Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm và đối tượng của tâm thần học
  • 2. Phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh 
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm và đối tượng của tâm thần học
  • 2. Phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh 
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Mọi người có đang lầm tưởng giữa bệnh tâm thần với bệnh thần kinh?

Tâm thần học là một bộ môn riêng biệt trong y học có nhiệm vụ nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng. Bệnh nguyên và bệnh sinh các bệnh tâm thần đề phòng và chữa các bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm và đối tượng của tâm thần học
  • 2. Phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh 

1. Đặc điểm và đối tượng của tâm thần học

Trên thế giới, tâm thần học là một ngành lớn trong y học, chiếm 53% số giường bệnh trong tổng số giường bệnh của nhiều nước ( thống kê của tổ chức y tế thế giới ). Ở nước ta, môn tâm thần học ra đời từ năm 1957 sát nhập với môn thần kinh học trong một bộ môn ghép gọi là bộ môn Tinh thần kinh. Từ năm 1969, bộ môn Tâm thần được tách ra thành một bộ môn độc lập. Tâm thần học thường được chia ra làm hai phần lớn:

  • Phần tâm thần học cơ sở (hay đại cương) nghiên cứu những quy luật biểu hiện và phát triển các triệu chứng tâm thần, bản chất các quá trình tâm thần bệnh lý, những vấn đề chung về bệnh nguyên và bệnh sinh những nguyên tắc phân loại bệnh, những phương pháp khám xét và theo dõi bệnh... 
  • Phân bệnh học tâm thần (hay tâm thần học chuyên biệt), nghiên cứu riêng từng loại bệnh tâm thần khác nhau. Trong quá trình phát triển, tâm thần học đã chia ra nhiều phân môn: tâm thần học người lớn, tâm thần học trẻ em, tâm thần học người già, tâm thần học quân sự, giám định pháp y tâm thần, dịch tễ học tâm thần, vệ sinh tâm thần, tâm thần học xã hội (hay nhân chủng), tâm thần dược lý, sinh hóa tâm thần... 

Bệnh tâm thần do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể.) nhưng cuối cùng đều làm rối loạn hoạt động của não, làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại.

Đối tượng của nghiên cứu bệnh tâm thần:

  • Bản chất của hoạt động tâm thần là một hoạt động phản ứng thực tại khách quan vào trong chủ quan mỗi người, thông qua bộ não tức là tổ chức cao nhất trong quá trình tiến hóa vật chất.
  • Bệnh tâm thần do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể.) nhưng cuối cùng đều làm rối loạn hoạt động của não, làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình phản ánh thực tại (cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức..) bị sai lệch, cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh nữa.
  • Có những bệnh tâm thần nặng (các bệnh loạn thần), quá trình phản ánh thực tại sai lệch trầm trọng, hành vi, tác phong bị rối loạn nhiều. Nhưng cũng có nhiều bệnh tâm thần nhẹ (các bệnh tâm căn, nhân cách bệnh), quá trình phản ánh thực tại cũng như hành vi, tác phong các loan ít, vẫn còn có thể sinh hoạt, lao động, học tập được, tuy có giảm sút. Vì vậy danh từ “điên” thường được dùng để chỉ số ít những người bị bệnh tâm thần rất nặng, ở giai đoạn cuối cùng, có ngôn ngữ và tác phong kỳ dị, lố lăng, phi xã hội, hiện nay không còn thích hợp để chỉ đa số bệnh nhân tâm thần nữa, nhất là những bệnh nhân nhẹ. Ngoài ra danh từ “điên” còn bạo hàm ý nghĩa khinh miệt người bệnh, cho nên từ lâu nó đã bị loại trừ ra khỏi ngôn ngữ tâm thần học nước ta.

Cũng ở nước ta, do hơn mười năm sát nhập môn tâm thần với môn thần kinh, do kiến thức về tâm thần học chưa được phổ biến rộng rãi, cho nên hiện nay vẫn còn nhiều người gọi lẫn lộn bệnh nhân tâm thần là bệnh nhân thần kinh, vì vậy, ở đây, cần phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh.

2. Phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh 

- Chỗ khác nhau: Chức năng tâm thần, chức năng phản ánh thực tại hết sức tinh vi là sự tổng hợp nhiều chức năng khác nhau của hệ thần kinh. Hệ thần kinh có nhiều chức năng chuyên biệt, trong đó có hai loại chức năng cơ bản là chức năng tiếp thu (cảm giác, giác quan) và chức năng thực hiện (vận động, trường lực...)

Bệnh thần kinh cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (nhiễm khuẩn, khối u, tai biến mạch máu, chấn thương...) làm tổn thương mô thần kinh, gây rối loạn chủ yếu trong chức năng tiếp thu và thực hiện của con người (tê, liệt, điếc, mù...).

Trong bệnh thần kinh ít nhiều đều có những tổn thương về mặt hình thái của hệ thần kinh, có thể tìm thấy được. Còn trong các bệnh tâm thần thuần túy (hay nội sinh) chưa phát hiện được những tổn thương rõ rệt và đặc hiệu về mặt hình thái của hệ thần kinh, mà chỉ phát hiện những biến đổi tinh vi: về mặt sinh hóa, miễn dịch, di truyền...

Có thể phân biệt một cách đơn giản, thô sơ và cụ thể như sau:

  • Đa số bệnh nhân tâm thần có thể ăn khỏe, chơi khỏe, đi đứng bình thường nhưng có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong kỳ dị, khó hiểu.
  • Đa số bệnh nhân thần kinh không có ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong kỳ dị, khó hiểu, nhưng lại hoặc bị tê liệt tay chân, đi đứng khó khăn, hoặc bị rối loạn giác quan nhìn, ngửi; nếm, nghe... 

- Chỗ liên quan với nhau:

Những bệnh nhân thần kinh có tổn thương xâm phạm đến mô não – nhất là vỏ não –ít nhiều đều có rối loạn tâm thần kèm theo: rối loạn trí nhớ, rối loạn cảm xúc (buồn rầu, lo lắng...), rối loạn ý thức (ý thức u ám, lú lẫn...).

Những bệnh nhân tâm thần gọi là nội sinh, không có tổn thương thực thể ở não, cũng có thể có những rối loạn thần kinh nhẹ kèm theo. Thí dụ ở bệnh nhân tâm thần phân liệt có những biến đổi về trương lực cơ, về phản xạ đồng tử, về phản xạ da,... Ở bệnh nhân tâm thần nhẹ như bệnh âm căn cũng thường thấy nhiều rối loạn thần kinh thực vật.

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào muốn được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19003367.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/03/2022 - Cập nhật 27/03/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tư duy trong tâm lý học biểu hiện qua các khía cạnh

Tư duy trong tâm lý học biểu hiện qua các khía cạnh

Tư duy là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, đây là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức. Đặc điểm tư duy là phản ánh thực tại khách quan một...

28/03/2022

6622 Lượt xem

5 Phút đọc

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Trí nhớ là một phần của con người, giúp con người ghi nhận, bảo tồn, và nhớ lại các hoạt động, công việc, kiến thức cần chú ý. Trí nhớ có chức phận và đặc tính ...

28/03/2022

1645 Lượt xem

5 Phút đọc

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Các loại ảo giác thật thường bệnh nhân thấy xuất hiện bên ngoài nhiều hơn là trong chủ quan mình. Ảo giác có thể có đủ các loại như ảo giác thật nhưng với các...

28/03/2022

6569 Lượt xem

6 Phút đọc

Rối loạn cảm giác và tri giác trong bệnh tâm thần

Rối loạn cảm giác và tri giác trong bệnh tâm thần

Tri giác là quá trình tâm lý có khả năng tổng hợp lại các đặc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng, để nhận thức được một cách toàn bộ, thống nhất, các sự...

28/03/2022

1683 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG