mụn khác nhau. Dưới đây là một số loại mụn phổ biến ở trẻ em và đặc điểm của chúng:

Mụn sữa

  • Thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh.
  • Là những nốt nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, thường xuất hiện trên mặt, đặc biệt là vùng mũi, cằm và má.

Da bé bị nổi sần như da gà là dấu hiệu của mụn sữa

Da bé bị nổi sần như da gà là dấu hiệu của mụn sữa

Mụn trứng cá

  • Thường xuất hiện ở trẻ vị thành niên, nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ.
  • Gồm các nốt mụn đỏ, mụn mủ và đôi khi cả mụn đầu đen hoặc đầu trắng.
  • Thường xuất hiện ở mặt, ngực và lưng.

Mụn nhọt 

  • Là những nốt sưng đỏ, đau do nhiễm khuẩn ở nang lông.
  • Có thể phát triển thành mụn mủ lớn.
  • Thường xuất hiện ở vùng nách, mông và mặt.

Mụn cóc 

  • Là những nốt sần nhỏ, thường có bề mặt gồ ghề và do virus HPV gây ra.
  • Thường xuất hiện ở tay, chân và đôi khi ở mặt.

Viêm nang lông

Đây là một trong những bệnh lý liên quan đến tình trạng ngứa và nổi da gà. Bệnh này thường xuất hiện do các lỗ chân lông bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn, nấm, đặc biệt là liên cầu khuẩn.

Khi viêm nang lông xảy ra, vùng da bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện các mụn đầu trắng, mụn đầu đỏ sần sùi, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau rát và sưng đỏ.

Nổi mề đay mẩn ngứa

Nếu trẻ bị ngứa và da trẻ bị nổi sần như da gà có thể đó là dấu hiệu của bệnh nổi mề đay. Khi mắc bệnh này, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy dữ dội và da sẽ xuất hiện các mẩn đỏ. Trong các trường hợp nặng hơn, ngoài các tổn thương da, trẻ còn có thể gặp các triệu chứng như sưng môi, sưng mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ hoặc nhiễm trùng da.

Nếu trẻ bị ngứa và sần như da gà có thể đó là dấu hiệu của bệnh nổi mề đay

Nếu trẻ bị ngứa và sần như da gà có thể đó là dấu hiệu của bệnh nổi mề đay

Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân khiến da trẻ bị nổi sần như da gà. Sự thay đổi thời tiết đột ngột có thể khiến cơ thể không kịp thích nghi, dẫn đến dị ứng và tổn thương da. Trong những trường hợp nghiêm trọng, dị ứng thời tiết có thể làm da bị phồng rộp, đau rát, sưng tấy và thậm chí xuất huyết.

Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông cũng là một bệnh lý có thể khiến da bị nổi sần như da gà và ngứa. Bệnh này thường xảy ra khi lớp tế bào sừng của da sản sinh quá mức và không được làm sạch đúng cách. Theo thời gian, các lớp sừng này sẽ trở nên dày đặc, gây bít tắc lỗ chân lông và khiến da bé bị sần sùi. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến viêm nhiễm, ngứa ngáy và khó chịu, thậm chí gây viêm da và các vấn đề da liễu khác.

Chàm sữa

Chàm sữa còn được gọi là bệnh chàm ở trẻ sơ sinh hoặc lác sữa là một tình trạng viêm da mạn tính, không lây lan, thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân gây ra chàm sữa liên quan đến hai yếu tố chính: chất gây dị ứng và cơ địa dị ứng.

Chàm sữa thường xuất hiện ở mặt, hai má, tay chân và đôi khi lan ra toàn thân. Ở giai đoạn đầu, da bé sẽ nổi các hạt sần sùi màu đỏ, gây ngứa. Sau đó, những nốt sần này có thể chuyển thành mụn nước, vỡ ra, đóng vảy, bong tróc và nứt da. Tình trạng này khiến bé cảm thấy bứt rứt, khó chịu, có thể dẫn đến quấy khóc, bú kém và ngủ không yên giấc.

Trẻ bị chàm sữa

Trẻ bị chàm sữa

Rôm sảy

Rôm sảy ở trẻ xảy ra khi các tuyến mồ hôi bị bít tắc, dẫn đến ứ đọng mồ hôi và khiến các ống bài tiết dễ bị bít kín. Tình trạng này làm cho da bé bị nổi các hạt sần sùi ngứa, có kích thước nhỏ và màu hồng. Đồng thời, da cũng có thể bị trầy xước hoặc loét do trẻ gãi nhiều, dẫn đến viêm nhiễm.

Rôm sảy thường phát sinh vào mùa hè khi thời tiết nóng ẩm làm cho mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường. Vị trí phát triển rôm sảy thường gặp ở những nơi tiết mồ hôi nhiều như trán, cổ, ngực, vai, lưng, kẽ nách và nếp bẹn.

Bệnh ghẻ

Ghẻ là một bệnh do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis gây ra. Vị trí da bị tổn thương thường là ở những vùng như giữa các ngón tay, cổ tay, eo, và các bộ phận sinh dục. Chẩn đoán bệnh dựa trên thăm khám lâm sàng và việc soi ký sinh trùng.

Biểu hiện của ghẻ là da trẻ bị nổi sần như da gà và ngứa nhiều. Các đường luống ghẻ mảnh, ngoằn ngoèo, có màu trắng đục hoặc trắng xám, bong vảy. Những đường luống này có thể dài từ vài mm đến vài cm, có thể đi kèm với mụn nước ở đầu luống, vết xước da, vảy tiết, và mụn mủ.

Biểu hiện của ghẻ là da trẻ bị nổi sần như da gà

Biểu hiện của ghẻ là da trẻ bị nổi sần như da gà

Trẻ bị bệnh ghẻ cần được phát hiện và điều trị ngay bằng thuốc bôi kết hợp với các biện pháp phòng ngừa lây lan bệnh. Điều này bao gồm cách ly trẻ, không ngủ chung, giặt luộc, là và phơi nắng quần áo, đồ dùng, chăn màn.

Mẹ tham khảo: Da trẻ sơ sinh bị khô và sần sùi: Nguyên nhân và cách xử lý 

2. Mẹ nên làm gì khi da trẻ bị nổi sần như da gà

Vệ sinh da cho trẻ đúng cách

Bệnh lý da em bé bị khô sần chủ yếu là do da bé bị tác động bởi các loại nấm khuẩn và kích ứng, do đó việc tắm cho bé cần được thực hiện thật sạch sẽ và kỹ càng. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên tránh sử dụng sữa tắm và phấn rôm, thay vào đó nên tắm bé bằng nước ấm thông thường hoặc các loại lá cây thảo mộc nhẹ nhàng, không gây kích ứng da bé.

Ngoài ra, các vật dụng như chăn, ga, gối và nệm của bé cần được giặt sạch và phơi nắng thường xuyên. Khi giặt quần áo của trẻ, mẹ nên phân loại đồ đúng cách. Nên chọn những chất liệu vải thoáng mát, mềm mại và hút ẩm tốt như vải cotton thiên nhiên để giúp da bé luôn khô ráo và thông thoáng.

Vệ sinh da cho trẻ đúng cách

Vệ sinh da cho trẻ đúng cách

Không tự ý sử dụng các loại kem, thuốc uống

Hầu hết các trường hợp khi bé bị nổi hạt sần sùi là các trường hợp lành tính. Khi mẹ thấy da bé khô nứt và nổi sần như da gà, không nên tự ý mua các loại thuốc bôi mà chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

Lắng nghe tư vấn từ bác sĩ

Hiện nay có nhiều phương pháp để giúp bé chấm dứt tình trạng da trẻ bị nổi sần như da gà. Tuy nhiên, mẹ nên dẫn bé đi thăm khám và lắng nghe tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia uy tín và có chất lượng để đảm bảo hiệu quả trong quá trình chữa trị.

Ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp tính năng tư vấn trực tuyến với các bác sĩ chuyên khoa Nhi, giúp phụ huynh dễ dàng kết nối và khám nhi online với các chuyên gia, bác sĩ có từ 10-30 năm kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn. Bằng vài thao tác đơn giản, bạn có thể tư vấn trực tiếp 24/24 với các bác sĩ, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho bé yêu mọi lúc, mọi nơi. Thông tin về bác sĩ, lịch khám và chi phí được cập nhật rõ ràng trên ứng dụng.

Một số bác sĩ nhi online, trực tuyến có trình độ hàng đầu như:

  • ThS.BS nội trú Nguyễn Sỹ Đức, với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là bác sĩ tại Bệnh viện Nhi TW và là Giảng viên trường Đại Học Y Hà Nội.
  • ThS.BS Đỗ Anh Tuấn, hiện đang công tác tại Bệnh viện Nhi TW, có gần 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý nhi khoa.
  • ThS.BS Nguyễn Duyên công tác tại Bệnh viện Nhi trung ương, với gần 15 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý nhi khoa.

Mẹ xem thêm: 10+ phòng khám trẻ em khám ngay không cần lấy số tại Hà Nội

Đặt lịch tư vấn trực tuyến da trẻ bị nổi sần như da gà với bác sĩ nhi uy tín

 

3. Khi nào nên đưa trẻ đi khám

Triệu chứng da trẻ bị nổi sần như da gà và ngứa có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng thường gặp nhiều hơn ở trẻ em. Mẹ nên đưa bé đi khám ngay nếu bé có những dấu hiệu sau:

  • Các đốm sần có màu hồng, trắng, đỏ hoặc nâu, không gây đau và có thể gây ngứa (đặc biệt khi da bị khô, tình trạng sần và ngứa sẽ trở nên rõ rệt hơn).
  • Các đốm sần nổi trên bề mặt da giống như lớp da gà sau khi bị vặt lông. Da trở nên sần sùi, thô ráp và khi sờ vào, có cảm giác như đang sờ vào giấy nhám.
  • Khi thời tiết chuyển mùa với độ ẩm thấp, gây khô da, triệu chứng da bị nổi sần như da gà và ngứa có thể trở nên nặng hơn.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

Trên đây là giải đáp thắc mắc nên làm gì khi da trẻ bị nổi sần như da gàIVIE - Bác sĩ ơi gửi đến bạn. Nếu muốn đặt lịch khám, hoặc tư vấn bệnh nhi khoa, hãy liên hệ qua số hotline: 1900 3367 để được hỗ trợ nhanh chóng.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/06/2024 - Cập nhật 25/06/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là bị làm sao? Cách xử lý

Trẻ đau bụng quanh rốn sau khi ăn là tình trạng phổ biến, có thể là phản ứng sinh lý bình thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Nếu không được phát...

Icon thời gian
12/08/2024
63 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Tất tần tật về hội chứng đau bụng colic ở trẻ sơ sinh

Đau bụng colic ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Hội chứng colic làm cho trẻ quấy khóc thường xuyên và có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ. Giai...

Icon thời gian
12/08/2024
95 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là bị bệnh gì? Cách xử lý

Móng tay có đốm trắng ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, nó không còn quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Tuy những đốm trắng này không đáng lo ngại nhưng...

Icon thời gian
31/07/2024
103 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Móng tay trẻ bị sần sùi có sao không? Cách xử lý

Bạn có biết móng tay trẻ em bị sần sùi có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe? Đừng để vấn đề nhỏ này ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con bạn! Khám phá...

Icon thời gian
31/07/2024
158 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG